Sang kien kinh nghiem
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Lệ Hằng |
Ngày 09/10/2018 |
50
Chia sẻ tài liệu: sang kien kinh nghiem thuộc Cùng học Tin học 4
Nội dung tài liệu:
NHỮNG BIỆN PHÁP
GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
VIẾT CHỮ ĐẸP, ĐÚNG CHÍNH TẢ CHO HỌC SINH LỚP 2.
A. MỞ ĐẦU:
I.ĐẶT VẤN ĐỀ:
Đi học là một bước ngoặc lớn trong đời trẻ. Năm đầu tiên cắp sách đến trường, trẻ vô cùng bỡ ngỡ với việc chuyển hoạt động chủ đạo từ vui chơi sang học tập. Người ta thường nói: Một trong những hạnh phúc lớn nhất của trẻ là được đến trường, được học đọc, học viết. Bởi vậy vấn đề rèn luyện chữ viết cho học sinh Tiểu học là vô cùng quan trọng và cấp thiết bởi chữ viết của học sinh, đặc biệt là của học sinh đầu cấp Tiểu học đặt nền móng cơ bản cho toàn bộ quá trình học tập, rèn luyện cho học sinh những phẩm chất đạo đức tốt như: tinh thần kỷ luật, tính cẩn thận và óc thẩm mĩ. Cố vấn Phạm Văn Đồng đã nói: “Chữ viết cũng là một biểu hiện của nết người. Dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, lòng tự trọng đối với mình cũng như với thầy và bạn đọc bài vở của mình...”. Chất lượng giáo dục ngày càng một nâng cao và toàn diện, đòi hỏi chữ viết ở Tiểu học phải xem như chuẩn mực trong chất lượng giáo dục nói chung.
Thực tế hiện nay, học sinh viết chữ xấu, sai lỗi chính tả chiếm một tỉ lệ không nhỏ ở bậc Tiểu học. Điều này sẽ dẫn đến chữ viết của học sinh ngày càng lệch chuẩn. Đây là vấn đề các nhà giáo dục có tâm huyết với nghề rất quan tâm.
Một lý do quan trọng nữa tôi chọn đề tài này vì học sinh tôi đang trực tiếp giảng dạy viết chữ chưa đúng chuẩn, sai lỗi chính tả, trình bày bài bẩn, chưa khoa học.
Làm thế nào để giúp học sinh Tiểu học viết đúng chính tả là trăn trở, suy nghĩ của người giáo viên. Vì vậy, vai trò của người thầy cô giáo trong việc giáo dục, rèn luyện cho các em càng thêm quan trọng. Với mong muốn các em trở thành những con người phát triển toàn diện, có ích cho đất nước. Đó cũng chính là lý do tôi chọn và viết sáng kiến với đề tài : “Những biện pháp góp phần nâng cao chất lượng viết chữ đẹp, đúng chính tả cho học sinh lớp 2”.
II. MỤC ĐÍCH:
Qua quá trình nghiên cứu và thực tiễn dạy học, bản thân tôi nhằm tìm ra những biện pháp tích cực để giúp học sinh Tiểu học nói chung và học sinh lớp 2 viết đúng chuẩn.
III. NHIỆM VỤ, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
1. Nhiệm vụ:
Đối chiếu giữa lý thuyết và thực tiễn, hệ thống hoá những vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài, những yêu cầu của việc dạy tập viết Chính tả với thực tế dạy học ở lớp.
Phân tích nguyên nhân của việc viết lệch chuẩn.
Bước đầu đưa ra một số biện pháp khắc phục cụ thể.
2. Đối tượng:
Học sinh lớp 2C tôi trực tiếp giảng dạy và khối lớp 2 học Nguyễn Văn Cừ để làm đối tượng nghiên cứu .
IV.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
1. Phương pháp nghiên cứu lý luận:
Đọc và nghiên cứu tài liệu, sách báo có liên quan đến vấn đề rèn chữ viết cho học sinh.
2. Phương pháp điều tra, khảo sát, thâm nhập số liệu.
3. Phương pháp thống kê.
B. NỘI DUNG ĐỀ TÀI.
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Rèn chữ viết đúng, đẹp cho học sinh Tiểu học hiện nay là một vấn đề không chỉ giáo viên quan tâm mà đòi hỏi cả sự chăm lo của toàn xã hội. Bởi lẽ, chữ viết đóng vai trò quan trọng trong hoạt động giao tiếp của con người. Viết đúng chuẩn mới truyền đạt chính xác điều mình định bộc lộ, lúc đó người đọc mới hiểu được ý đồ của người viết. Viết đúng, đẹp chứng tỏ là người có học thức, có văn hoá trong việc giao tiếp, học tập mới có hiệu quả. Đồng thời, còn rèn cho học sinh tính chịu khó, cẩn thận, viết đúng để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, để làm tiền đề cho việc học tập và rèn luyện sau này.
II.CƠ SỞ THỰC TIỄN:
Ngôn ngữ Bình Định có một số vùng nói, viết theo ngôn ngữ địa phương, các em học sinh thường phát âm và viết sai cũng như nhầm lẫn những chữ có âm đầu: x / s, d / gi; những tiếng có thanh hỏi / thanh ngã. Học sinh còn nhầm lẫn giữa vần: an / ang; ôi / âu;
những chữ có âm cuối là “t” hay “c”. Các em thường viết thiếu nét, chiều cao, khoảng cách không đúng quy
GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
VIẾT CHỮ ĐẸP, ĐÚNG CHÍNH TẢ CHO HỌC SINH LỚP 2.
A. MỞ ĐẦU:
I.ĐẶT VẤN ĐỀ:
Đi học là một bước ngoặc lớn trong đời trẻ. Năm đầu tiên cắp sách đến trường, trẻ vô cùng bỡ ngỡ với việc chuyển hoạt động chủ đạo từ vui chơi sang học tập. Người ta thường nói: Một trong những hạnh phúc lớn nhất của trẻ là được đến trường, được học đọc, học viết. Bởi vậy vấn đề rèn luyện chữ viết cho học sinh Tiểu học là vô cùng quan trọng và cấp thiết bởi chữ viết của học sinh, đặc biệt là của học sinh đầu cấp Tiểu học đặt nền móng cơ bản cho toàn bộ quá trình học tập, rèn luyện cho học sinh những phẩm chất đạo đức tốt như: tinh thần kỷ luật, tính cẩn thận và óc thẩm mĩ. Cố vấn Phạm Văn Đồng đã nói: “Chữ viết cũng là một biểu hiện của nết người. Dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, lòng tự trọng đối với mình cũng như với thầy và bạn đọc bài vở của mình...”. Chất lượng giáo dục ngày càng một nâng cao và toàn diện, đòi hỏi chữ viết ở Tiểu học phải xem như chuẩn mực trong chất lượng giáo dục nói chung.
Thực tế hiện nay, học sinh viết chữ xấu, sai lỗi chính tả chiếm một tỉ lệ không nhỏ ở bậc Tiểu học. Điều này sẽ dẫn đến chữ viết của học sinh ngày càng lệch chuẩn. Đây là vấn đề các nhà giáo dục có tâm huyết với nghề rất quan tâm.
Một lý do quan trọng nữa tôi chọn đề tài này vì học sinh tôi đang trực tiếp giảng dạy viết chữ chưa đúng chuẩn, sai lỗi chính tả, trình bày bài bẩn, chưa khoa học.
Làm thế nào để giúp học sinh Tiểu học viết đúng chính tả là trăn trở, suy nghĩ của người giáo viên. Vì vậy, vai trò của người thầy cô giáo trong việc giáo dục, rèn luyện cho các em càng thêm quan trọng. Với mong muốn các em trở thành những con người phát triển toàn diện, có ích cho đất nước. Đó cũng chính là lý do tôi chọn và viết sáng kiến với đề tài : “Những biện pháp góp phần nâng cao chất lượng viết chữ đẹp, đúng chính tả cho học sinh lớp 2”.
II. MỤC ĐÍCH:
Qua quá trình nghiên cứu và thực tiễn dạy học, bản thân tôi nhằm tìm ra những biện pháp tích cực để giúp học sinh Tiểu học nói chung và học sinh lớp 2 viết đúng chuẩn.
III. NHIỆM VỤ, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
1. Nhiệm vụ:
Đối chiếu giữa lý thuyết và thực tiễn, hệ thống hoá những vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài, những yêu cầu của việc dạy tập viết Chính tả với thực tế dạy học ở lớp.
Phân tích nguyên nhân của việc viết lệch chuẩn.
Bước đầu đưa ra một số biện pháp khắc phục cụ thể.
2. Đối tượng:
Học sinh lớp 2C tôi trực tiếp giảng dạy và khối lớp 2 học Nguyễn Văn Cừ để làm đối tượng nghiên cứu .
IV.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
1. Phương pháp nghiên cứu lý luận:
Đọc và nghiên cứu tài liệu, sách báo có liên quan đến vấn đề rèn chữ viết cho học sinh.
2. Phương pháp điều tra, khảo sát, thâm nhập số liệu.
3. Phương pháp thống kê.
B. NỘI DUNG ĐỀ TÀI.
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Rèn chữ viết đúng, đẹp cho học sinh Tiểu học hiện nay là một vấn đề không chỉ giáo viên quan tâm mà đòi hỏi cả sự chăm lo của toàn xã hội. Bởi lẽ, chữ viết đóng vai trò quan trọng trong hoạt động giao tiếp của con người. Viết đúng chuẩn mới truyền đạt chính xác điều mình định bộc lộ, lúc đó người đọc mới hiểu được ý đồ của người viết. Viết đúng, đẹp chứng tỏ là người có học thức, có văn hoá trong việc giao tiếp, học tập mới có hiệu quả. Đồng thời, còn rèn cho học sinh tính chịu khó, cẩn thận, viết đúng để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, để làm tiền đề cho việc học tập và rèn luyện sau này.
II.CƠ SỞ THỰC TIỄN:
Ngôn ngữ Bình Định có một số vùng nói, viết theo ngôn ngữ địa phương, các em học sinh thường phát âm và viết sai cũng như nhầm lẫn những chữ có âm đầu: x / s, d / gi; những tiếng có thanh hỏi / thanh ngã. Học sinh còn nhầm lẫn giữa vần: an / ang; ôi / âu;
những chữ có âm cuối là “t” hay “c”. Các em thường viết thiếu nét, chiều cao, khoảng cách không đúng quy
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Lệ Hằng
Dung lượng: 106,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)