SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Chia sẻ bởi Huỳnh Đa Rinh | Ngày 11/05/2019 | 211

Chia sẻ tài liệu: SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM thuộc Lịch sử 7

Nội dung tài liệu:


I/ ĐẶT VẤN ĐỀ:
Hiện nay, bên cạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trình độ văn hóa của mỗi cá nhân đòi hỏi phải được nâng cao để phù hợp với tốc độ phát triển trí lực của xã hội và thế giới. Một trong những vấn đề trăn trở của ngành giáo dục cũng như những giáo viên có tâm huyết với nghề, đó là vấn đề học sinh bỏ học ngày càng có chiều hướng gia tăng. Theo số liệu của Bộ GD – ĐT tính đến tháng 12/2007, cả nước có 63.729 học sinh bậc THCS và 50.309 học sinh bậc THPT bỏ học (Báo tuổi trẻ ra ngày 10/3/2008). Thực chất, tỷ lệ học sinh bỏ học gia tăng không những sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất đào tạo chung của ngành, chất lượng giáo dục của trường mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển trình độ trí lực của xã hội. Một số câu hỏi được đặt ra để ngành giáo dục cần suy gẫm: Nghỉ học quá sớm tương lai của các em sẽ đi về đâu? Các em sẽ làm được gì khi tuổi đời còn quá trẻ, hay bỏ học các em sẻ trở thành những đứa trẻ không ngoan, trong số đó có em lại vướng vào tệ nạn xã hội, hoặc bị lạm dụng sức lao động… Chính vì thế, hiện nay không chỉ riêng trường THCS Lâm Kiết mà chủ trương chung của cả nước về thực hiện chương trình phổ cập giáo dục kết hợp với vận động phổ cập giáo dục cho các bậc học để có hướng giúp các em hoàn thiện trình độ văn hóa của mình, tạo cho các em có cuộc sống tốt đẹp hơn. Nhận thức được tầm quan trọng của việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ nhận thức của con người theo xu hướng phát triển trí tuệ theo kịp thời đại và tình hình trẻ bỏ học đang là bài toán cần sớm có lời giải đối với ngành giáo dục nói chung và những giáo viên trực tiếp dạy lớp cũng như GV chủ nhiệm lớp nói riêng . chính vì lí do này mà tôi đã đi sâu tìm hiểu một số phương pháp trong công tác chủ nhiệm nhằm duy trì sĩ số học sinh, nay tôi xin đưa ra một số ý kiến xoay quanh “Một số biện pháp nhằm giảm tỷ lệ học sinh bỏ học”
II/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1/ Nguyên nhân dẫn đến Học sinh bỏ học:
- Trên 50% HS là gia đình gặp nhiều khó khăn, Cha mẹ phải bươn chải mưu sinh, phó thác việc học cho nhà trường. Mặt khác một số em phải nghỉ học để đi làm phụ giúp gia đình.
- Một bộ phận nhỏ HS con nhà khá giả ỷ lại, không thích học, cha mẹ bất hợp tác với nhà trường.
- HS chưa ý thức mục đích của việc học.
- Gia đình của các em gặp khó khăn đột xuất .
- Một số em học yếu, kém nên chán học…
2/ Biện pháp thực hiện :
* Phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm (GVCN):
Theo tôi người mà HS gần gũi sau cha mẹ là GVCN, nên khi nhận được phân công lớp chủ nhiệm tôi thực hiện các bước sau :
- Thống kê tình hình nơi cư trú so với hộ khẩu

- Tìm hiểu đạo đức của các em thông qua những năm học trước
- Kiểm tra lại những vi phạm thường xuyên ở những năm học trước
- Thống kê lại những môn học mà các em chưa đạt yêu cầu.
- Thông qua GVCN năm học cũ nắm bắt lại những em HS cá biệt.
- Đến thăm hỏi gia đình một số em để nắm bắt tình hình chung của lớp.
- Phân công trách nhiệm của từng thành viên trong lớp, chọn những HS có uy tín, có trách nhiệm làm cán bộ lớp .
- Sắp xếp đôi bạn học tốt cho phù hợp.
- Đưa ra nội qui của lớp dựa trên nội qui của trường nhấn mạnh những điều cấm đối với học sinh trong điều lệ trường phổ thông.
- Những buổi sinh hoạt chủ nhiệm: Phổ biến tình hình chung của trường, nhắc nhở vi phạm cụ thể của từng HS, sau đó trò chuyện, tôi kể cho các em nghe những kinh nghiệm cuộc sống, những điều cần tránh, trả lời thắc mắc tâm lý tuổi mới lớn của các em
- Xử lí vi phạm bảo đảm tính công bằng, có bài bản sư phạm và đảm bảo tính khoa học
- Khen thưởng động viên kịp thời khi HS tiến bộ.
- Xây dựng ý thức tự rèn luyện
Mục đích của những việc làm trên:
- Giáo viên chủ nhiệm phải xác định mình vừa là người anh, chị, người bạn và người thầy để dành tình cảm của mình đối với mỗi HS. Giáo viên chủ nhiệm phải thực sự quan tâm từng học sinh, nắm được đặc điểm của từng HS.
- GVCN phải thực sự hiểu hoàn cảnh, môi trường của từng HS
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Huỳnh Đa Rinh
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)