Sang kien 2015-2016
Chia sẻ bởi Lê Thị Thu Hà |
Ngày 08/10/2018 |
233
Chia sẻ tài liệu: sang kien 2015-2016 thuộc Mĩ thuật 1
Nội dung tài liệu:
Mục lục
I. Phần mở đầu
I.1. Đặt vấn đề: ( Lý do chọn đề tài)
I. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
I.3. Đối tượng nghiên cứu
I.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
I.5. Phương pháp nghiên cứu:
Trang
2
2
3
3
4
4
II. Phần nội dung
II.1. Cơ sở lý luận của vấn đề
II.2. Thực trạng của vấn đề
a. Thuận lợi, khó khăn
b. Thành công, hạn chế
c. Mặt mạnh, mặt yếu
d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động.
e. Phân tích và đánh giá các vấn đề về thực trạng .
II.3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
a. Mục tiêu của giải pháp biện pháp.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp.
c. Điều kiện để thực hiện biện pháp và giải pháp
d. Mối quan hệ giữa các biện pháp và giải pháp
e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu
II.4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm.
4
4
6
6
8
8
9
9
10
10
10
16
17
17
19
III. Kết luận, kiến nghị.
III.1. Kết luận
III.2. Kiến nghị
Tài liệu tham khảo:
22
22
22
24
I. Phần mở đầu
I.1. Đặt vấn đề: ( Lý do chọn đề tài)
Mỗi người mỗi nghề đều mang những đặc thù, đặc trưng riêng của từng ngành nghề sao cho phù hợp với khả năng lực sở trường của mình. Nghề dạy học được coi là một nghề cao quý, bởi sản phẩm chủ yếu là nhân cách con người. Muốn trở thành con người hữu ích, đều phải dựa vào sự giáo dục của nhà trường.
Dạy học đã khó, dạy Mỹ thuật càng khó hơn. Bởi ngoài việc dạy học sinh những kiến thức cơ bản thì việc học Mỹ thuật còn phải đem lại niềm vui cho mọi người, làm cho mọi người nhìn xa ra cái đẹp, thấy cái đẹp ở trong mình, và xung quanh mình trở nên gần gũi đáng yêu hơn. Đồng thời học Mỹ thuật giúp học sinh tự tạo ra cái đẹp theo ý mình theo cách hiểu cách lý giải của bản thân. Làm cho cuộc sống thêm tươi vui hạnh phúc.
Bậc học ban đầu hết sức quan trọng để đào tạo thế hệ trẻ, là bậc Tiểu học. Các em sẽ trở thành công dân tốt mang trong mình những phẩm chất tốt đẹp tạo thành cốt lõi của một nhân cách Việt Nam trong gia đình mới. Những phẩm chất đó là:Đức- Trí- Chân - Thiện - Mĩ.
Giáo dục môn Mỹ thuật đóng vai trò rất quan trọng. Bởi vì giáo dục Mỹ thuật không chỉ khuyến khích sự sáng tạo của các em, giáo dục Mỹ thuật còn giúp học sinh phát triển đặc điểm về năng lực xã hội của thiếu nhi, góp phần đưa các em phát triển toàn diện hơn, mang đến cho các em niềm vui, niềm hứng khởi vì "Mỗi ngày đến trường là một ngày vui".
Mĩ thuật là một trong những môn học đặc trưng của môn học là không nhằm đào tạo hoạ sĩ tương lai hay tạo ra những người chuyên làm về công tác mĩ thuật mà nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản của cái đẹp để các em tiếp xúc và làm quen với cái đẹp, cảm thụ cái đẹp, biết vận dụng vào trong cuộc sống hàng ngày. Hỗ trợ các em ở các môn học khác giúp các em phát triển toàn diện, lâu dài các kỹ năng cơ bản góp phần hình thành con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trong xã hội phát triển nhu cầu thẩm mĩ ngày càng cao, do vậy việc đào tạo con người biết nhận thức, cảm thụ cái đẹp ngày càng quan trọng. môn Mĩ thuật có mục tiêu chương trình sách giáo khoa, sách hướng dẫn, thiết bị riêng cho dạy và học, giáo viên được đào tạo, kết quả học tập của học sinh được theo dõi và kiểm tra, đánh giá một cách nghiêm túc. Việc giảng dạy môn Mĩ thuật dân tộc đảm bảo cho các em có thể giải quyết được các bài tập hàng ngày và hiểu về vẻ đẹp, về nền mĩ thuật truyền thống, ngoài ra nó còn tạo điều kiện cho học sinh học có hiệu quả cao hơn các môn học khác.
I. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:
Mục tiêu : Để học sinh học Mĩ thuật ngoài hứng thú ra còn có khả năng biểu hiện cái đẹp và cảm thụ cái đẹp.
Nhằm trang bị, cung cấp
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Thị Thu Hà
Dung lượng: 2,38MB|
Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)