Sang kiem kinh nghiem cau dieu kien

Chia sẻ bởi Phạm Thị Lan Hương | Ngày 11/10/2018 | 24

Chia sẻ tài liệu: sang kiem kinh nghiem cau dieu kien thuộc Tư liệu tham khảo

Nội dung tài liệu:

PHẦN THỨ NHẤT: PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài
Ngoại ngữ nói chung và Tiếng Anh nói riêng đã, đang và sẽ trở thành một môn văn hóa cơ bản trong chương trình giáo dục phổ thông. Đồng thời việc giảng dạy ngoại ngữ - Tiếng Anh cũng đang được các nhà trường, các nhà giáo dục, nhiều dự án giáo dục và đông đảo giáo viên quan tâm và đưa ra nhiều phương pháp dạy học thích hợp. Trong chương trình Tiếng Anh THPT, Câu Điều Kiện – Conditional Sentences, là một trong các phần ngữ pháp lớn có trong các kì thi tốt nghiệp THPT, ĐHCĐ và thi học sinh giỏi. Tuy nhiên, đại đa số học sinh mới nắm được cấu tạo và cách sử dụng của câu điều kiện loại 1 (type 1), loại 2 (type 2) và loại 3 (type 3). Các em thường vẫn lúng túng khi gặp các loại câu điều kiện có hình thức hỗn hợp. Do vậy nhiều học sinh đã gặp khó khăn trong việc phân biệt và làm các bài tập liên quan câu điều kiện.
Vì vậy tôi mạnh dạn đưa ra một số hình thức nhận biết câu điều kiện theo quan niệm cũ và quan niệm mới cùng một số dạng bài tập thường gặp nhằm giúp các em củng cố ngữ pháp và luyện tập một cách hiệu quả và đạt kết quả cao trong các kì thi.
II. Mục đích nghiên cứu
Trong chương trình Tiếng Anh “Câu điều kiện” được đưa vào giảng dạy ở các khối lớp 10, 11 và 12 với các dạng bài tập khác nhau. Trong chuyên đề của mình tôi chỉ đưa ra một số cấu trúc ngữ pháp, cách xác định câu điều kiện và các dạng bài tập về câu điều kiện với hình thức tự luận và trắc nghiệm.
III. Đối tượng nghiên cứu.
Với chuyên đề này tôi chọn đối tượng là học sinh THPT và học theo chương trình sách giáo khoa chương trình chuẩn hiện hành. Học sinh có lực học khác nhau: giỏi, khá, trung bình và yếu.
IV. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Chuyên đề đưa ra công thức cấu tạo và bài tập ứng dụng của các loại câu điều kiện có trong chương trình.
Chuyên đề này được ứng dụng ở các lớp: 12A24 12A5và 12B2 và đạt được kết quả: Hầu hết học sinh đã biết cách làm bài tập liên quan đến câu điều kiện phù hợp với lực học và có tiến bộ rõ rệt.
V. Nhiệm vụ - Yêu cầu nghiên cứu
1. Nhiệm vụ
Với chuyên đề này tôi đưa ra nhiệm vụ như sau:
- Hiểu được nội dung giáo viên giới thiệu (có thể là cấu trúc, bài tập cụ thể)
- Cung cấp cho học sinh phương pháp và rèn luyện cho học sinh cách làm bài tập về câu điều kiện qua các hình thức bài tập khác nhau phù hợp với khả năng và nâng cao trình độ học sinh.
- Tôi muốn cung cấp một chuyên đề các dạng bài tập liên quan đến câu điều kiện theo một hướng mới có tính chất tham khảo cho các đồng nghiệp của mình đang giảng dạy môn Tiếng Anh ở trường THPT Nguyễn Bính.
2. Yêu cầu
Chuyên đề đặt ra yêu cầu như sau:
- Giáo viên giúp học sinh hiểu, ghi nhớ và phân biệt các loại câu điều kiện một cách dễ nhất, chính xác nhất và khoa học nhất bằng cách làm các bài tập tự luận và trắc nghiệm về câu điều kiện.
- Học sinh biết làm các bài tập liên quan đến câu điều kiện.
VI. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu, thu thập các dạng bài tập tự luận, trắc nghiệm về câu điều kiện và cách làm các bài tập đó. Qua đó tổng hợp, đánh giá về nhận thức cũng như khả năng nhận thức của học sinh trong quá trình học tập.
VII. Thời gian nghiên cứu
Chuyên đề được nghiên cứu từ tháng 9 năm 2012 đến tháng 01 năm 2013.




PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
Từ khi còn là học sinh THPT, khi học phần ngữ pháp về câu điều kiện tôi đã luôn suy nghĩ làm thế nào để nắm được và phân biệt được các loại câu điều kiện và làm thế nào để làm được các bài tập liên quan đến câu điều kiện đạt được kết quả cao. Chẳng hạn như: đó là câu điều kiện loại nào? Phải chia động từ ở thì nào? Hay làm thế nào để chuyển từ tình huống đã cho sang câu điều kiện? Đó là điều đã làm tôi ở thời điểm đó cũng như các em học sinh bây giờ gặp khó khăn trong quá trình học.
Hơn nữa theo phương pháp dạy- học truyền thống: giáo viên là trung tâm còn học sinh chỉ thụ động ngồi nghe và ghi lại những gì giáo viên nói nên tiết học ngữ pháp trở nên rất nặng nề, các em học sinh thiếu tính sáng tạo tư duy trong quá trình học.Tuy nhiên với chương trình SGK mới hiện nay, lấy người
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Thị Lan Hương
Dung lượng: 322,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)