SẢN XUẤT NẤM LINH CHI

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Dung | Ngày 18/03/2024 | 7

Chia sẻ tài liệu: SẢN XUẤT NẤM LINH CHI thuộc Sinh học

Nội dung tài liệu:

HỌC PHẦN
ỨNG DỤNG TIẾN BỘ SINH HỌC
TS. Nguyễn Xuân Lâm
Nhóm 1
Nguyễn Thị Dung
Bùi Thị Nhật Hà
Bùi Thị Thúy Hòa
Phan Thị Thu Huyền
Tô Thị Hải Yến
Chủ đề
QUY TRÌNH
SẢN XUẤT NẤM LINH CHI
I. GIỚI THIỆU VỀ NẤM LINH CHI
Giới thiệu chung
Tên gọi: Nấm linh chi, nấm lim, nấm trường thọ, nấm lão thảo, thuỵ thảo, tiên thảo,…
Tên khoa học: Ganoderma lucidum.
Phân bố: vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Linh chi thuộc:
+ họ Ganodermataceae
+ bộ Ganodermatales.
+ lớp Hymenomycetes.
+ ngành nấm thật-Eumycota
+ giới nấm Funggi.
Linh chi có nhiều loại với nhiều màu sắc, thay đổi từ vàng, vàng cam đến đỏ, đỏ sậm, đỏ tía, đen.
Chi Ganoderma trên thế giới có khoảng 200 loài, riêng Trung Quốc đã có tới 48 loài khác nhau. Ở Việt Nam, có khoảng 37 loài linh chi phân bố ở các rừng có nhiều loại cây lá rộng, nhất là rừng gỗ lim.
2. Đặc tính sinh học

- Nấm linh chi có quả thể gồm 2 phần:
+ Cuống nấm: dài hoặc ngắn, hình trụ d = 0,5-3cm, ít phân nhánh, đôi khi có uốn khúc cong queo, lớp vỏ cuống màu đỏ, nâu đỏ, nâu đen, bóng, không có lông, phủ lên mặt tán nấm.
+ Mũ nấm:  Khi non hình trứng, lớn dần hình quạt. Trên mặt có vân đồng tâm màu từ vàng chanh-vàng nghệ-vàng nâu-vàng cam-đỏ nâu-nâu tím nhẵn bóng như láng vecni, thường có d = 2-15cm, dày 0,8-1,2cm, phần đỉnh cuống thường lồi lên hay hơi lõm.
- Khi nấm đến tuổi trưởng thành phát tán bào tử từ phiến có màu nâu sẫm.
Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng, sinh sản
3. Thành phần hóa học
Thành phần khác: K, Ca, Zn, Mn, Na, khoáng thiết yếu, nhiều vitamin, amino acid, enzyme và hợp chất ancaloid
Lợi ích của nấm Linh chi
CHUẨN BỊ LÁN TRẠI, DỤNG CỤ VÀ
NGUYÊN LIỆU
Chuẩn bị lán trại:
Thiết bị và dụng cụ:
Thiết bị hấp thanh trùng
Nhiệt kế, ẩm kế
Cân
Dụng cụ xử lý nguyên liệu
Dụng cụ cấy giống
Túi nilon, cổ nút, nắp đậy
Mùn cưa
Cám gạo
Vôi sống
Nguyên liệu:
Bột ngô
QUY TRÌNH TRỒNG NẤM LINH CHI
Rây
Phối trộn
phụ gia
Đảo, kiểm tra đống ủ
Tạo ẩm và ủ đống
Bước 1: Chuẩn bị và xử lý nguyên liệu
Chuẩn bị: Mùn cưa (tươi, khô) của các loại gỗ mềm, không có tinh dầu và độc tố (thường là mùn cưa của cây cao su hay cây keo).
Xử lý mùn cưa:
Điều kiện tiêu chuẩn của đống ủ:
+ Nhiệt độ: 45-50°C,
+ Độ ẩm: 62-65%.
- Ủ tiếp từ 3-4 ngày.
Đóng túi
Ủ chậm
- Áp dụng với tất cả mùn cưa của các loại gỗ mềm.
- Tạo ẩm bằng nước vôi có pH = 12-13.
- Cứ 1 kg mùn cưa khô cần 1,2 lít nước vôi.
- Thời gian: 3-4 ngày.
Ủ nhanh
Áp dụng với tất cả mùn cưa dễ tiêu (mùn cưa bồ đề, cao su,...).
Tạo ẩm bằng nước sạch -> ủ đống.
Thời gian: 3-4 ngày

Bước 2: Hấp thanh trùng
Phương pháp
Hấp cách thủy
Nồi áp suất
- Nhiệt độ: 100°C
- Thời gian: 10-12 giờ
- Áp suất đạt từ 1,3-1,4 atm
- Nhiệt độ: 123-125°C
- Thời gian: 3-4 giờ
Bước 3: Cấy giống
Cấy giống dạng hạt
Cấy giống dạng que
Bước 4: Ươm sợi
Chuyển bịch vào nhà ươm, đặt bịch lên sàn, giá sàn hoặc dây treo, khoảng cách giữa các bịch 2-3 cm.
Thời gian ươm sợi từ 40-45 ngày. Nếu bịch nào kiểm tra bị hỏng thì loại bỏ ngay khỏi vườn ươm.
Bước 5: Chăm sóc
Phương pháp không phủ đất (Rạch túi và tưới nước):

Sau khi cấy giống khoảng 25-30 ngày, tiến hành rạch 2 vết sâu 0,2-0,5cm; đối xứng trên bề mặt túi nấm.
Đặt túi nấm trên giàn cách nhau 2-3cm để nấm ra không chạm vào nhau.
Từ 7 đến 10 ngày đầu chủ yếu tiến hành tưới nước trên nền nhà, đảm bảo độ ẩm 80-90%, thông thoáng vừa phải.
Khi quả thể nấm bắt đầu mọc từ các vết rạch hoặc qua nút bông thì ngoài việc tạo ẩm không khí, có thể tưới phun sương nhẹ vào túi nấm mỗi ngày từ 1-3 lần (tuỳ theo điều kiện thời tiết).
Phương pháp phủ đất:

- Tiến hành phủ đất: Khi sợi nấm đã ăn kín khoảng ¾ túi, gỡ bỏ nút bông, mở miệng túi, phủ lên trên bề mặt một lớp đất có chiều dày 2-3cm.
- Sau khi phủ đất:
+ Nếu đất phủ khô cần phải tưới phun sương để đất ẩm trở lại. Trong thời gian 7-10 ngày đầu (kể từ lúc phủ đất) cần duy trì độ ẩm không khí trong nhà đạt 80-90%.
+ Thời gian từ khi nấm lên đến lúc thu hoạch kéo dài khoảng 65-70 ngày.
+ Tưới phun sương nhẹ trực tiếp trên bề mặt đất phủ 1-3 lần trong ngày (tuỳ theo điều kiện thời tiết).


Bước 6: Thu hái và sơ chế
Thời gian chăm sóc từ 70-85 ngày. Khi nào thấy mũ nấm có màu nâu đồng thì thu hái đợt 1. Tốt nhất là thu hái vào ngày nắng. Dùng dao cắt ngang chân với túi nấm, sau đó dùng vôi bôi vào vết cắt và chăm sóc như ban đầu. Sau 15-20 ngày thì mọc đợt quả thể mới. 1 túi nấm có thể cho thu hái từ 3-4 đợt.
Xếp ra phơi nắng hoặc sấy ở nhiệt độ 50-60°C cho đến khi độ ẩm còn từ 13-14%.
Có thể thái lát ra dùng hoặc nghiền thành bột.
Một số sản phẩm từ nấm linh chi
3. TRIỂN VỌNG NGHỀ TRỒNG NẤM
- Những năm gần đây, thị trường tiêu dùng chuyển hướng sang những sản phẩm sạch, an toàn, có giá trị dinh dưỡng cao đã tạo điều kiện cho nghề trồng nấm phát triển mạnh, trở thành một nghề mang lại hiệu quả kinh tế cao so với nhiều loại cây trồng khác.
- Trong đó, trồng nấm linh chi được xem là mô hình đem lại lợi nhuận cao nhất trong các loại nấm. “Đất ít vẫn cho lời nhiều”
Kỹ thuật trồng, chăm sóc nấm đơn giản, không tốn nhiều thời gian chăm sóc;nhiều tỉnh có điều kiện khí hậu rất thuận lợi cho trồng nấm linh chi.
Có thể tận dụng lao động nhàn rỗi, lao động phụ trong gia đình trồng nấm nâng cao thu nhập cho gia đình.
Giúp đa đạng hóa ngành nghề nông thôn trên địa bàn, mở ra hướng mới phát triển kinh tế nông nghiệp. Góp phần tạo việc làm cho một bộ phận nhỏ người lao động nông thôn
ÍT CÔNG, DỄ TRỒNG & ĐEM LẠI HIỆU QUẢ CAO VỀ XÃ HỘI
VỐN ĐẦU TƯ THẤP VÀ CÓ HIỆU QUẢ CAO VỀ
MÔI TRƯỜNG
Trồng nấm là một nghề nhiều triển vọng không đòi hỏi vốn đầu tư lớn. Với ưu thế tận dụng nguồn nguyên liệu nông nghiệp sẵn có tại địa phương vì phần lớn sử dụng nguyên liệu tận dụng như mùn cưa, rơm, rạ...
Sản xuất nấm không chỉ tạo ra sản phẩm sạch cho thị trường nông sản, mà còn góp phần xử lý một lượng lớn rơm, rạ sau thu hoạch, góp phần bảo vệ môi trường nông thôn.
LÃI CAO
So sánh với các loại cây trồng xuất khẩu như cà chua bi, ớt hiểm, dưa chuột bao tử... cây nấm có lợi thế hơn về thời gian, chi phí đầu tư, công chăm sóc, ít gặp rủi ro và đặc biệt là hiệu quả kinh tế cao.
So với các loại nấm khác như nấm bào ngư, nấm sò, nấm mèo, thì lợi nhuận thu được cũng gấp 5-6 lần dù đầu tư trồng chỉ cao gấp 2-3 lần
VD : Với một sào Bắc Bộ (360 m2), một năm trồng nấm sẽ cho thu nhập khoảng 50 triệu đồng, trong khi chi phí bỏ ra chỉ hơn 10 triệu đồng.
“Đất ít vẫn cho lời nhiều”
THỊ TRƯỜNG ĐẦU RA ỔN ĐỊNH
Hiện giá thành nấm trong nước sản xuất phù hợp với nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng
Chất lượng nấm ngày càng được nâng cao, hình thức sản phẩm ngày càng phong phú
Có tính cạnh tranh cao so với các mặt hàng nhập như từ Nhật Bản hay Hàn Quốc
Trong đó, linh chi đỏ là một dược liệu quý, có giá thành cao, đầu ra tương đối ổn, do các cơ sở bào chế thuốc, làm trà ở thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông thu mua với số lượng không giới hạn.
THỊ TRƯỜNG ĐẦU RA ỔN ĐỊNH
Một trong những lợi thế của nấm linh chi Việt Nam là khách hàng bắt đầu tỏ ra e ngại các sản phẩm hàng giả, hàng nhái của nấm linh chi nước ngoài qua các kênh phân phối không chính thức  Đây cũng là cơ hội cho các sản phẩm nội địa chiếm được cảm tình của người tiêu dùng Việt Nam
Trong 5 năm trở lại đây, Việt Nam đã xuất khẩu các sản phẩm nấm linh chi sang một số nước như Hungari, Nga, Áo, Balan, Pháp, ….
4. Thuận lợi, thời cơ, khó khăn, thách thức
và giải pháp

Thuận lợi:
Điều kiện thời tiết khí hậu, nền nhiệt độ để phát triển trồng nấm Linh chi ở VN hiện nay.
Nguồn nguyên liệu phong phú dồi dào cung cấp cho nuôi nấm.
Thị trường tiêu thị là yếu tố tiềm năng.
Nguồn lao động dồi dào, nhiều kinh nghiệm.
Công nghệ nuôi trồng nấm Linh chi mang thương hiệu VN.
Chính sách nhà nước đang tích cực thúc đẩy.
Cơ hội (thời cơ):
Nấm Linh chi được quan tâm nhiều ở Việt Nam. Hiện
nay đang phát triển và ngày càng lan rộng đến nhiều
tỉnh thành trong cả nước với sản lượng lớn.
Vốn đầu tư không quá lớn.
Có định hướng phát triển của nhà nước.
VN là thành viên chính thức của WTO  thị trường tiêu thụ rộng lớn.
Khó khăn:
Khí hậu, thời tiết làm nấm hoại, tạp nấm,… phát triển.
 mất công loại bỏ, khó chăm sóc, khó bảo quản.
Đặc điểm lao động vẫn còn hạn chế nhất định.
Thiếu sự đồng bộ, thiếu sự quy hoạch.
Thị trường tiêu thụ: không làm chủ được sân nhà.
Nhà nước vừa là chìa khóa thúc đẩy, vừa kìm hãm.
Thách thức:
Quy mô hộ gia đình: ngại đầu tư lớn vì sợ thua lỗ.
VN chưa có đầu mối thu mua nguyên liệu quy mô công nghiệp, chưa có đầu mối thu mua sản phảm do Nhà nước trực tiếp quản lí  không ổn định giá cả.
Khả năng cung cấp giống cho khu sản xuất còn thiếu.
Chưa có sự liên kết.
chưa có nhận thức hiệu quả kinh tế  khó chuyển đổi cơ cấu kinh tế.
Chuyên môn hóa kém, thiếu liên kết tập thể, lao động tự phát cao,…
Để đưa sản xuất nấm Linh chi thành nghề mũi nhọn là 1 thử thách lớn với nước ta.
Biện pháp:
Phát triển bền vững môi trường cạnh tranh cao.
Tích cực tuyên truyền sâu rộng ngành trồng nấm Linh chi, nhanh chóng xây dựng các trung tâm, xưởng sản xuất thương phẩm.
Phát huy những thuận lợi sẵn có.
Giải pháp sản suất:
- Về quy hoạch
- Về giống, các biện pháp nuôi trồng, chế biến,…
- Công tác thị trường
- Giải pháp khoa học kĩ thuật, khuyến nông,…
5. Một số mô hình tiêu biểu
Bà Phùng Thị Nga, Giám đốc Trung tâm ứng dụng Tiến bộ Khoa học và Công nghệ tỉnh Vĩnh Phúc cho biết trung tâm đã tiến hành Nghiên cứu thử nghiệm xây dựng mô hình sản xuất nấm Linh Chi với quy mô 2000 chai giống nấm tại Trung tâm.
Vũ Thư ứng dụng mô hình công nghệ cao “Trồng Nấm
Linh chi” - phát triển kinh tế trên mảnh đất quê hương.
Ông Nguyễn Văn Đô thôn Ngô Thượng, xã Khánh Trung, Yên Khánh, Ninh Bình là một trong những hộ trồng nấm linh chi khá thành công. Những bịch nấm nặng trĩu treo kín đặc cả khoảng sân trước nhà. Trang trại trồng nấm rộng hơn 5 nghìn m2 của ông Nguyễn Văn Đô như một rừng nấm thu nhỏ.
CẢM ƠN THẦY VÀ CÁC BẠN
ĐÃ LẮNG NGHE!!!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Dung
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)