Sản phẩm áo dài VN

Chia sẻ bởi Nguyễn Kim Chánh | Ngày 02/05/2019 | 30

Chia sẻ tài liệu: sản phẩm áo dài VN thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

TÊN DỰ ÁN:
TÌM HIỂU VỀ
chiếc áo dài việt nam
Thực hiện: Nhóm 4
Tru?ng THCS Lê Lợi
Tru?ng THCS Đống Đa
Tru?ng THCS Nhon Phú
Tru?ng THCS Nhon Hải
TÊN ĐỀ TÀI
TÌM HIỂU VỀ CHIẾC ÁO DÀI VIỆT NAM
Người thực hiện: NHÓM 4
Quy Nhơn, ngày 11 tháng 9 năm 2010
THƠNG TIN CO S?
ÁO
ÁO THUN
ÁO DÀI
ÁO CƯỚI
ÁO SƠ MI
Lịch sử
Ý nghĩa và vai trò
của áo dài
Vẻ đẹp áo dài
Áo dài trong
nghệ thuật
Thông tin cơ sở
Áo dài là loại trang phục truyền thống của Việt Nam, che thân người từ cổ đến đầu gối hoặc quá đầu gối, dành cho cả nam lẫn nữ. Áo dài thường được mặc vào các dịp lễ hội trang trọng, hoặc nữ sinh mặc khi đi học.
Đặc biệt tại tuần lễ cấp cao APEC 2006 được tổ chức tại Việt Nam, trong lễ công bố Tuyên bố chung, các nhà lãnh đạo các nền kinh tế APEC đều mặc trang phục truyền thống của nước chủ nhà.
Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Minh Triết trong bộ áo dài tại hội nghị thượng đỉnh APEC 2006.
Thủ tướng Canada Stephen Harper tại hội nghị
Áo dài trong Hội nghị APEC tổ chức tại Hà Nội năm 2006
Các vấn đề nghiên cứu
- Lịch sử áo dài Việt Nam?
- Vẻ đẹp của áo dài được thể hiện ra sao?
- Áo dài được thể hiện trong lĩnh vực nghệ thuật như thế nào?
- Ý nghĩa và vai trò của áo dài?
Vẻ đẹp áo dài
Áo dài trong
nghệ thuật
Lịch sử
ÁO DÀI
Ý nghĩa và vai trò
của áo dài
Phương pháp nghiên cứu
Phỏng vấn
Sưu tầm tìm hiểu
Lấy thông tin trên mạng.
Phân tích, tổng hợp
Nguồn thông tin
Lấy thông tin trên mạng
http://vi.wikipedia.org
http://vietnamcayda.com
Sưu tầm
Trích dẫn từ một số bài thơ của các tác giả
Lịch sử áo dài Việt Nam
Kiểu sơ khai của chiếc áo dài xưa nhất là áo giao lãnh, đến áo tứ thân,rồi áo ngũ thân
Vũ Vương Nguyễn Phúc Khoát được xem là người có công khai sáng và định hình chiếc áo dài Việt Nam.
Chịu ảnh hưởng nặng của văn hóa Trung Hoa, cho đến thế kỷ 18 lối ăn mặc của người Việt Nam vẫn thường hay bắt chước lối của người phương Bắc.Trước làn sóng xâm nhập mới này, để gìn giữ bản sắc văn hóa riêng, Vũ Vương Nguyễn Phúc Khoát ban hành sắc dụ về ăn mặc cho toàn thể dân chúng xứ Đàng Trong phải theo đó thi hành. Trong sắc dụ đó, người ta thấy lần đầu tiên sự định hình cơ bản của chiếc áo dài Việt Nam, như sau: "Thường phục thì đàn ông, đàn bà dùng áo cổ đứng ngắn tay, cửa ống tay rộng hoặc hẹp tùy tiện. Áo thì hai bên nách trở xuống phải khâu kín liền, không được xẻ mở. Duy đàn ông không muốn mặc áo cổ tròn ống tay hẹp cho tiện khi làm việc thì được phép ..."
Căn cứ theo những chứng liệu này, có thể khẳng định chiếc áo dài với hình thức cố định đã ra đời và chính thức được công nhận là quốc phục dưới triều chúa Nguyễn Vũ Vương (1739-1765)
ÁO DÀI VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KÌ
+ Từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19
-Áo dài tứ thân.
ÁO DÀI VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KÌ
-Áo dài ngũ thân
ÁO DÀI VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KÌ
+Đầu thế kỷ 20
ÁO DÀI VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KÌ
+Những cách tân đầu tiên
-Khoảng năm 1943
ÁO DÀI VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KÌ
-Khoảng năm 1950
ÁO DÀI VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KÌ
- Từ những năm 1960
ÁO DÀI VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KÌ
ÁO DÀI VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KÌ
Vẻ đẹp của áo dài được thể hiện ra sao
Các bộ phận của một chiếc áo dài phổ biến gồm:
Vẻ đẹp của áo dài được thể hiện ra sao?
Chiếc áo dài hình như có cách riêng để tôn đẹp mọi thân hình. Phần trên ôm sát thân nhưng hai vạt buông thật mềm mại trên đôi ống quần rộng. Hai tà xẻ chí trên vòng eo khiến cho cử chỉ người mặc thật thoải mái, lại tạo dáng thướt tha, tôn vẻ nữ tính, vừa kín kẽ vì toàn thân được bao bọc bởi lụa mềm, lại cũng vừa khiêu gợi vì chiếc áo làm lộ ra sống eo.

Chiếc áo dài vì vậy mang tính cá nhân hóa rất cao: mỗi chiếc chỉ may riêng cho một người, dành cho riêng người đó; không thể có một công nghệ "sản xuất đại trà" cho chiếc áo dài. Người đi may được lấy số đo thật kỹ. Khi may xong phải qua một lần mặc thử để sửa nhỏ nữa mới hoàn thiện.
Áo dài được thể hiện trong lĩnh vực nghệ thuật
+Trong thơ ca :
Hình ảnh phụ nữ/con gái Việt Nam với chiếc áo dài truyền thống đã được nhiều nhà nghệ sĩ ghi lại, nổi bật nhất là trong thơ và nhạc. Bài thơ nổi tiếng về chiếc áo dài có thể kể là "Áo lụa Hà Đông" của Nguyên Sa, với những câu:
Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát
Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông...
Trong những vần thơ rất dung dị sau đây của Huy Cận cũng có hình bóng
của chiếc áo dài trắng nữ sinh:
Áo trắng đơn sơ mộng trắng trong
Hôm xưa em đến mắt như lòng
Nở bừng ánh sáng em đi đến
Gót ngọc dồn hương bước tỏa hồng (Áo trắng).
Chiếc áo dài cũng phảng phất hay xuất hiện nhiều trong các ca khúc Việt
Nam như "Diễm xưa", "Hạ trắng" của Trịnh Công Sơn cũng có hình ảnh áo
dài cũng chập chờn:
Gọi nắng trên vai em gầy đường xa áo bay... (Hạ trắng)
+Trong hội họa
Áo dài được thể hiện trong lĩnh vực nghệ thuật
Bức tranh "Thiếu nữ bên hoa huệ" của họa sĩ Tô Ngọc Vân sáng tác năm 1943, là một trong những tác phẩm hội họa hiện đại Việt Nam đầu tiên và nổi tiếng bậc nhất, miêu tả một cô gái mặc áo dài trắng ngồi bên một bình hoa huệ.
Áo dài được thể hiện trong lĩnh vực nghệ thuật
Ý nghĩa và vai trò của áo dài
Từ xa xưa tổ tiên ta sáng tạo ra chiếc áo tứ thân với suy nghĩ Bốn thân áo chính tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu, và thân thứ năm (vạt con) tượng trưng cho người mặc áo; năm chiếc khuy tượng trưng cho đạo làm người theo Khổng Giáo: Nhân (lòng thương người, nhân từ), Lễ (biết trên, dưới), Nghĩa (nghĩa khí), Trí (sự sáng suốt, trí tuệ), Tín (uy tín).
Rõ ràng, chiếc áo dài ngũ thân diễn đạt nhân sinh quan cũa Việt Nam nhưng không khỏi sự ảnh hưỡng cũa Trung Hoa qua nhiều năm đô hộ.
+ Sau thời gian dài phát triển, áo dài đã trở thành biểu trưng của Việt Nam
Ý nghĩa và vai trò của áo dài
+ Vào tháng 06.2001, lần đầu tiên áo dài Việt Nam được giới thiệu tại thành phố Tour, Pháp với sự tham dự của khoảng 300 người hâm mộ văn hóa Việt,chiếc áo dài được xem là di sản văn hóa phi vật thể của nước Việt. Một cô gái người Singapore gốc Trung Quốc từng phát biểu: “nhiều người đang có khuynh hướng làm đẹp theo kiểu phương Tây nhưng với tôi và không ít người khác lại muốn kế thừa những nét đẹp Á Đông. Áo dài đưa chúng tôi trở về với những giá trị châu Á”.
Ý nghĩa và vai trò của áo dài
Ý nghĩa và vai trò của áo dài
Áo dài màu đỏ (thường là áo dài dùng trong lễ cưới, lễ ăn hỏi của người Việt)
Ý nghĩa và vai trò của áo dài
+ Khác với kimono của Nhật Bản hay hanbok của Hàn Quốc, chiếc áo dài Việt Nam vừa truyền thống lại cũng vừa hiện đại. Trang phục dành cho nữ này không bị giới hạn chỉ mặc tại một số nơi hay dịp mà có thể mặc mọi nơi, dùng làm trang phục công sở, đồng phục đi học, mặc đi chơi hay mặc để tiếp khách một cách trang trọng ở nhà. Việc mặc loại trang phục này không hề rườm rà hay cầu kỳ, những thứ mặc kèm đơn giản: mặc với một quần lụa hay vải mềm, dưới chân đi hài, guốc, hay giày gì đều được; nếu cần trang trọng (như trang phục cô dâu) thì thêm áo choàng và chiếc khăn đóng truyền thống đội đầu, hoặc một chiếc miện Tây phương tùy thích. Đây chính là điểm đặc biệt của thứ trang phục truyền thống này.
Nhìn lại dự án
Qua dự án “TÌM HIỂU VỀ CHIẾC ÁO DÀI VIỆT NAM” tôi có thêm những tri thức về chiếc áo dài Việt Nam. Đồng thời, hiểu thêm về lịch sử phát triển của văn hóa Việt
Vẻ đẹp của chiếc áo dài Việt Nam tượng trưng cho vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam – tao nhã, bình dị. Chiếc áo dài là quốc hồn của nước Việt ta.
Nhìn lại dự án
Qua dự án, chúng tôi có được các kỹ năng:
- Lựa chọn chủ đề
- Thu thập và xử lí thông tin
- Hợp tác và làm việc theo nhóm
- Trình bày kết quả dự án .
TRÂN TRỌNG CẢM ƠN
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Kim Chánh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)