Sach trac nghiem-11-12

Chia sẻ bởi Nguyễn Hải Nhu | Ngày 11/05/2019 | 264

Chia sẻ tài liệu: sach trac nghiem-11-12 thuộc Giáo dục mầm non

Nội dung tài liệu:

Lời nói đầu

Kiểm tra, đánh giá có vai trò, chức năng rất quan trọng trong dạy học Hoá học. Nó giúp thầy và trò điều chỉnh việc dạy và học nhằm đạt kết quả dạy học cao hơn, đồng thời xác nhận thành quả dạy học của thầy và trò. Có nhiều hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học, trong đó kiểm tra trắc nghiệm khách quan đang được quan tâm sử dụng.
Trắc nghiệm khách quan được quan tâm bởi một số lí do sau:
Việc chấm và cho điểm tương đối dễ dàng và khách quan hơn so với bài luận đề.
Trong các câu hỏi trắc nghiệm, nhiệm vụ của người học được phát biểu rõ ràng hơn là trong các bài luận đề.
Khi làm một bài thi trắc nghiệm, hầu hết thời gian học sinh dùng để đọc và suy nghĩ. Có thể tự kiểm tra, đánh giá kiến thức.
Tránh được việc học tủ, học lệch. Cung cấp một lượng thông tin phản hồi lớn, làm cơ sở cho việc điều chỉnh kế hoạch dạy học.
Dễ dàng ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông để tổ chức thi, chấm bài một cách nhanh chóng, chính xác và an toàn.
Để phục vụ cho việc đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá trong dạy học hoá học ở trường phổ thông nhằm đạt các mục tiêu phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, chúng tôi biên soạn bộ sách Trắc nghiệm hoá học .
Nội dung gồm hai phần:
Phần thứ nhất : Gồm các câu hỏi trắc nghiệm được biên soạn theo nhiều hình thức như: Trắc nghiệm nhiều lựa chọn, trắc nghiệm ghép đôi, trắc nghiệm đúng, sai, trắc nghiệm điền khuyết. Nội dung các câu hỏi trắc nghiệm bao trùm các kiến thức cơ bản về hoá học ở phổ thông có mở rộng nâng cao và gắn với thực tiễn.
Phần thứ hai: Hướng dẫn giải và đáp số.
Chúng tôi hy vọng rằng bộ sách sẽ bổ ích cho các em học sinh và các thầy, cô giáo dạy học hoá học.
Mặc dù đã rất cố gắng, nhưng bộ sách chắc chắn không tránh khỏi sai sót, chúng tôi rất mong và chân thành cảm ơn các ý kiến góp ý của các bạn đọc, nhất là các thầy, cô giáo và các em học sinh để sách được hoàn chỉnh trong lần tái bản sau, nếu có.





Lời nói đầu Error! Bookmark not defined.
Phần 1- hoá học đại cương 4
Chương 1 – Cấu tạo nguyên tử - định luật tuần hoàn 5
và liên kết hoá học Error! Bookmark not defined.
A. tóm tắt lí thuyết 5
B. đề bài 12
C. hướng dẫn trả lời, đáp số 22
Chương 2 – Phản ứng hoá học- Phản ứng oxi hoá khử, điện phân - tốc độ phản ứng và cân bằng hoá học 27
A.Tóm tắt lí thuyết Error! Bookmark not defined.
II. tốc độ phản ứng và cân bằng hoá học 28
B. đề bài Error! Bookmark not defined.
C. hướng dẫn trả lời, đáp số 48
Chương 3 Sự Điện li - phản ứng giữa các ion 56
trong dung dịch – pH 56
A. tóm tắt lí thuyết 56
B. đề bài 58
D. Hướng dẫn trả lời, đáp số 69
Phần 2 - trắc nghiệm hoá học phi kim 69
Chương 4 – nhóm halogen 69
A. tóm tắt lí thuyết 69
B. đề bài 72
C. hướng dẫn trả lời, đáp số 83
Chương 5. Nhóm oxi - lưu huỳnh 84
A. tóm tắt lý thuyết 84
B. đề bài 86
C. hướng dẫn trả lời và đáp số 97
Chương 6. Nhóm nitơ - photpho Error! Bookmark not defined.
A. tóm tắt lí thuyết 98
B. đề bài 103
c. hướng dẫn trả lời và đáp số 111
Chương 7. Nhóm cacbon - silic Error! Bookmark not defined.
A. tóm tắt lí thuyết 113
B. đề bài 120
C. hướng dẫn trả lời và đáp số 126
Phần 3 - Hoá học hữu cơ Error! Bookmark not defined.
Chương 8. Đại cương về hoá học hữu cơ Error! Bookmark not defined.
A. tóm tắt lí thuyết 128
B. đề bài 132
C. hướng dẫn trả lời và đáp số 139
Chương 9. hiđrocacbon 141
A. tóm tắt lí thuyết 141
B. đề bài 146
C. hướng dẫn trả lời và đáp số 154
Chương 10. các dẫn xuất của hiđrocacbon 157
A tóm tắt lí thuyết 157
B. đề bài 162
hướng dẫn trả lời và đáp số 173
Phần 4 - hoá học kim loại Error! Bookmark not defined.
Chương 11. Đại cương về kim loại 181
A. tóm tắt lí thuyết 181
B. đề bài 183
hướng dẫn trả lời và đáp số Error! Bookmark not defined.
Chương 12. Các kim loại kiềm, kiềm thổ và nhôm 189
A. tóm tắt lí thuyết Error! Bookmark not defined.
B. đề bài Error! Bookmark not defined.
C. hướng dẫn trả lời và đáp số 201
Chương 13. crom - sắt - đồng 207
A. tóm tắt lí thuyết Error! Bookmark not defined.
B. đề bài 212
C. hướng dẫn trả lời và đáp số Error! Bookmark not defined.
Chương 14. Một số phương pháp giảI nhanh bài tập hóa học 226
1. Phương pháp bảo toàn Error! Bookmark not defined.
2. Phương pháp đại số Error! Bookmark not defined.
3. Phương pháp trung bình 234
4. Phương pháp ghép ẩn số Error! Bookmark not defined.
5. Phương pháp tăng giảm khối lượng Error! Bookmark not defined.
6. Phương pháp đường chéo Error! Bookmark not defined.


Phần 1- hoá học đại cương
Chương 1 – Cấu tạo nguyên tử - định luật tuần hoàn
và liên kết hoá học
A. tóm tắt lí thuyết
I. cấu tạo nguyên tử
1. Thành phần, cấu tạo nguyên tử
Nguyên tử gồm hạt nhân và vỏ electron. Hạt nhân gồm các hạt proton và nơtron, phần vỏ gồm các electron. Các đặc trưng của các hạt cơ bản trong nguyên tử được tóm tắt trong bảng sau:

Proton
Nơtron
electron

Kí hiệu
p
n
e

Khối lượng (đvC)
1
1
0,00055

Khối lượng (kg)
1,6726.10-27
1,6748.10-27
9,1095.10-31

Điện tích nguyên tố
1+
0
1-

Điện tích (Culông)
1,602.10-19
0
-1,602.10-19


2. Hạt nhân nguyên tử:
Khi bắn phá một lá vàng mỏng bằng tia phóng xạ của rađi, Ruzơfo đã phát hiện hạt nhân nguyên tử. Hạt nhân nguyên tử có kích thước rất nhỏ so với kích thước của toàn bộ nguyên tử. Hạt nhân mang điện tích dương.
Điện tích hạt nhân có giá trị bằng số proton trong hạt nhân, gọi là Z+. Do nguyên tử trung hoà về điện cho nên số electron bằng số Z.
Ví dụ: nguyên tử oxi có 8 proton trong hạt nhân và 8 electron ở lớp vỏ.
Số khối, kí hiệu A, được tính theo công thức A = Z + N, trong đó Z là tổng số hạt proton, N là tổng số hạt nơtron.
Nguyên tố hoá học bao gồm các nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân.
Đồng vị là những nguyên tử có cùng số proton nhưng khác nhau về số nơtron, do đó số khối A của chúng khác nhau.
Ví dụ: Nguyên tố oxi có ba đồng vị, chúng đều có 8 proton và 8, 9, 10 nơtron trong hạt nhân nguyên tử.

II. Cấu tạo vỏ electron của nguyên tử
1. Lớp electron
Trong nguyên tử, mỗi electron có một mức năng lượng nhất định. Các electron có mức năng lượng gần bằng nhau được xếp thành một lớp electron.
Thứ tự của lớp tăng dần 1, 2, 3, n thì mức năng lượng của electron cũng tăng dần. Electron ở lớp có trị số n nhỏ bị hạt nhân hút mạnh, khó bứt ra khỏi nguyên tử. Electron ở lớp có trị số n lớn thì có năng lượng càng cao, bị hạt nhân hút yếu hơn và dễ tách ra khỏi nguyên tử.
Lớp electron đã có đủ số electron tối đa gọi là lớp electron bão hoà.
Tổng số electron trong một lớp là 2n2.
Số thứ tự của lớp electron (n)
1
2
3
4

Kí hiệu tương ứng của lớp electron
K
L
M
N

Số electron tối đa ở lớp
2
8
18
32


2. Phân lớp electron
Mỗi lớp electron lại được chia thành các phân lớp. Các electron thuộc cùng một phân lớp có mức năng lượng bằng nhau.
Kí hiệu các phân lớp là các chữ cái thường: s, p, d, f.
Số phân lớp của một lớp electron bằng số thứ tự của lớp. Ví dụ lớp K (n =1) chỉ có một phân lớp s. Lớp L (n = 2) có 2 phân lớp là s và p. Lớp M (n = 3) có 3 phân lớp là s, p, d…
Số electron tối đa trong một phân lớp:
- Phân lớp s chứa tối đa 2 electron,
- Phân lớp p chứa tối đa 6 electron,
- Phân lớp d chứa tối đa 10 electron và f chứa tối đa 14 electron.
Lớp electron
Số electron tối đa của lớp
Phân bố electron trên các phân lớp

K (n =1)
2
1s2

L (n = 2)
8
2s22p6

M (n = 3)
18
3s23p63d10

3. Cấu hình electron của nguyên tử
Là cách biểu diễn sự phân bố electron trên các lớp và phân lớp. Sự phân bố của các electron trong nguyên tử tuân theo các nguyên lí và quy tắc sau:
a. Nguyên lí vững bền: ở trạng thái cơ bản, trong nguyên tử các electron chiếm lần lượt các obitan có mức năng lượng từ thấp lên cao.
b. Nguyên lí Pauli: Trên một obitan chỉ có thể có nhiều nhất là hai electron và hai electron này chuyển động tự quay khác chiều nhau xung quanh trục riêng của mỗi electron.
c. Quy tắc Hun: Trong cùng một phân lớp, các electron sẽ phân bố trên các obitan sao cho số electron độc thân là tối đa và các electron này phải có chiều tự quay giống nhau.
d. Quy tắc về trật tự các mức năng lượng obitan nguyên tử:
1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p 5s 4d 5p 6s 4f 5d 6p 7s 5f 6d
Ví dụ: Cấu hình electron của Fe, Fe2+, Fe3+
Fe: 1s22s22p63s23p63d64s2
Fe2+: 1s22s22p63s23p63d6
Fe3+: 1s22s22p63s23p63d5
4. Đặc điểm của lớp electron ngoài cùng
Đối với nguyên tử của tất cả các nguyên tố, số electron lớp ngoài cùng có nhiều nhất là 8 electron.
Các nguyên tử có 8 electron lớp ngoài cùng (ns2np6) đều rất bền vững, chúng hầu như không tham gia vào các phản ứng hoá học. Đó là các khí hiếm, vì vậy trong tự nhiên, phân tử khí hiếm chỉ gồm một nguyên tử.
Các nguyên tử có 1-3 electron lớp ngoài cùng đều là các kim loại (trừ B). Trong các phản ứng hoá học các kim loại có xu hướng chủ yếu là nhường electron trở thành ion dương.
Các nguyên tử có 5 -7 electron lớp ngoài cùng đều là các phi kim. Trong các phản ứng hoá học các phi kim có xu hướng chủ yếu là nh
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Hải Nhu
Dung lượng: | Lượt tài: 7
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)