Sach luoc mau muc trong cach mang thang 10
Chia sẻ bởi Phan Dinh Thai |
Ngày 10/05/2019 |
37
Chia sẻ tài liệu: sach luoc mau muc trong cach mang thang 10 thuộc Lịch sử 11
Nội dung tài liệu:
SÁCH LƯỢC MẪU MỰC TRONG CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI VÀ TÁC ĐỘNG VỚI CHÂU ÂU.
SINH VIÊN: PHAN ĐÌNH THÁI
MSSV : 0911831
GVHD : HOÀNG THỊ NHƯ Ý
BỐ CỤC ĐỀ TÀI
Mở đầu
Chương một: tểu sử lê nin
Chương hai: sách lược mẫu mực trong cách mạng tháng mười
Chương ba: tác động của cách mạng tháng mười với châu âu
Kết luận
Cách mạng tháng 10 Nga là một cuộc đại cách mạng. đây là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên thành công ở nước Nga, nó đã góp phần vào việc bẻ gảy khâu yếu nhất trong sợi dây chuyền của chủ nghĩa đế quốc.đây là một cuộc cách mạng vĩ đại nó đã mang lai quyền lợi cho tầng lớp nông dân và công nhân, tầng lớp vô sản trong nước Nga. Với thắng lợi của cách mạng thang 10 đã phá vỡ trật tự thế giới cũ và thiết lập nên hai chế độ đối lập nhau giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản. Mở ra con đường Cách mạng vô sản cho giai cấp công nhân ở các nước tư bản và nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc.
Cách mạng tháng Mười như một tấm gương chói lọi, nó thức tỉnh và cổ vũ các dân tộc bị áp bức đứng lên tự giải phóng “Giống như mặt trời chói lọi, cách mạng tháng Mười chiếu sáng khắp năm châu, thức tỉnh hàng triệu hàng triệu người bị áp bức đứng lên tự giải phóng
Cách mạng tháng Mười đã mở đầu sự gắn bó chặt chẽ giữa phong trào cách mạng vô sản ở các nước tư bản và phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, phụ thuộc thành một mặt trận chung chống chủ nghĩa đế quốc. Bởi vậy từ sau Cách mạng tháng Mười, phong trào cách mạng ở mỗi nước trong đó có Việt Nam đều là một bộ phận khăng khít của phong trào cách mạng thế giới.
Cách mạng tháng Mười đánh dấu sự thắng lợi của chủ nghĩa Mác Lê-nin đồng thời nó mở đường cho chủ nghĩa Mác Lê-nin thâm nhập vào tất các quốc gia, dân tộc khác nhau trên thế giới nhất là các nước thuộc địa và phụ thuộc.
Cung cấp những bài học kinh nghiệm vô cùng quý báu cho phong trào Cách mạng thế giới.
Cách mạng tháng Mười và Chiến tranh thế giới thứ nhất đã kết thúc thời kì Lịch sử thế giới cận đại và mở ra thời kì phát triển mới trong lịch sử loài người: Lịch sử thế giới hiện đại – giai đoạn quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới.
Chương một: tểu sử lê nin
Lenin sinh tại SimbirskLe nin nổi tiếng học giỏi tiếng La Tinh và tiếng Hy Lạp. Hai bi kịch đã xảy ra trong thời niên thiếu của ông. Lần đầu khi cha ông qua đời vì xuất huyết não năm1886. Tháng 5 năm 1887 anh cả của ông là Aleksandr Ilyich Ulyanov - một người theo phái "Dân ý" - bị treo cổ vì tham gia vào một âm mưu ám sát Nga hoàng Aleksandr III. Sự kiện này đã làm Le nin trở thành người cấp tiến
Tiểu sử chính thức của ông thời Xô Viết coi sự kiện này có ảnh hưởng lớn tới các quá trình cách mạng của ông. Một bức tranh nổi tiếng của Belousov, Chúng ta sẽ đi theo một con đường khác, được in lại hàng triệu bản trong những cuốn sách thời Xô Viết, mô tả cậu bé Lenin và mẹ đang buồn bã khi mất người anh trai. Câu nói "Chúng ta sẽ theo một con đường khác" có nghĩa là Lenin đã lựa chọn chủ nghĩa mác để tiếp cận tới cách mạng nhân dân, thay vì những phương pháp vô chính phủ cá nhân. Khi Lenin bắt đầu quan tâm tới chủ nghĩa Mac, ông tham gia vào các cuộc phản kháng của sinh viên và cuối năm đó bị bắt. Sau đó ông bị đuổi khỏi Đại học Kazan. Ông tiếp tục học tập một mình và tới năm 1891 đã có giấy phép hành nghề luật.
Ngày 7 tháng 12 năm 1895, ông bị nhà chức trách bắt giam 14 tháng sau đó trục xuất tới một làng tại Shushenskoye ở Siberia. Tháng 4 năm 1899, ông xuất bản cuốn sách Sự phát triển của Chủ nghĩa Tư bản tại Nga, một cuốn sách khá đồ sộ. Năm 1900, thời kỳ đi đày chấm dứt. Ông đi du lịch nước Nga và những nơi khác ở châu Âu. Lenin đã sống tại Zürich, Genève, Munchen, Praha, Viên và Luân Đôn và trong khi bị đi đày ông đã sáng lập tờ báo Iskra. Ông cũng viết một số bài báo và cuốn sách về phong trào cách mạng.
Trong giai đoạn năm 1903 ông lãnh đạo phái bôn – sê – vích sau một sự chia rẽ với những người men – sê – vích, điều này xảy ra một phần từ cuốn sách nhỏ của ông điều cần làm
Năm 1906 ông được bầu làm Chủ tịch RSDLP.
Ngày 16 tháng 4 năm 1917, Lenin quay trở về thủ đô Petrograd và nhận vai trò lãnh đạo bên trong phong trào Bolshevik, xuất bản Luận cương tháng 4.
Ngày 8 tháng 11, Le nin được Đại hội Xô viết Nga bầu làm Chủ tịch Hội đồng Dân ủy. Tháng 3 năm 1919, Le nin và các lãnh đạo bôn – sê – vích khác gặp gỡ với các nhà cách mạng xã hội chủ nghĩa từ khắp nơi trên thế giới và lập ra Quốc tế Cộng sản. Lãnh tụ Vladimir Ilyich Lenin qua đời ngày 21 tháng 1, 1924 ở tuổi 53
CHƯƠNG II.SÁCH LƯỢC MẪU MỰC TRONG CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA.
Lê nin đã tùng nói sách lược mẫu mực của cách mạng tháng 10 Nga và cách mạng vô sản thế giới là chủ nghĩa bôn sê vích.
Trước hết chuyên chính của giai cấp vô sản đã phát sinh ở nước Nga là một chính quyền xuất hiện trên cơ sở sự liên minh giữa giai cấp vô sản và quần chúng nông dân lao động, số quần chúng này là do giai cấp vô sản lãnh đạo. Sau nữa, chuyên chinh của giai cấp vô sản đã được xác lập ở nước Nga, đó là kết quả của sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội trong một nước, còn ít phát triển về mặt chủ nghĩa tư bản. Cố nhiên như thế không có nghĩa là cách mạng tháng 10 hoàn toàn không có những đặc điểm khác.
Lý luận của Lê nin về chuyên chính vô sản không phải là một lý luận thuần túy Nga, nhưng lại là một lý luận mà bắt buộc tất cả các nước phải áp dụng. Chủ nghĩa bôn sê vích như Lê nin nói, là một “kiểu mẫu về sách lược cho tất cả các nước”.
Cách mạng tháng 10 là một kiểu mẫu mực về việc áp dụng thực tiễn lý luận của Lê nin về cách mạng vô sản.
Lê nin nói: sự phát triển không đồng đều về kinh tế và chính trị là một quy luật tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản. Do đó mà kết luận rằng chủ nghĩa xã hội có thể thắng lợi bước đầu trong một số ít nước tư bản chủ nghĩa hoặc thậm chí trong một nước. giai cấp vô sản chiến thắng của nước đó, sau khi đã tịch thu tài sản của bọn tư bản và đã tổ chức nền sản xuất chủ nghĩa xã hội trong nước mình, sẽ đứng lên chống lại cái phần thế giới tư bản còn lại
Muốn hiểu được sách lược của những người bôn sê vích thì cần phải hiểu được những đặc điểm quan trọng của sách lược ấy.
Đặc điểm thứ nhất: điểm căn bản trong việc chuẩn bị cách mạng tháng mười là quyền lãnh đạo không chia sẽ của một chính đảng duy nhất, đảng cộng sản. Đó là nét đặc trưng của cách mạng tháng mười, là đặc điểm thứ nhất trong sách lược của những người bôn – sê –vích trong cách mạng tháng mười.
Không cần phải chứng minh củng có thể thấy, nếu không có đặc điểm ấy trong sách lược của những người bôn – sê –vích thì không thể nào có được sự thắng lợi của chuyên chính vô sản trong hoàn cảnh chủ nghĩa đế quốc.
Suốt thời kỳ chuẩn bị cách mạng tháng mười, trong cuộc đấu tranh của mình, đảng đã luôn luôn dựa vào cao trào tự phát của phong trào cách mạng có tính chất quần chúng.
Dựa vào cao trào tự phát ấy, đảng đã đảm bảo cho mình nắm được quyền lãnh đạo phong trao mà không chia sẽ với ai.
Một sự lãnh đạo như vậy đối với phong trào đã giúp cho đảng dễ dàng thành lập một đội quân chính trị có tính chất quần chúng cho cuộc khỡi nghĩa tháng mười.
Một chính sách như thế nhất thiết phải đưa đến kết quả là toàn bộ cuộc chuẩn bị của cách mạng tháng mười đều được tiến hành dưới sự lãnh đạo của một chính đảng duy nhất, đảng bôn – sê- vích.
Cuộc chuẩn bị như thế lại còn đưa đến kết quả là, sau cuộc khỡi nghĩa tháng mười, chính quyền đã lọt vào tay một đảng duy nhất, đảng bôn- sê- vích.
Đặc điểm thứ hai: chuẩn bị cách mạng tháng mười đã được chuẩn bị dưới sự lãnh đạo duy nhất của một chính đảng, đảng bôn – sê – vích, quyền lãnh đạo ấy tiến hành theo đường lối cô lập các đảng thỏa hiệp, coi đó là những tập đoàn nguy hiểm nhất trong thời kỳ cách mạng bùng nổ, tức là đường lối cô lập bọn xã hội chủ nghĩa cách mạng và men – sê – vích.
Quy tắc chiến lược cơ bản của Lê nin là thừa nhận rằng:
Chổ dựa xã hội nguy hiểm nhất của những kẻ thù cách mạng trong thời kỳ sắp nổ ra cách mạng là các đảng thỏa hiệp.
Không thể lật đổ được kẻ thù ( chế độ Nga hoàng hoặc giai cấp tư sản ) nếu không cô lập được các đảng ấy.
Trong thời kỳ chuẩn bị cách mạng, những đòn chủ yếu, do đó, phải nhằm cô lập các đảng ấy, tách đông đảo quần chúng lao động ra khỏi ảnh hưởng của các đảng ấy.
Nét đặc trưng của thời kỳ đó là quần chúng nhân dân lao động ngày càng cách mạng hóa hơn, họ thất vọng đối với bọn xã hội chủ nghĩa cách mạng và bon men - sê – vích họ đã xa rời các đảng này, họ đã chuyển hướng để trực tiếp đoàn kết với giai cấp vô sản là lực lượng cách mạng triệt để duy nhất có khả năng đưa nước nhà đến hòa bình. Lịch sử của thời kỳ ấy là lịch sử của cuộc đấu tranh vì quần chúng lao động trong giai cấp nông dân, để tranh thủ số quần chúng ấy
cô lập đảng men – sê – vích và đảng xã hội chủ nghĩa – cách mạng là đường lối lãnh đạo chủ yếu trong việc chuẩn bị cách mạng tháng mười, đó là đặc điểm thứ hai trong sách lược của những người bôn – sê – vích.
Nếu không có đặc điểm của sách lược bôn - sê – vích, thì liên minh giữa giai cấp công nhân và quần chúng nhân dân lao động sẽ nằm lơ lững trên không.
Đặc điểm thứ ba: như vậy thì sự lãnh đạo của đảng trong việc chuẩn bị cách mạng tháng mười đã theo đường lối cô lập đảng xã hội chủ nghĩa – cách mạng và đảng men – sê – vích, đường lối này nhằm tách quảng đại quần chúng công nông ra khỏi các đảng ấy. Sự cô lập ấy đã thực hiện dưới hình thức một phong trào cách mạng của quần chúng để giành lấy chính quyền xô – viết theo khẩu hiệu “toàn bộ chính quyền về tay các xô – viết”, bằng cách đấu tranh để biến các xô - viết, từ các cơ quan động viên quần chúng thành những cơ quan khỡi nghĩa, thành những cơ quan chính quyền, thành bộ máy của một nhà nước vô sản mới.
Ngay từ tháng 9 – 1917 Lê nin đã nói:
Các xô – viết hợp thành bộ máy nhà nước mới, bộ máy này tiểu biểu trước hết cho lực lượng vũ trang của công nông, lực lượng không tách rời khỏi nhân dân như lực lượng của quân đội thường trực cũ, mà lại gắn chặt với nhân dân, về mặt quân sự, thì lực lượng vô cùng mạnh hơn những lực lượng trước kia, về mặt cách mạng thì không thể đem một lực lượng nào khác thay thế nó được. Hai là bộ máy đó thiết lập được với quần chúng, với đại đa số nhân dân, một mối liên hệ chặt chẽ, cố kết, dễ kiểm soát và đổi mới, đến nổi người ta không tìm ra được một cái gì tương tự trong bộ máy nhà nước cũ. Ba là, do nhân dân bầu ra và có thể thay đổi thành phần tùy theo ý nguyện của nhân dân mà không cần phải có những thủ tục quan liêu, nên bộ máy ấy dân chủ hơn tất cả bộ máy trước kia rất nhiều.
Bốn là, nó đảm bảo được mối liên hệ vững chắc với đủ các thứ nghề ghiệp, do đó, làm dễ dàng cho việc thi hành một cách không quan liêu về cải cách nhiều mặt nhất và sâu xa nhất. Năm là, nó là một hình thức tổ chức của đội tiên phong, nghĩa là của bộ máy giác ngộ nhất, cương quyết nhất, tiên tiến nhất của các giai cấp bị áp bức, tức là công nhân và nông dân, vậy nó là bộ máy mà đội tiên phong của giai cấp bị áp bức dùng để nâng cao, giáo dục, rèn luyện và lôi kéo theo mình toan thể quần chúng đông đảo trong các giai cấp ấy, từ trước đến nay vẫn đứng ngoài lề đời sống chính trị, ngoài lề lịch sử. Sáu là, nó cho phép kết hợp những cái hay của chế độ đại nghị với những cái hay của chế độ dân chủ trực tiếp và chân chính, nghĩa là cho phép ta tập hợp vào cá nhân những đại biểu do nhân dân bầu ra, quyền lập pháp và quyền hành pháp, so với chế độ đại nghị tư sản thì đó là một bước tiến có ý nghĩa toàn thế giới trong quá trình phát triển của chế độ dân chủ.
Nếu tài sáng tạo của các giai cấp cách mạng đã không tạo ra được các xô – viết thì cách mạng vô sản ở Nga sẽ là một công cuộc vô hy vọng, vì với bộ máy nhà nước cũ, chắc chắn là giai cấp vô sản sẻ không thể nào được giữ chính quyền và người ta không thể nào trong chốc lát tạo ra được một bộ máy nhà nước mới.
Vì thế những người bôn – sê – vích đã nắm lấy các xô – viết làm một cái khâu tổ chức cơ bản, cái khâu này có thể làm cho việc tổ chức cách mạng tháng mười và cho việc tạo ra một bộ máy nhà nước mới và hùng mạnh dược dễ dàng.
Khẩu hiệu: “ toàn bộ chính quyền vê tay các xô - viết”, về mặt phát triển bên trong, đã trải qua hai giai đoạn: giai đoạn thứ nhất
( cho tới sự thất bại của những người bôn – sê - vích hồi tháng bảy, trong thời kỳ hai chính quyền song song tồn tại) và giai đoạn thứ hai (sau cuộc nổi loạn của cooc – ni – lốp thất bại).
Trong giai đoạn thứ nhất, khẩu hiệu đó có nghĩa là làm cho khối của những người bôn – sê – vích và xã hội chủ nghĩa - cách mạng sẽ đoạn tuyệt với những người dân chủ - lập hiến, là một chính phủ xô - viết sẽ thành lập gồm những người men – sê – vích và xã hội chủ nghĩa - cách mạng ( vì các xô viết hồi đó do những người men – sê – vích và những người xã hội chủ nghĩa - cách mạng nắm), là phe đối lập (tức là những người bôn – sê – vích) được quyền tự do cổ động và các chính đảng có quyền tự do đấu tranh trong nội bộ các xô – viết, các cuộc đấu tranh này tất nhiên phải giúp cho những người bôn – sê – vích giành lấy các xô – viết và thay đổi thành phần chính phủ xô – viết, trong quá trình phát triển hòa bình của cách mạng
Kế hoạch ấy cố nhiên không có nghĩa là chuyên chính vô sản. Nhưng nhất định là nó làm dễ dàng cho việc chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đảm bảo chuyên chính, vì đưa được bọn men – sê – vích và xã hội chủ nghĩa – cách mạng lên nắm chính quyền và bắt buộc chúng phải thực hiện trên thực tế cương lĩnh phản cách mạng của chúng, là kế hoạch đã phải làm cho các đảng ấy chóng bị lộ chân tướng, chóng bị cô lập, chóng bị quần chúng xa lìa.Nhưng sự thất bại của những người bôn – sê – vích hồi tháng bảy đã làm cho quá trình đó gián đoạn. Khiến cho thế lực phản cách mạng của bọn tướng tá và bọn dân chủ - lập hiến chiếm được ưu thế, và làm cho bọn xã hội chủ nghĩa – cách mạng và men – sê – vích ngả theo thế lực cách mạng. Hoàn cảnh đó đã bắt buộc đảng phải tạm thời rút khẩu hiệu “ toàn bộ cách chính quyền về tay xô – viết”, để rồi lại để nó ra khi có một cao trào cách mạng mới.
Cuộc nổi loạn của cooc – ni lốp thất bại đã mỡ đầu cho giai đoạn thứ hai. Khẩu hiệu “ toàn bộ chính quyền về tay xô – viết” lại được đề ra cấp bách. Nhưng lúc này, khẩu hiệu ấy không còn có cùng một ý nghĩa như trong giai đoạn thứ nhất nữa. Nội dung của nó đã thay đổi về căn bản. Lúc bấy giờ, khẩu hiệu đó có nghĩa là: cách mạng tiến thẳng đến chuyên chính vô sản bằng con đường khỡi nghĩa. Hơn nữa, luc bấy giờ khẩu hiệu đó có một tổ chức chuyên chính vô sản và làm cho chuyên chính ấy có hình thức nhà nước
Điều đã làm cho sách lược biến các xô – viết thành những cơ quan của chính quyền nhà nước có một ý nghĩa không thể đánh giá hết được, chính là ở chổ sách lược ấy đã giải thoát cho đông đảo quần chúng lao động ra khỏi chủ nghĩa đế quốc, đã tố giác đảng men – sê – vích và đảng xã hội chủ nghĩa – cách mạng là công cụ của chủ nghĩa đế quốc và đã đưa quần chúng đó có thể nói là tiến thẳn đến chuyên chính vô sản.
Vì vậy, chủ trương biến các xô – viết thành các cơ quan của chính quyền nhà nước là điều kiện quan trọng nhất trong vieech cô lập đảng thỏa hiệp và sự thắng lợi của chuyên chính vô sản, đó là đặc điểm thứ ba của sách lược của những người bôn – sê – vích trong cách mạng tháng mười.
Đặc điểm thứ tư: tình hình trình bày sẽ không còn toàn diện, nếu chúng ta không chú trọng đến vấn đề xem như thế nào và tại sao những người bôn – sê – vích đã biến được các khẩu hiệu của đảng thành những khẩu hiệu của đông đảo quần chúng, thành những khẩu hiệu thúc đẩy cách mạng tiến lên. Tại sao và như thế nào mà đảng đã thuyết phục được chẳng những đội tiên phong và đa số giai cấp công nhân mà cả đa số trong nhân dân nữa, để họ tin chắc rằng chính sách của đảng là đúng
Sự thật là, muốn cho một cuộc cách mạng thắng lợi, nếu đó là một cuộc cách mạng thật sự có tính chất nhân dân và bao gồm đông đảo quần chúng, mà chỉ có những khẩu hiệu đúng đắn của đản thôi thì chưa đủ. Muốn cho một cuộc cách mạng thắng lợi, cần phải có một điều kiện cần thiết nữa đó là: lam sao cho bản thân quần chúng do kinh nghiệm riêng của mình nhận rỏ rằng những khẩu hiệu ấy là đúng. Chỉ có như thế thì những khẩu hiệu của đảng mới trở thành những khẩu hiệu của đông đảo quần chúng. Chỉ có như thế thì cách mạng mới thật sự trở thành mộtcuộc cách mạng có tính chất nhân dân. Một trong những đặc điểm sách lược của những người bôn – sê – vích trong cách mạng tháng mười, là sách lược đó biết định ra một cách đúng đắn những con đường va bước ngoặt tất nhiên phải đưa quần chúng tới những khẩu hiệu của đản, do đó, giúp cho họ dễ dàng cảm thấy, dễ kiểm tra và dễ công nhận bằng kinh nghiệm của riêng mình, sự đúng đắn của khẩu hiệu ấy
Nói một cách khác, một trong những sách lược của những người bôn – sê – vích trong cách mạng tháng mười là sách lược ấy không lẫn lộn giữa hai việc này với nhau, lãnh đạo đảng và lãnh đạo quần chúng, là nó thấy rõ sự khác nhau giữa phương thức lãnh đạo thứ nhất và phương thức lãnh đạo thứ hai và do đó, nó chẵng những là khoa học lãnh đạo đảng mà còn là khoa học lãnh đạo đông đảo quần chúng lao động nữa.
Kinh nghiệm triệu tập và giải tán quốc hội lập hiến là một ví dụ nổi bật về sự biểu hiện đặc điểm đó của sách lược bôn – sê – vích.
biết lấy kinh nghiệm của bản than quần chúng mà thuyết phục cho quần chúng tin chắc rằng những khẩu hiệu của đảng là đúng, đồng thời dẫn dắt họ đến chổ lập trường cách mạng, đó là điều kiện quan trong nhất để cho đảng tranh thủ được hàng triệu người lao động.Đó là đặc điểm thứ tư trong sách lược của những người bôn – sê – vích trong cách mạng tháng mười.
Từ những đặc điểm phân tích ở trên chúng ta thấy sách lược của những người bôn – sê – vích trong cách mạng tháng mười là mẩu mực là sách lược cho các nước noi theo và nó đã chứng minh sự mẫu mực ấy trong việc đưa cách mạng tháng mười 1917 ở Nga thành công thiết lập một nước xô – viết nhà nước vô sản đầu tiên trên thế giới.
CHƯƠNG III. TÁC ĐỘNG CỦA CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI ĐỐI VỚI CHÂU ÂU.
“Cách mạng tháng mười Nga như mặt trời soi rọi năm châu, bốn biển”. Cách mạng tháng mười Nga có tác động to lớn đến sự phát triển của lịch sử thế giới. Từ cách mạng tháng mười loài người đã bước vào một thời đại mới, thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bả lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới, thời đại sụp đổ của chủ nghĩa tư bản và thơi đại thắng lợi của chue nghĩa xã hội. Ở đây chúng ta chỉ xét tác động của cách mạng tháng mười Nga đối với châu Âu.
Cách mạng tháng mười Nga đã trở thành nhân tố có ý nghĩa quyết định, đẩy chủ nghĩa tư bản ở Chẩu Âu vào cuộc khủng hoảng ngày càng trầm trọng và suy yếu. Chủ nghĩa tư bản không còn là một hệ thống thế giới hoàn chỉnh.
Ngay khi vừa ra đời, chính quyền xô – viết đã làm những việc chưa từng có lúc bấy giờ. Đó là sắc lệnh hòa bình đòi nhanh chóng chấm dứt cuộc chiến tranh đế quốc, đề nghị các quốc gia tham chiến ký kết hòa ước đi tới một nền hòa bình dân chủ công bằng. Không có thôn tính đất đai và bồi thường chiến tranh. Đó là sắc lệnh ruộng đất, tuyên bố thủ tiêu chế độ sở hữu ruộng đất của giai cấp địa chủ quý tộc, thực hiện khẩu hiệu ruộng đất cho dân cày
Đó là sắc luật xóa bỏ mọi sự phân biệt đẳng cấp, dân tộc và mọi tước vị phong kiến, là tuyên ngôn về quyền lợi của nhân dân lao động và bị bóc lột. Đó là những việc làm hầu như hoàn toàn mới mẽ đối với nhân dân các nước châu Âu Ngay sau khi cách mạng tháng mười thành công, nhà báo cộng sản Mỹ John Reed, người tận mắt chứng kiến cuộc cách mạng, đã gọi đó là sự kiện làm “rung chuyển thế giới”, đánh dấu “sự ra đời của thế giới mới”. Là nơi chứng kiến trực tiếp, Châu Âu đã rung chuyển bởi những ảnh hưởng của cuộc cách mạng.
Do những thảm họa đau thương, cùng cực của cuộc chiến tranh thế giới và được ủng hộ mạnh mẽ của cuộc cách mạng Nga, một cao trào đấu tranh đã dấy lên sôi nổi, mạnh mẽ ở hầu hết các nước Châu Âu từ Anh, Pháp, qua Italia, Hunggari tới Đức và Ba Lan, lích sử gọi đó là cao trao cách mạng vô sản ở Châu Âu trong những năm 1918 – 1923. Nét nổi bật của cao trào cách mạng này là sự tham gia đông đảo các tầng lớp lao động, đi đầu là giai cấp công nhân, với khí thế quyết liệt chưa từng thấy, cao trào diển ra dưới nhiều hình thức phong phú, từ mít tinh hội họp, biểu tình tuần hành, đình công và chiếm dữ nhà máy
như ở Italia đến khỡi nghĩa vũ trang dành chính quyền, là đi theo con đường của cách mạng Nga như một kiểu mẫu với việc thành lập các nhà nước xô – viết ở Bavere ( Đưc ), Hunggari và Xloovakia như những đỉnh cao của cao trào và nét đặc sắc của cao trào hầu như toàn mới mẻ là tình đoàn kết quốc tế giữa giai cấp công nhân các nước, nhất là khi 14 nước đế quốc tiến hành vũ trang can thiệp định bóp chết chính quyền xô – viết non trẻ.
Gia cấp công nhân Anh đã thành lập một hệ thống các “ủy ban cút khỏi nước Nga”, từ cơ sở đến phạm vi cả nước. Họ dương cao khẩu hiệu “không được can thiệp vào nước Nga”, từ chối chuyên chở vũ khí cho bọn bạch vệ và đe dọa sẽ tổng bải công trong cả nước nếu chính phủ Anh tiếp tục can thiệp vào nước Nga xô – viết. Ở Pháp, giai cấp công nhân xuống đường, lính thủy phản chiến, chống lệnh chỉ huy, kéo cờ đỏ trên chiến hạm buộc chính phủ pháp phải ra lệnh rút hạm đội về nước. Từ cao trào đấu tranh này, hang loạt các đảng cộng sản ra đời trở thành đội tiên phong của giai cấp công nhân cách mạng các nước
Các đảng cộng sản đã tập hợp lại đưa tới sự thành lập quốc tế cộng sản, bộ tham mưu chiến đấu của giai cấp công nhân quốc tế và địa bàn hoạt động đấu tranh trước hết và quan trọng là ở Châu Âu, nơi các mâu và xã hội hết sức gay gắt, trong nhiều nước, nền thống trị của giai cấp tư bản cầm quyền bị chấn động dữ dội, thậm chí có nơi bế bờ sụp đổ.
Nếu như giai cấp vô sản chào đón thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga thì bên kia chiến tuyến, giai cấp tư bản độc quyền Châu Âu lại hốt hoảng, căng túi và vội vã cùng nhau chống phá điên cuồng. thuẩn giai cấp
Cách mạng tháng mười như Hồ Chí Minh nhận xét “giống như mặt trời chói lọi, cách mạng tháng mười chiếu sáng khắp năm châu, thức tỉnh hàng triệu người bị áp bức, bóc lột trên trái đất. Cách mạng tháng mười Nga là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên thành công trên thế giới. Nó xóa bỏ hoàn toàn chế độ người bóc lột lột người, xóa bỏ chế độ giai cấp. Cách mạng tháng mười thành công đã để lại những bài học về việc tổ chức, đường lối cho việc đấu tranh cách mạng, cho các cuộc đấu tranh giai phóng dâ.
Cách mạng tháng mười củng góp phần tuyên truyền chủ nghĩa mác - lê nin giúp cho giai cấp vô sản và quần chúng nhân dân lao động có đường lối đấu tranh đúng đắn. Sau khi kết thúc chiến tranh thế giới thứ nhất các nước đế quốc cho dù thắng trận hay thua trận thì đều bị tàn phá nặng nề về kinh tến tộc
Nhất là ở Châu Âu nơi tập trung đế quốc tư bản, các nước đế quốc đã áp bức bóc lột giai cấp vô sản ở các nước thuộc địa củng như giai cấp vô sản chính quốc cho nên khiến cho mâu thuẩn giai cấp càng gay gắt, trong khi đó cách mạng tháng mười Nga thành công là nhà nước chuyên chính vô sản đầu tiên trên thế giới thành lập đã cho giai cấp vô sản và nhân dân lao động ở Châu Âu thấy được chỉ có cách mạng vô sản mới giải quyết được vấn đề giai cấp và dân tộc.
Cách mạng tháng mười Nga đã làm rung chuyển Châu Âu, mang lại một sắc thái mới, một khí thế mới cho cuộc đấu tranh giải phóng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động các nước va sự hiện diện của liên bang xô viết thành quả to lớn nhất của cuộc cách mạng, đã làm thay đổi căn bản bản đồ chính trị Châu Âu
nhưng một thực thể địa chí trị hung mạnh, đã kiên cương đương đầu chống mọi thế lực phản động tàn bạo nhất, cứu vãn những giá trị văn minh và các dân tộc Châu Âu và thế giới thoát khỏi những thảm họa man rợ của chủ nghĩa phát xít. Cách mạng tháng mười Nga đã làm thay đổi Châu Âu khiến cho phong trào cách mạng ở đây phát triển cao hơn. Khiến phong trào giải phóng dân tộc đi đến kết quả nhiều nước dành được độc lập.
Kết luận
Cách mạng tháng mười 1917 thành công đó là cuộc cách mạng vô sản thành công đầu tiên trên thế giới, cuộc cách mạng vô sản thành công ngay trong lòng nước Nga đế quốc, cách mạng thành công đã có ý nghĩa to lớn đối với lịch sử nước Nga và nhất là ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của lịch sử của thế giới. Cách mạng tháng mười Nga thành công đã bẽ gãy khâu yếu nhất trong sợi dây chuyền của chủ nghĩa đế quốc, nó đã đánh một đòn rất nặng vào chủ nghĩa đế quốc, cuộc cách mạng tháng mười Nga thành công phải kể đến công lao của Lê nin đã truyền bá xây dựng lý luận cách mạng cho cuôc cách mạng đi đến thành công
Cuộc cách mạng thành công cũng do sách lược và chiến lược của lê nin và đảng bôn – sê – vích, như lê nin nói sách lược mẫu mực của cách mạng tháng mười là chính sách của những người bôn – sê – vích. Cách mạng tháng mười Nga như là ánh sáng trong đêm tối của giai cấp và thuộc địa. Với thành công của cách mạng tháng mười chứng tỏ đường lối mà lê nin và những người bôn – sê – vích là duy nhất đúng, thành công của cách mạng tháng mười có ảnh to lớn đối với Châu Âu, từ đây phong trào giải phóng dân tộc và thuộc địa ở Châu Âu phát triển sôi nổi, các nước thuộc địa và giai cấp vô sản chính quốc từ nay đã có ánh sáng soi đường là chủ nghĩa mác lê nin và cách mạng tháng mười đã là chứng nhân của sự đúng đắn đó
“ cách mạng tháng mười như mặt trời chói lọi, cách mạng chiếu sáng khắp năm châu, thức tỉnh hang triệu người bị áp bức, bó lột trên trái đất, trong lịch sử loài người chưa từng có cuộc cách mạng nào có ý nghĩa to lớn và xâu sa đến thế”.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phan Dinh Thai
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)