Sách giáo khoa Tin học lớp 9 - Chương IV
Chia sẻ bởi Vũ Minh Sơn |
Ngày 06/11/2018 |
35
Chia sẻ tài liệu: Sách giáo khoa Tin học lớp 9 - Chương IV thuộc Tin học 9
Nội dung tài liệu:
Chương IV
đa phương tiện
Bài 13. thông tin đa phương tiện
1. Đa phương tiện là gì?
Hàng ngày con người tiếp nhận và xử lí thông tin thuộc nhiều dạng khác nhau, trong số đó có các dạng cơ bản là văn bản, hình ảnh và âm thanh.
Trong một số trường hợp, thông tin được tiếp nhận chỉ thuộc một dạng cơ bản, chẳng hạn khi đọc truyện (dạng văn bản), xem triển lãm tranh (dạng hình ảnh) hoặc nghe nhạc (dạng âm thanh). Trong một số trường hợp khác, chúng ta tiếp nhận nhiều dạng thông tin khác nhau một cách đồng thời. Ví dụ:
Khi xem phim tài liệu trên ti vi chúng ta vừa nghe lời bình, âm thanh nền vừa xem các hình ảnh và có thể có cả những dòng chữ.
Xem nội dung (văn bản, hình ảnh,...) được trình chiếu trên màn rộng, đồng thời lắng nghe giải thích của người trình bày trong cuộc hội thảo.
Xem ca sĩ có vũ đạo phụ hoạ trên màn hình máy tính là vừa xem biểu diễn vừa cảm thụ âm nhạc và giọng hát phát ra từ loa.
Những trường hợp trên là một vài ví dụ điển hình về tiếp nhận thông tin đa phương tiện.
Đa phương tiện (multimedia) được hiểu như là thông tin kết hợp từ nhiều dạng thông tin và được thể hiện một cách đồng thời.
Ta đã biết rằng, bằng chương trình máy tính có thể tạo ra sản phẩm chỉ chứa thông tin dạng văn bản (tệp văn bản được tạo bằng phần mềm soạn thảo văn bản Word), dạng hình ảnh (tệp ảnh được tạo bằng phần mềm đồ hoạ Paint) hoặc dạng âm thanh (ca khúc, bản nhạc dạng số hoá). Với sự phát triển của máy tính và tin học, ngày nay ta có thể tạo ra các sản phẩm thể hiện thông tin đa phương tiện và được gọi là sản phẩm đa phương tiện. Như vậy, sản phẩm đa phương tiện được hiểu là sản phẩm được tạo bằng máy tính và phần mềm máy tính.
2. Một số ví dụ về đa phương tiện
Từ trước tới nay, đa phương tiện đã được sử dụng nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu truyền đạt thông tin, ngay cả khi không sử dụng máy tính. Ví dụ:
Khi giảng bài, thầy cô giáo vừa nói (dạng âm thanh) vừa dùng bút (phấn) viết hoặc vẽ hình lên bảng (dạng văn bản hoặc hình ảnh).
Trong sách giáo khoa, ngoài nội dung chữ các bài học có thể còn có cả hình vẽ (hoặc ảnh) để minh hoạ.
Các sản phẩm đa phương tiện được tạo bằng máy tính có thể là phần mềm, tệp hoặc hệ thống các phần mềm và thiết bị, ví dụ như:
Trang web với nhiều dạng thông tin như chữ, tranh ảnh, bản đồ, âm thanh, ảnh động, đoạn phim (video clip),...
a) Bức tranh "Đêm sao" của danh hoạ Van Gogh trên một trang web
b) Đoạn phim quảng cáo iPhone trên website YouTube
c) Bản đồ số có tích hợp dữ liệu trên trang web Maps Google
Hình 100.
đa phương tiện
Bài 13. thông tin đa phương tiện
1. Đa phương tiện là gì?
Hàng ngày con người tiếp nhận và xử lí thông tin thuộc nhiều dạng khác nhau, trong số đó có các dạng cơ bản là văn bản, hình ảnh và âm thanh.
Trong một số trường hợp, thông tin được tiếp nhận chỉ thuộc một dạng cơ bản, chẳng hạn khi đọc truyện (dạng văn bản), xem triển lãm tranh (dạng hình ảnh) hoặc nghe nhạc (dạng âm thanh). Trong một số trường hợp khác, chúng ta tiếp nhận nhiều dạng thông tin khác nhau một cách đồng thời. Ví dụ:
Khi xem phim tài liệu trên ti vi chúng ta vừa nghe lời bình, âm thanh nền vừa xem các hình ảnh và có thể có cả những dòng chữ.
Xem nội dung (văn bản, hình ảnh,...) được trình chiếu trên màn rộng, đồng thời lắng nghe giải thích của người trình bày trong cuộc hội thảo.
Xem ca sĩ có vũ đạo phụ hoạ trên màn hình máy tính là vừa xem biểu diễn vừa cảm thụ âm nhạc và giọng hát phát ra từ loa.
Những trường hợp trên là một vài ví dụ điển hình về tiếp nhận thông tin đa phương tiện.
Đa phương tiện (multimedia) được hiểu như là thông tin kết hợp từ nhiều dạng thông tin và được thể hiện một cách đồng thời.
Ta đã biết rằng, bằng chương trình máy tính có thể tạo ra sản phẩm chỉ chứa thông tin dạng văn bản (tệp văn bản được tạo bằng phần mềm soạn thảo văn bản Word), dạng hình ảnh (tệp ảnh được tạo bằng phần mềm đồ hoạ Paint) hoặc dạng âm thanh (ca khúc, bản nhạc dạng số hoá). Với sự phát triển của máy tính và tin học, ngày nay ta có thể tạo ra các sản phẩm thể hiện thông tin đa phương tiện và được gọi là sản phẩm đa phương tiện. Như vậy, sản phẩm đa phương tiện được hiểu là sản phẩm được tạo bằng máy tính và phần mềm máy tính.
2. Một số ví dụ về đa phương tiện
Từ trước tới nay, đa phương tiện đã được sử dụng nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu truyền đạt thông tin, ngay cả khi không sử dụng máy tính. Ví dụ:
Khi giảng bài, thầy cô giáo vừa nói (dạng âm thanh) vừa dùng bút (phấn) viết hoặc vẽ hình lên bảng (dạng văn bản hoặc hình ảnh).
Trong sách giáo khoa, ngoài nội dung chữ các bài học có thể còn có cả hình vẽ (hoặc ảnh) để minh hoạ.
Các sản phẩm đa phương tiện được tạo bằng máy tính có thể là phần mềm, tệp hoặc hệ thống các phần mềm và thiết bị, ví dụ như:
Trang web với nhiều dạng thông tin như chữ, tranh ảnh, bản đồ, âm thanh, ảnh động, đoạn phim (video clip),...
a) Bức tranh "Đêm sao" của danh hoạ Van Gogh trên một trang web
b) Đoạn phim quảng cáo iPhone trên website YouTube
c) Bản đồ số có tích hợp dữ liệu trên trang web Maps Google
Hình 100.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Vũ Minh Sơn
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)