Ruột khoang

Chia sẻ bởi Lưu Thanh Thư | Ngày 18/03/2024 | 13

Chia sẻ tài liệu: ruột khoang thuộc Sinh học

Nội dung tài liệu:

NỘI DUNG THẢO LUẬN
Nêu đặc điểm cấu tạo của các: lớp thuỷ tức, sứa và san hô.
DANH SÁCH NHÓM 2
Nguyễn Thị Hải Hà
Phạm Hồng Hạnh
Hoàng Thị Thu Hiền
Lê Thị Thuý
Nguyễn Thị Viết
Ngành Ruột Khoang
( COELENTERATA)
Ngành Ruột Khoang
(Coelenterata)
Lớp San hô
(Anthozoa)
Lớp Sứa
(Scyphozoa)
Lớp thủy tức
(Hydrozoa)
* Đặc điểm chung.
Cơ thể có đối xứng tỏa tròn.
Ruột dạng túi
Thành cơ thể có 2 lớp tế bào
Tự vệ và tấn công nhờ tế bào gai
I. LỚP THUỶ TỨC:
I. LỚP THUỶ TỨC:
1. Thủy tức nước ngọt
I. LỚP THUỶ TỨC:
I. LỚP THUỶ TỨC:
a. Hình dạng ngoài
 Cơ thể hình trụ, có đế bám vào giá thể.
Phần đối diện có lỗ miệng với tua miệng tỏa ra xung quanh.
Cơ thể đối xứng tỏa tròn.
Đế
Tua miệng
Lỗ miệng
Trục đối xứng
I. LỚP THUỶ TỨC:
1. Thủy tức nước ngọt
b, Di chuyển
Di chuyển theo kiểu lộn đầu
 Có 3 cách di chuyển:
+ Di chuyển theo kiểu sâu đo.
+ Di chuyển lộn đầu.
+ Bơi.
1. Thủy tức nước ngọt
I. LỚP THUỶ TỨC:
Lát cắt ngang cơ thể thủy tức
Lát cắt dọc cơ thể thủy tức
Lớp ngoài
Lớp trong
Tầng keo
c. Cấu tạo trong của thủy tức.
I. LỚP THUỶ TỨC:
1. Thủy tức nước ngọt
 Ở thành ngoài gồm 4 loại tế bào.
- Tế bào mô bì cơ: hình trụ, có rễ, chứa nhân ở phía ngoài và chứa tơ xếp dọc theo trục cơ thể ở phía trong.
* Chức năng:
+ Bảo vệ mô bì.
+ Tạo tầng co rút theo chiều dọc cơ thể.
Tế bào mô bì cơ
- Tế bào gai: phân bố khắp cơ thể.
* Chức năng tấn công và tự vệ.

Tế bào trung gian: chưa phân hóa, cỡ bé.
* Chức năng: có thể hình thành tế bào sinh dục hoặc tế bào gai để thay thế chúng sau khi hoạt động.
Tế bào gai
Tế bào sinh sản
Khi yên tĩnh
Lúc hoạt động
Da con mồi
Gai cảm giác
Chất độc
Chất độc
Ống sợi rỗng
Gai móc
Tế bào cảm giác: hình thoi, nằm xen giữa các tế bào mô bì cơ, có tơ cảm giác hướng ra ngoài và gốc phân nhánh ở trong tầng keo.

- Tế bào thần kinh: hình sao, có các rễ liên kết với nhau tạo thành hệ thần kinh mạng lưới.
Tế bào thần kinh
Hệ thần kinh mạng lưới
 Thành trong giới hạn khoang vị gồm 2 loại tế bào:
- Tế bào mô bì cơ tiêu hóa: là những mô chưa phân hóa, phía ngoài làm nhiệm vụ bảo vệ, ở giữa làm nhiệm vụ co rút, phía trong có nhiệm vụ tiêu hóa (nội bào).
Tế bào mô bì cơ tiêu hóa
Tế bào tuyến: nằm xen giữa tế bào mô bì cơ tiêu hóa.
+ Nhiệm vụ tiết enzim vào khoang vị để tiêu hóa ngoại bào.
Dinh dưỡng của thủy tức
Tầng trung gian: không có cấu tạo tế bào, chỉ là các chất dịch, keo dính.
- Nhiệm vụ :
+ Liên kết các mô, các tế bào lại với nhau.
+ Cho các mô tựa vào để tạo nên hình dáng cơ thể con vật.
Tầng keo
2.Tập đoàn thủy tức.
a, Hình dạng ngoài:
- Tập đoàn được hình thành do các chồi con mới mọc không tách khỏi chồi mẹ.
I. LỚP THUỶ TỨC:
Tập đoàn thủy tức
b, Cấu tạo trong:
- Thành cơ thể cũng có các lớp tế bào thành ngoài, thành trong và tầng keo như thủy tức đơn độc.

- Nhưng khoang vị của các cá thể trong tập đoàn thông với nhau.
Thủy tức tập đoàn
- Giữa các cá thể của tập đoàn có sự phân hóa về hình thái và chức năng:
+ Cá thể dinh dưỡng: bắt và tiêu hóa mồi.
+ Cá thể sinh sản: có dạng biến đổi thành trục thuỷ mẫu, nơi hình thành nên các mầm thuỷ mẫu.
Cá thể sinh sản
Cá thể dinh dưỡng
Cá thể sinh sản
Cá thể dinh dưỡng
II/ Lớp sứa:
1. Hình dạng ngoài :
Cơ thể có dạng cái dù, có 1 thùy miệng rất phát triển làm nhiệm vụ bắt mồi.
Tầng keo của sứa dày lên làm cơ thể sứa dễ nổi và khiến cho khoang tiêu hóa thu hẹp lại, thông với lỗ miệng quay về phía dưới.
II/ Lớp sứa:
2. Di chuyển :
Khi di chuyển, sứa co bóp dù, đẩy nước qua lỗ miệng và tiến về phía ngược lại
II/ Lớp sứa:
3. Cấu tạo trong của sứa :
II/ Lớp sứa:
- Hệ tiêu hóa:
+ Miệng → hầu → hệ thống ống vị (nằm sau dạ dày)
+ Miệng làm nhiệm vụ lấy thức ăn, thức ăn được tiêu hóa trong dạ dày và hệ thống ống vị, các chất cặn bã được thải ra ngoài qua miệng.
+ Ống tiêu hóa : chưa có hậu môn và ruột sau.
II/ Lớp sứa:
Thùy miệng
Lỗ miệng
Tua bờ dù
Rôpali
Ống vị vòng
Ống vị phóng xạ
Tuyến sinh dục
Dây vị
Khoang vị
Mặt trên dù
Mặt dưới dù
Tầng keo.
II/ Lớp sứa:
Hệ cơ : đã phân hóa thành mô có dạng sợi, tập trung xung quanh bờ dù để giúp bờ dù co giãn.
Hô hấp: Hô hấp nhờ các túi ở mặt dưới dù.
II/ Lớp sứa:
Sinh dục : Các tuyến sinh dục nằm trong các ngăn của dạ dày, thường hệ sinh dục được hình thành từ lá phôi trong.
II/ Lớp sứa:
Tập trung nhiều tế bào: tế bào gai chứa chất độc → tự vệ, giết các con vật nhỏ.

II/ Lớp sứa:
Thần kinh: Đã có hiện tượng tập trung thành các hạch có 8 hạch quanh bờ dù → hạch thần kinh sơ khai.
+ Cơ quan thăng bằng là bình nang.
+ Có điểm mắt tập trung các tế bào thần kinh có khả năng nhận biết ánh sáng.
II/ Lớp sứa:
III/ LỚP SAN HÔ
III/ LỚP SAN HÔ
1. Đặc điểm cấu tạo cơ thể
Thành cơ thể
Tầng trung giao
Tầng nội bì
Khoang vị
III/ LỚP SAN HÔ
Thành cơ thể
Bên ngoài là lớp tế bào biểu bì
Phía trong là lớp cơ vòng và cơ dọc giúp cơ thể co giãn
Bên dưới lớp cơ là các tế bào thần kinh tạo thành hệ thần kinh mạng lưới
III/ LỚP SAN HÔ
1. Đặc điểm cấu tạo cơ thể
Tầng trung giao
Gồm lớp mô liên kết dày
San hô 6 tia có các tế bào hình sao có tác dung tạo ra bộ xương ngoài
San hô 8 tia có các tế bào sinh xương tạo ra bộ xương trong
Tầng nội bì
Gồm các tế bào cơ rất phát triển (cơ vòng và cơ dọc) có tác dụng tạo ra các vách ngăn trong khoang vị
Khoang vị
Được chia làm nhiều ngăn
Là căn cứ để phân loại các loài san hô khác nhau
2. Đặc điểm cấu tạo hệ cơ quan của cơ thể san hô:
III/ LỚP SAN HÔ
Cơ quan bắt mồi là các tua miệng, xếp thành 1 hay nhiều vòng quanh lỗ miệng( các mồi bé được cuốn thẳng vào lỗ miệng theo dòng nước)
Thức ăn qua lỗ miệng vào hầu
Ở hầu có các tế bào có lông hoạt động dồn nước vào khoang vị.
Trong khoang vị có nhiều vách ngăn, vách ngăn xếp tỏa ra xung quanh, phía ngoài gắn với thành cơ thể, phía trong có phần trên gắn với thành hầu, phần dưới có bờ từ do ( nơi tập trung nhiều tế bào tuyến tiết enzim tiêu hóa). Trên mặt bên của mỗi vách ngăn có các gờ cơ lớn chạy dọc. Lớp cơ vòng và cơ dọc trên thành cơ thể và thành hầu giúp san hô có thể nuốt chửng và tiêu hóa mồi lớn hơn nó
a. Cơ quan tiêu hóa
- San hô 8 tia chỉ có 1 rãnh hầu, 1 vành với 8 tua miệng dạng lông chim và 8 vách ngăn tạo thành 8 ngăn khoang vị ứng với 8 tua miệng ở phía ngoài.
san hô 8 tia
san hô 6 tia
- San hô 6 tia có số tua miệng và vách ngăn tăng trong quá trình sinh trưởng.
Phần lớn san hô có bộ xương
( Bộ xương là thành phần quan trọng quyết định hình dạng san hô tập đoàn. chúng được hình thành khác nhau ở san hô 8 tia và san hô 6 tia)
San hô 8 tia
San hô 6 tia
b. Bộ xương san hô :
Bộ xương của san hô 8 tia là bộ xương bên trong.
Chúng có cấu tạo từ các gai xương đá vôi hay chất sừng, do tế bào sinh xương trong tầng keo tạo thành.
Các gai xương này liên kết với nhau để cho trụ xương dạng nan quạt hoặc cành cây tùy theo vị trí mọc chồi của cá thể con khi hình thành tập đoàn.
Bộ xương san hô 8 tia
- Tập đoàn san hô 8 tia thường có dạng cành cây: Trên thành cơ thể của cá thể mẹ mọc nhiều nhánh để cho các cá thể mới. Tiếp theo tầng keo ở nách của các nhánh phát triển mạnh, trong đó cá gai xương kết với nhau tạo thành bộ xương của tập đoàn
Bộ xương san hô 6 tia
Bộ xương của san hô 6 tia là bộ xương bọc ngoài( sản phẩm tiết của mô bì)
+ San hô non tiết ra 1 đế xương bằng đá vôi, sau đó hình thành tường ngoài, rồi tạo tiếp các vách xương hướng về trung tâm, ứng với các vách ngăn chính
+ San hô lớn lên, đế xương cũng lớn dần, các vách xương mới mọc thêm cùng với ngăn chính mới được hình thành.
+ Vách xương có phần thịt bao kín ở ngoài.
- Hình dạng san hô phụ thuộc vào vị trí của chồi con. Vì vậy, tập đoàn san hô 6 tia có dạng: hình nấm, hình khối, cành cây, ….
Phần lớn san hô đơn tính
Tuyến sinh dục của san hô bám trên bờ trong các vách ngăn.
c. Hệ sinh sản của san hô
III/ LỚP SAN HÔ
2. Đặc điểm cấu tạo hệ cơ quan của cơ thể san hô:
1 số hình ảnh san hô
san hô Orange Cup
san hô Brain
san hô Helio Fungia sp
San hô Acropora
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lưu Thanh Thư
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)