Rừng và đời sống con người

Chia sẻ bởi Nguyễn Quang Loan | Ngày 23/10/2018 | 20

Chia sẻ tài liệu: Rừng và đời sống con người thuộc Sinh học 6

Nội dung tài liệu:

Tài nguyên rừng
Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của hành tinh
Tài nguyên rừng góp phần nâng cao cuộc sống
Xây dựng môi trường xanh sạch đẹp là nghĩa vụ và trách nhiệm của cộng đồng
Như chúng ta đã biết không khí đối với con người là không thể thiếu.Vậy làm sao để giữ được bầu không khí trong lành? Được biết đến với cái tên :” Lá phổi xanh của nhân loại “.Rừng đóng vai trò quan trọng đối với sự sống,trong đó có việc điều hòa không khí trên trái đất

Vai trò của rừng đối với môi trường và cuộc sống con người
Rừng cung cấp lâm sản
Rừng điều hòa lượng nước trên mặt đất
Rừng đối với khí quyển
Rừng đối với đất
Rừng là nguồn gen quý giá
Rừng cung cấp lâm sản
Rừng cung cấp nhiều loại lâm sản có giá trị cho các nghành công nghiệp như sơn, chất ta-nanh, thuốc nhuộm…và nhiều nguyên liệu sản xuất thuốc chữa bệnh và thức ăn cho người và động vật
Rừng là nơi cung cấp gỗ, củi. Năng xuất hàng năm vào khoảng 5 tấn chất khô/ ha/ năm.
Rừng còn là nơi sống của nhiều loài động thực vật, là nơi bảo vệ các nguồn gen quý hiếm và có giá trị sinh thái học cao
Khai thác gỗ tràm làm cột nhà, xả ván, đóng cừ, làm dàn giáo xây dựng…
Thằn lằn cổ diềm ở Australia.
Con cò mỏ giày là một loài chim lớn
sống ở vùng nhiệt đới của đông Phi.
Con nhím mỏ dài là loài
động vật được ghi vào sách đỏ.
Sếu đầu đỏ, một loài chim quý hiếm
nằm trong Sách đỏ Việt Nam và của thế giới
Nhân sâm là một loại thuốc quý giá từ rừng
Thân rể và rể củ có thể dùng làm thuốc bổ,
tăng lực, chống suy nhược,
hồi phục sức lực bị suy giảm ….
Rừng điều hòa lượng nước trên mặt đất
Nước mưa rơi trên rùng, được rừng giữ lại, ngấm xuống đất , chảy thành suối nối liền với các dòng sông làm nguồn nước quan trọng cung cấp cho đời sống và sản xuất
Rừng đóng vai trò quan trọng trong
Chu trình tuần hoàn nước trong tự nhiên
Ngoài ra, trong rừng nhiệt độ thấp, độ ẩm cao, gió yếu lượng hơi nước bốc hơi từ đất rừng thấp hơn nơi trống trải
Lớp xốp thảm mục trong rừng lại có tác dụng như một lớp xốp cách nhiệt che phủ mặt đất rừng, làm giảm lượng hơi nước bốc hơi và làm tăng độ ẩm của đất
Rừng đối với khí quyển
Rừng có sự ảnh hưởng đến sự bốc hơi nước ở môi trường xung quanh và giữ cân bằng nồng độ ôxy trong khí quyển. Vì thế rừng có vai trò điều hòa khí hậu
Rừng không chỉ cung cấp ôxy mà còn có tác dụng lọc không khí, làm cho không khí trong lành, môi trường trong lành sẽ làm hạn chế các loại vi khuẩn, vi rút gây bệnh vì thế nên trồng nhiều cây xanh quanh khu dân cư và khu công nghiệp…
Rừng đối với đất
Rừng có vai trò quan trọng trong việc hình thành và bảo vệ đất, hệ thống rừng – đất có vai trò quan trọng trong việc duy trì sự sống trên trái đất
Không những thế rừng còn có vai trò quan trọng trong việc hạn chế xói mòn đất, nhất là xói mòn đất trên sườn dốc, vì thế lớp đất bề mặt được bảo vệ, đồng thời trống được bồi lấp lòng xông, lòng hồ…..

Đất bị xói mòn do khai thác rừng
quá mức mà không có
biện pháp cải tạo đúng cách
Là nguyên nhân gây ra hiên tượng
lũ, lũ quét, lũ ống…
Rừng là nguồn gen quý giá
Rùng là ngân hàng gen to lớn và quý giá của nhân loại. Trong rừng có nhiều loài động, thực vật quan trọng đối với môi trường và cuộc sống con người.
Đối với rừng ở Việt Nam, các nhà khoa học đã ước tính có khoảng trên 10.000 loài thực vật bậc cao, trong đó có khoảng 1.000 loài cây gỗ lớn. Ngoài ra có trên 280 loài và phân loài thú, trên 1020 loài chym, 259 loài bò sát, 82 loài lưỡng cư và hàng vạn các loài sinh vật khác. Riêng cây làm thuốc có khoảng 1.500 loài. Đây là tài sản quý giá mà thiên nhiên ưu đãi cho chúng ta.
Khỉ má bạc ở rừng U Minh Hạ
Sếu đầu đỏ ở vườn quốc gia chàm chym
Sao la ở vùng núi Trường Sơn
Loài voọc ngũ sắc sống ở Bạch Mã
Lan Việt Nam là nguồn tài nguyên quý giá, có sức hấp dẫn cao không chỉ đối với các nhà khoa học, mà còn là thú say mê của nhiều người yêu hoa trong và ngoài nước.
Cây Huê còn gọi là cây Hương Đàn,
cây sưa < tên khoa học là
Dalbergia tonkinensis Prain,
thuộc họ Đậu >,
là loài cây quý hiếm , xếp vào nhóm IA.
Thạch tùng răng cưa - loại cây dược liệu cực hiếm trên thế giới vừa được phát hiện trong rừng sâu, trên vùng núi cao 1.000m tại Lâm Đồng.
Cả nước có 882 loài động - thực vật (418 loài động vật, 464 loài thực vật) đang bị đe dọa ở các mức khác nhau. Có ít nhất mười loài động - thực vật đã bị tuyệt chủng hoàn toàn hoặc tuyệt chủng trong tự nhiên.
Tài nguyên rừng trên thế giới
Rừng có 3 loại chính
- Rừng nhiệt đới ẩm
- Rừng nhiệt đới khô
- Rừng ôn đới
Rừng nhiệt đới ẩm tại Việt Nam
Rừng nhiệt đới ẩm: hơn 1 tỉ ha. Đây là hệ sinh thái phong phú nhất về sinh khối và loài. Mặc dù chỉ chiếm 7% diện tích đất tự nhiên, nhưng là nơi cung cấp khoảng 15% lượng gỗ và 50% số loài đã biết trên thế giới, cũng là nơi ở của hơn 140 triệu người. Khoảng 2/3 rừng này ở Mỹ Latinh, chủ yếu thuộc lưu vực sông Amazon, phần còn lại ở Châu Phi và Châu Á.
Rừng nhiệt đới khô: 1,5 tỉ ha, trong đó ở Châu Phi. Loại rừng này không phong phú về loài và sinh thái như rừng nhiệt đới ẩm, nhưng lại là phương tiện bảo vệ đất quan trọng. Giá trị kinh tế chủ yếu của chúng là chăn nuôi và cung cấp củi đun cho cư dân nông thôn.
Một góc rừng
Nhiệt đới khô
Rừng ôn đới: khoảng 1,6 tỉ ha,đa số thuộc các nước công nghiệp phát triển. Tính đa dạng sinh học của rừng này kém nhất, nhưng là nguồn cung cấp gỗ, nơi nghỉ ngơi, giải trí.
Một góc rừng ôn đới
Sự phân bố của rừng trên thế giới
Phân bố
Rừng phân bố không đồng đều trên các Châu Lục về diện tích cũng như thể loại. Tổng cộng có 29% diện tích lục địa được che phủ bởi rừng (khoảng 3.837 triệu ha, trong đó 1.280 triệu ha-chiếm 33% diện tích rừng là rừng thông-tập trung ở miền lạnh và ôn đới, còn lại 2.257 triệu ha-chiếm 67% là rừng rậm miền xích đạo và nhiệt đới.
Bảng 1. Sự phân chia rừng ở các khu vực
Theo bảng số liệu :
Đứng đầu là khu vực Mỹ La Tinh, thứ 2 là châu Phi,
Châu Đại dương chiếm tỉ lệ rừng thấp nhất trên thế giới
Hiện nay S rừng trên thế giới chỉ còn khoảng 29 triệu km2
Tài nguyên rừng ở Việt Nam
Việt Nam là một nước có diện tích rừng rộng lớn.Trước năm 1945 rừng đã bao phủ 14,3 triệu ha (chiếm 43,8 %) diện tích rừng tự nhiên.Theo số liệu của Bộ Lâm Nghiệp (1995) hiện nay S này chỉ còn 9,18 triệu ha với độ che phủ khoảng 27,7%. Thực hiện các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ, Việt Nam đã nỗ lực bảo vệ, phục hồi và trồng rừng mới của đất nước. Nhờ đó, tỷ lệ đất có rừng che phủ đã được cải thiện nâng lên 33,2% vào năm 2000 và đến năm 2008 đạt tới 39%. Như vậy, trung bình mỗi năm nước ta có thêm 0,6% diện tích đất được che phủ rừng. (Theo TTXVN, 08/06/2009 )
Các loại rừng chính ở Việt Nam
Rừng lá rộng thường xanh nhiệt đới: Rừng xanh tốt quanh năm,thường gặp trên các vùng đồi núi cao dưới 800 m phía Bắc, trên 1000 m phía Nam.
Rừng lá rộng thường xanh trên núi đá vôi: chủ yếu là rừng thường xanh, thực vật trên núi đá vôi khá phong phú…Điển hình cho loại rừng này là rừng quốc gia Cúc Phương
Một góc rừng
Và cây trò nghìn năm
Rừng quốc gia Cúc Phương
Rừng lá rộng thường xanh á nhiệt đới vùng núi cao : Thường gặp trên các vùng núi cao trên 800 m ở phía bắc, đất rừng dễ trồng các loại cây thuốc quý như đỗ trọng, quế, tam thất…
Cây đỗ quyên
Cây tam thất
Rừng khộp: Phân bố chủ yếu ở vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, DH Nam Trung Bộ. Trong rừng có loài cây chủ yếu như cây họ dầu ngoài ra có các loại cây gỗ quý như gụ, trắc, cẩm lai, giáng hương và các loài động vật như hươu, nai, voi, hổ, khỉ, vượn…
Rừng lá kim: Phân bố chủ yếu ở phía nam nơi có độ cao 1.000 m. Trong rừng có các cây như tùng, bách tán, thông hai lá, …Đặc biệt trên cao nguyên Lâm Đồng có rừng thông rộng lớn đây là nguồn tài nguyên gỗ và nhựa quý giá.
Rừng tre nứa: Phân bố từ Bắc vào Nam. Ví dụ: Rừng nứa ở Việt Bắc, rừng luồng Thanh Hóa, rừng trúc ở Thái nguyên
Ngoài ra ở Việt Nam tùy theo mục đích sử dụng người ta phân rừng làm ba loại như sau:
Rừng sản xuất: Được sử dụng với mục đích chủ yếu là để kinh doanh gỗ, mây, tre,…và các lâm sản khác như cây thuốc, nuôi các loài động vật
Rừng sản xuất gỗ
ở Lào Cai
Rừng phòng hộ: Được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu.
Bao gồm :
Rừng phòng hộ đầu nguồn
Rừng phòng hộ chắn sóng ven biển
Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát
Rừng phòng hộ bảo vệ môi trường sinh thái của các khu công nghiệp, khu dân cư, khu du lịch…
Một số loại rừng phòng hộ ở Việt Nam
Rừng đặc dụng: Đây là loại rừng được sử dụng chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, nguồn gen sinh vật rừng quý hiếm, các hệ sinh thái quan trọng của quốc gia.Ngoài ra rừng còn là nơi học tập, nghiên cứu, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa, tham quan du lịch …
Rừng đặc dụng được chia làm các loại:
Vườn quốc gia
Khu bảo tồn thiên nhiên
Khu rừng văn hóa xã hội
Khu nghiên cứu thí nghiệm
Vườn quốc gia Xuân Sơn
Bảng 2. Diện tích rừng tự nhiên
Bảng 3. Diện tích rừng tự nhiên
ở Việt Nam năm 1993 (đơn vị: 1000 ha)
Sự phá hủy của rừng
Sự phát triển của rừng gắn liền với sự phát triển của con người, nhu cầu của con người đối với rừng là rất lớn, vì thế nơi nào có sự gia tăng dân số nhanh là nơi đó rừng bị suy giảm nhanh.

Rừng bị suy thoái do nhiều nguyên nhân:
- Khai thác rừng quá mức: Gây xói mòn, thoái hóa đất, làm cạn kiệt nguồn nước, mất cân bằng sinh thái, làm tuyệt chủng các loài động thực vật…
- Sự đốt rừng: Tập quán du canh du cư của đại bộ phận người dân thuộc vùng dân tộc ít người, ý thức của người dân và người tham quan gây ra hiện tượng cháy rừng gây thiệt hại cho nền kinh tế và các loài động thực vật trong rừng
- Sự chăn thả quá mức
- Hậu quả của chiến tranh: Từ năm 1961 đến 1971 hơn 44% diện tích rừng ở miền Nam nước ta đã bị hủy diệt do bom đạn và chất độc hóa học của Mỹ
- Ý thức bảo vệ và phát triển rừng còn kém, quy chế sử lý thiếu tính răn đe

Bảng 4. Diện tích rừng bị cháy và chặt phá ( % )
Một số hình ảnh
về sự phá hủy rừng
Và đây là số ít những thiệt hại
Quản lý tài nguyên rừng
Chiến lược khôi phục và bảo vệ rừng được thực hiện bằng cách
- Ngăn chặn nặn phá rừng, đặc biệt là rừng nguyên sinh và rừng nhiệt đới
- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục về vai trò của rừng, thực trạng của rừng để mọi người có ý thức bảo vệ và trồng rừng
- Vận động đồng bào dân tộc ít người sống định canh định cư, đồng thời phát triển các mô hình nông – lâm hoặc lâm – ngư kết hợp để khai thác bền vững các hệ sinh thái rừng
- Quan tâm công tác quy hoạch quản lý và bảo vệ rừng, tránh khai thác bừa bãi
- Từng bước giảm áp lực dân số lên tài nguyên rừng bằng cách tăng cường giáo dục về dân số.
- Xây dựng và bảo vệ các khu bảo tồn thiên nhiên
Việc bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng phụ thuộc vào nhiều yếu tố
- Sự tham gia của cộng đồng quốc tế
- Ý thức của mỗi cá nhân và cả cộng đồng
- Chính sách của mỗi quốc gia…
Trên đây là bài thuyết trình về tài nguyên rừng của nhóm chúng tôi, Bài làm còn nhiều hạn chế, thiếu xót. Rất mong nhận được sự góp ý của cô giáo và các bạn để hoàn thiện hơn nữa.
Xin trân thành cảm ơn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Quang Loan
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)