Rừng ngập mặn Cần Giờ

Chia sẻ bởi Fairy Tails | Ngày 23/10/2018 | 50

Chia sẻ tài liệu: Rừng ngập mặn Cần Giờ thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Tên các thành viên nhóm 2

Lê Thị Hà Giang
Trịnh Trúc Giang
Hồng Nguyễn Thảo Nguyên
Nguyễn Yến Nhi
Phạm Thị Thanh Thanh
Trần Hoài Trúc Quỳnh
Chào mừng cô và các bạn đến với bài thuyết trình của nhóm 2
Đề :KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN – RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ
RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ- KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN
Khu dự trữ sinh quyển – Rừng ngập mặn Cần Giờ có tài nguyên rừng và hệ động thực vật rừng ngập mặn rất phong phú, đã được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới vào năm 2000, còn có tài nguyên lịch sử-văn hóa và các làng nghề truyền thống lâu đời và đa dạng. 
Là huyện biển duy nhất của Thành phố Hồ Chí Minh, khu sinh thái Cần Giờ có diện tích 714km2, trong đó có tới 1/2 diện tích là rừng ngập mặn và trở thành “lá phổi xanh” của thành phố trong việc điều hòa khí hậu và phòng hộ.
Nội dung
Phần 1 : Rừng ngập mặn ở Việt Nam
Đặc điểm môi trường rừng ngập mặn.
Đặc điểm thích nghi của cây ngập mặn đối với môi trường
Phần 2 : Tổng quan khu vực rừng ngập mặn Cần Giờ
Vị trí địa lý rừng ngập mặn Cần Giờ
Điều kiện tự nhiên
Một số loài thực vật và động vật ở Cần Giờ

Phần 1 : Rừng ngập mặn ở Việt Nam
Khái niệm
Cây ngập mặn là một nhóm thực vật đặc biệt có thể sống ở vùng nước mặn và đất bão hòa. Khái niệm cây ngập mặn thường được mô tả sinh cảnh thủy triều gồm cây gỗ và cây bụi đất thường được mọc ở khu vực triều cường vùng ven biển và cửa sông.

Cây bần chua
Cây cóc đỏ
Cây sú
Quao nước
Mỗi loại cây rừng ngập mặn đều có yêu cầu điều kiện môi trường, sinh thái khác nhau nhưng chúng vẫn có những đặc điểm chung như:
Sống ở trong vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới, xích đạo.
Ven biển khu nước lợ, lưu vực của cửa sông thông ra biển, các đầm trũng nội địa.
Có ảnh hưởng của triều lên xuống.
Phát triển ở vùng không có sóng lớn.
Độ ẩm cao.
Ngoài ra chúng còn chịu những tác động khác như loại đất và chế độ ngập triều.
Khái niệm
Khái niệm
Rừng ngập mặn là thuật ngữ mô tả một hệ sinh thái thuộc vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới tạo thành trên nền các thực vật vùng triều với tổ hợp động, thực vật đặc trưng.
Rừng ngập mặn phát triển trên vùng đất lầy, ngập nước mặn vùng cửa sông, ven biển, dọc theo các sông ngòi, kênh rạch có nước lợ do thủy triều lên xuống hàng ngày. 
Rừng ngập mặn thường tạo thành thảm thực vật hẹp và bị phân mảnh nằm dọc theo các bờ kênh và độ rộng của các đai rừng này thường tăng lên theo hướng biển.
Rừng ngập mặn Cà Mau
Rừng ngập mặn Cần Giờ
1.Đặc điểm môi trường rừng ngập mặn
Những cây ngập mặn sống giữa hai môi trường biển và đất liền vì vậy chịu rất nhiều tác động từ các nhân tố của cả hai môi trường.
Những điều kiện tự nhiên nơi cây rừng ngập mặn sinh sống như tại các khu lầy lội và có môi trường nước lợ được coi là đầy thử thách vì: 
Chịu ảnh hưởng của gió, ánh sáng và thủy triều.
Mức ôxi trong đất bùn, lầy thường thấp.
 Khu vực thường xuyên bị ngập.
Nước ngọt khan hiếm.
 Độ mặn rất cao.
Tuy nhiên, cây rừng ngập mặn đã đặc biệt phát triển những khả năng để cho phép chúng phát triển trong những điều kiện như vậy. 
 


Gió :
Tác động trực tiếp hay gián tiếp đến sự hình thành của RNM theo nhiều cách. 
Gió làm tăng cường thoát hơi nước, thay đổi lực dòng triều dòng chảy ven bờ, làm tăng lượng mưa. Là nguyên nhân trực tiếp gây ra nước dâng, đẩy nước có độ mặn cao vào ven bờ, nước biển dâng cao gây xói bờ biển làm cây đổ gẫy, rụng hoa quả. 
Ánh sáng : Vào mùa khô ánh sáng rất mạnh làm hạn chế sự sinh trưởng của cây do ánh sáng làm tăng nhiệt độ không khí, đất, nước, nước bốc hơi nhiều khi triều xuống làm đất càng thiếu nước.
Thủy triều : Là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây. Biên độ của thủy triều ảnh hưởng rõ rệt đến sự phân bố của các cây, nơi có biên độ thấp thì khả năng vận chuyển trầm tích và giống kém nên phạm vi rừng hẹp còn nơi có biên độ cao thì phân bố rộng vào sâu đất liền.
Gió-ánh sáng- thủy triều
Sự phân bố của thực vật theo chế độ thủy triều
Khi thủy triều lên đất ngập nước, nước đọng ứ, rễ bị ngộp, hiện tượng sinh hóa bị cản trở, cây không hút được dưỡng khí và không thải ra được thán khí, do các mao quản đất được lấp đầy nước, không khí bị đuổi ra khỏi các mao quản và do đó đất hoàn toàn thiếu oxy. 
Do đất thiếu oxy nên rễ cây hô hấp yếu khí, không đủ năng lượng cho việc hút nước và hút khoáng. Gây ra hạn sinh lý cho cây dẫn đến ảnh hưởng các hoạt động sinh lý của cây.

Thiếu oxy
Vì nước ngọt có thể khan hiếm ở những khu vực cây rừng ngập mặn mọc, chúng đã phát triển những cách thức nhằm hạn chế lượng nước bốc hơi qua lá cây. 
Một số loại cây ngập mặn có thể hạn chế việc mở những lỗ thở (các lỗ nhỏ trên lá cho việc trao đổi không khí), trong khi những loài khác có thể thay đổi hướng nghiêng của lá để tránh ánh nắng gay gắt giữa trưa. 
Nước ngọt bị giới hạn
Là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và tỉ lệ sống của cây. Muối và muối NaCl vừa là yếu tố điều chỉnh, vừa giới hạn trong trường hợp thiếu muối và thừa muối, ngoài ra còn gây độc hại. Các cây ngập mặn thích nghi đặc biệt với môi trường lầy mặn, nhờ thế mà chúng sinh trưởng nhanh, năng suất cao và phân bố rộng.
Độ mặn của đất và nước liên quan chặt chẽ tới sự phân bố rừng ngập mặn. 
Các kiểu đất mặn: Đất được chia theo mức độ bị nhiễm mặn thành đất không mặn, mặn yếu và đất muối. 
Nơi có độ mặn thấp và biến động nhiều trong năm ở vùng cửa sông: Rừng bần chua phân bố tự nhiên chiếm ưu thế.
Độ mặn vừa và ít biến động trong năm (vùng bãi bồi xa cửa sông): Rừng đước và rừng đước vòi, phân bố tự nhiên chiếm ưu thế.
Độ mặn tương đối và mức biến động về độ mặn trong năm không nhiều: Rừng mắm trắng sinh trưởng tốt.
 Nếu độ mặn quá cao rừng ngập mặn sinh trưởng rất xấu hoặc không có loại rừng ngập mặn nào có thể tồn tại được.
Độ mặn
Đặc điểm thích nghi của cây ngập mặn đối với môi trường
Để có thể sống được ở môi trường bùn lầy ngập mặn, thiếu oxi, cây ngập mặn hình thành các đặc điểm thích nghi ở các bộ phận của cây như là rễ, thân, lá và cả hình thức sinh sản của cây.
Rễ có hình thái khá đặc trưng nhất là các loài rễ ở trên mặt đất như rễ chống, rễ thở (rễ hô hấp), rễ đầu gối.
Những loài rễ này thích nghi theo hướng tăng cường giữ vững cây ở môi trường bùn mềm và chịu nhiều yếu tố tác động cơ học bất lợi của sóng gió thủy triều.
Tăng cường việc thông khí và chứa khí cho cây (do trên những rễ này có các lỗ vỏ với số lượng nhiều và kích thước lớn).
Cây rừng ngập mặn không có rễ cọc hoặc rễ chùm dễ chết sớm và được thay thế bằng các rễ bên, rễ phụ hình thành từ gốc thân. Hệ rễ mọc rộng lan xa hơn là đâm sâu.
Cấu tạo thích nghi của rễ cây ngập mặn:
+ Bên ngoài rễ có nhiều lớp bần, tăng cường bảo vệ rễ trong môi trường có nhiều xác bã hữu cơ thối rữa.
+ Mô mềm vỏ có nhiều khoảng gian bào rất lớn để chứa khí.
+ Một số loài có các thể cứng đa dạng nằm xen giữa mô mềm xốp làm cho rễ vừa xốp nhưng vừa vững chắc.
+ Phần trụ có nhiều mạch với kích thước nhỏ. Đây là yếu tố giúp chuyển và thoát nước nhanh tránh sự đầu độc cơ thể do nồng độ muối cao.
+ Rễ cây ngập mặn có cơ chế chỉ cho nước đi qua nhưng không cho muối đi qua. Vì vậy dịch mô ở rễ rất loãng nhưng ngược lại nồng độ chất tan ở lá rất cao, chính vì vậy mà cây có thể hút nước một cách dễ dàng

 
Cấu tạo thích nghi của rễ cây ngập mặn
Rễ chống ở Đước
Rễ thở ở cây Bần
Các cây thân gỗ rừng ngập mặn thường cao lớn, điển hình ở các rừng ngập mặn ở miền Nam Việt Nam.
Trên thân thường có nhiều lỗ vỏ lớn có thể thấy rõ bằng mắt thường. Ở thân non cũng có nhiều khoảng gian bào để chứa khí cho cây.
 Mô cơ phân bố đều khắp bề mặt của thân. Phần vỏ có mô dày, mô cứng. Phần trụ có các sợi gỗ, bó sợi gỗ… giúp thân chịu được các tác động gió bão vùng triều.


Đặc điểm thích nghi của thân
 Lá cây sống ở RNM thể hiện tính ưa sáng.
+ Lá cây dày nhẵn bóng do bên trong có nhiều lớp tế bào hạ bì hay mô nước. Trên lá có lớp sáp ở 2 mặt. Một số loài trong chi mắm và chi cui có lông ở mặt dưới.
+ Lá thường cứng và giòn do sự có mặt của các yếu tố cơ học phát triển.
+ Tế bào biểu bì trên thường lớn hơn tế bào biểu bì dưới. Lỗ khí chỉ phân bố mặt dưới của lá, trừ một số cây mọng nước và cây một lá mầm. Số lượng lỗ khí trung bình là 108 – 215/mm2.
Đặc điểm thích nghi của lá
Một hình thức thích nghi của hiện tượng sinh sản ở nhiều cây RNM là sự sinh con trên cây mẹ như ở các cây thuộc họ Rhyzophoraceae. Điển hình là các cây Đước, Vẹt, Trang…

Các cây mầm nảy mầm và phát triển thành những trụ mầm to khỏe, được cây mẹ, nuôi dưỡng một thời gian khá dài, sau đó mới rụng xuống cắm sâu vào lớp bùn nhão dưới tán cây, để rồi sau đó mọc rễ xuyên vào lớp bùn nhão, phát triển thành cây con. Những trụ mầm không may bị nước cuốn đi, cũng có khả năng tồn tại rất lâu trong nước, theo dòng nước trôi đến những vùng xa xôi khác...
Trụ mầm cây Bần
Trụ mầm cây Đước
Khả năng nảy mầm trên cây
Vẹt

Đước
Mấm
Bần
Nước triều cao trung bình
Nước triều thấp trung bình
Mỗi loài cây ngập mặn có những đặc tính riêng và mọc tốt nhất ở những khu vực nhất định.
Điều này có thể là nguyên nhân chính tại sao ở một số bờ biển ta có thể quan sát thấy sự phân định ranh giới tự nhiên, với một số loài nhất định sống ở gần biển (ở khu vực nước sâu và chảy mạnh hơn) và một số loài khác sống ở gần bờ hơn (ở khu vực nước nông và chảy êm dịu hơn).

Phần 2: Tổng quan khu vực rừng ngập mặn Cần Giờ
Vị trí địa lý
Khu dự trữ sinh quyển rừng mặn Cần Giờ được hình thành ở hạ lưu hệ thống sông Đồng Nai – Sài Gòn nằm ở cửa ngõ Đông Nam thành phố Hồ Chí Minh. 

Cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh khoảng 40 km, khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ giáp tỉnh Đồng Nai ở phía Bắc, giáp biển Đông ở phía Nam, giáp tỉnh Tiền Giang và Long An ở phía Tây, và giáp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ở phía Đông. Tổng diện tích khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ là 75.740 ha.

Đây là khu rừng ngập mặn với một quần thể động thực vật đa dạng, trong số đó nổi bật là đàn khỉ đuôi dài cùng nhiều loài chim, cò.
Điều kiện tự nhiên
Về khí hậu: Khí hậu nhiệt đới ẩm không có mùa đông. Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm là 270C Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.400 mm.

Về thuỷ văn: Chịu ảnh hưởng trực tiếp của lưu lượng nước sông Đồng Nai. Chế độ bán nhật triều không đều. Độ mặn của nước biển tương đối cao. Độ mặn trung bình năm khoảng 30%, biến động nhiều qua các tháng trong năm.
Th?c V?t

Hệ thực vật của vùng Rừng ngập mặn Cần Giờ đa dạng, phong phú cả về chủng loài và số lượng. Theo thống kê của các nhà khoa học, thành phần các loài thực vật gồm có 157 loài thực vật thuộc 76 họ, trong đó có 35 loài cây rừng ngập mặn thuộc 36 chi, 25 họ.
Trong đó họ thực vật quan trọng tạo thành các quần xã Rừng ngập mặn có giá trị về môi trường, giá trị kinh tế, giá trị cảnh quan là những họ:
Họ Bần
Họ Đước
Họ Cau
Họ Mấm
Họ Bàng
Vai trò
Cây bần có sức sống mạnh mẽ ở ven sông rạch, phù hợp với cả ba nguồn nước: ngọt, lợ và mặn. Hiện nay, bần được chọn là loài cây trồng phổ biến ven biển bởi đặc điểm cây này to, khỏe, rễ rất nhiều và bám chặt vào đất nên có tác dụng ngăn sóng, lắng đọng phù sa, cố định đất tạo tiền đề cho các loài thực vật khác mọc sau này.

Cây bần chua có thể làm thuốc đắp vào chỗ viêm tấy vì bong gân, thuốc ngăn chặn chứng xuất huyết. Hơn hết, quả bần còn dùng để ăn sống hoặc nấu canh cá.





Cây đước
Vai trò:
Có giá trị kinh tế cao, gỗ cứng, khá bền, được dùng làm cừ, cột, đóng bàn ghế,… than đước cho nhiệt lượng cao, ít khói được ưa chuộng. Lá làm phân xanh, hoa nuôi ong.

Ngoài ra đước còn là loài cây có vai trò quan trọng trong việc chắn sóng, bảo vệ vùng ven biển, giảm thiệt hại do thiên tai bão lụt gây ra. Là nơi nuôi dưỡng và cung cấp thức ăn cho các loài hải sản có giá trị cao.






Động Vật
Khu hệ động vật thủy sinh không xương sống với trên 700 loài, khu hệ cá trên 130 loài, khu hệ động vật có xương sống có 9 loài lưỡng thê, 31 loài bò sát, 4 loài có vú. Trong đó có 11 loài bò sát có tên trong sách đỏ Việt Nam như: tắc kè, kỳ đà nước, trăn đất, trăn gấm, rắn cạp nong, rắn hổ mang, rắn hổ chúa, vích, cá sấu hoa cà,... Hệ chim có khoảng 130 loài thuộc 47 họ, 17 bộ. Trong đó có 51 loài chim nước và 79 loài không phải chim nước sống trong nhiều sinh cảnh khác nhau.
Cá sấu hoa cà
Điêng điểng
Khỉ đuôi dài
Rái cá
Rắn cạp nong
Rắn hổ mang
VAI TRÒ CỦA RỪNG NGẬP MẶN

Cung cấp sinh kế cho con người.
Giảm xói lở và bảo vệ đất.
Giảm ô nhiễm.
Giảm tác động của biến đổi khí hậu.
Cung cấp thức ăn và môi trường sống cho nhiều loài động vật.
Giảm diện tích đất bị xâm nhập mặn.
TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI ĐẾN RỪNG NGẬP MẶN
Khai thác quá mức nguồn tài nguyên thiên nhiên rừng ngập mặn.
Quy hoạch sử dụng đất chưa hợp lý ( vd: công trình lấn biển làm bãi tắm và du lịch ).
Phá rừng ngập mặn để nuôi tôm.
Chặt phá, khai thác gỗ trái phép.
Nhổ rễ và tàn phá cây rừng ngập mặn để đào sâm đất.
Tổn thương hoặc bị phá hủy bởi thuốc trừ sâu, phân bón hóa học.
HẬU QUẢ CỦA VIỆC PHÁ RỪNG NGẬP MẶN
Biến đổi khí hậu.
Giảm nguồn lợi sinh vật và giống thủy sản tự nhiên.
Giảm năng suất nuôi tôm.
Diện tích đất bị xâm nhập mặn tăng.
Gây ô nhiễm đất và nước đầm nuôi trồng thủy sản.
Sau đây là đoạn video nói về lịch sử Rừng Sác- CẦn giờ
BÀI THUYẾT TRÌNH CỦA NHÓM 2 ĐẾN ĐÂY LÀ HẾT
CẢM ƠN CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ CHÚ Ý THEO DÕI

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Fairy Tails
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)