Rối loạn thân nhiệt-Sốt

Chia sẻ bởi Nguyễn Hoàng Vũ | Ngày 18/03/2024 | 8

Chia sẻ tài liệu: Rối loạn thân nhiệt-Sốt thuộc Sinh học

Nội dung tài liệu:

YTCC 2 _ NHÓM 3
SỐT
1. ĐỊNH NGHĨA
Sôt là tình trạng gia tăng thân nhiệt do rối loạn trung tâm điều nhiệt dưới tác động của các yếu tố có hại. thường là do nhiễm khuẩn.
Ngày nay người ta đã phát hiện ra chất tác động lên trung tâm điều nhiệt gây sốt được sản xuất từ các tế bào gọi chung là cytokine gây sốt.
2. CƠ CHẾ HÌNH THÀNH CƠN SỐT
Vi khuần, virus, vi nấm, steroid gây sốt, phức hợp KN-KT, các chất từ ổ viêm và ổ hoại tử,…
Cytokine gây sốt: IL-1, TNFα, INF, IL-6, IL-8, MIF,…
Thụ thể bề mặt của các tế bào vùng dưới đồi
3. CƠ CHẾ TRONG GIAI ĐOẠN SỐT
Giai đoạn sốt tăng:
Thay đổi điểm điều nhiệt- cơ thể lạnh đi –rùng mình , ớn lạnh
Các tín hiệu theo dây TK ly tâm(giao cảm)-các mạch máu ngoại vi-co mạch, giảm thải nhiệt, tằn sinh nhiệt.
Giai đoạn sốt đứng: thân nhiệt đạt đến điểm điều nhiệt mới thì than nhiệt ngừng tăng. Mạch máu ngoại biên bắt đầu giãn, hô hấp tăng, nhiệt độ vẫn cao, chưa có mồ hôi, da khô. Có thể dung thuốc hạ sốt, đắp mát để tăng quá trình thải nhiệt.
Giai đoạn sốt lui: chất gây sốt nội sinh thôi tác động hoặc dưới tác dụng các thuốc hạ sốt, các dây TK nhạy cảm nóng trở lại bình thường, điểm điều nhiệt bình thường, sốt lui. Giãn mạch ngoại vi, ra mồ hôi, tiểu nhiều.
Cơ chế tác dụng huốc hạ nhiệt:
Các thuốc hạ nhiệt chỉ ức chế sự tổng hợp Prostaglandin nhưng không ức chế sự sản xuất chất gây sốt nội sinh nên nó chỉ có tác dụng giảm sốt chứ không ảnh hưởng đến điểm điều nhiệt
4. RỐI LOẠN CHUYỂN HÓA TRONG SỐT
Chuyển hóa năng lượng: chuyển hóa năng lượng tăng, tiêu thụ Oxi tăng.
Chuyển hóa glucid: tăng giáng hóa glucid, giảm dự trữ glycogen, tăng glucose máu, tăng acid lactid và các sản phẩm chuyển hóa glucid.
Chuyển hóa lipid: sốt cao kéo dài, dự trư glycogen giảm, tăng sử dụng lipid, tăng thể ceton máu.
Chuyển hoá protid: tăng thoái hóa protein từ cơ, giảm tổng hợp, cân bằng ni tơ âm tính.
Nhu cầu về vitamin :tăng nhu cầu vitamin B và C
Chuyển hóa muối nước: có thể gây nhiễm toan do mất nhiều muối
5.CÁC RỐI LOẠN CHỨC NĂNG TRONG SỐT
Rối loạn thần kinh: than nhiệt tăng kích thích thần kinh hung phấn, nhức đầu, chóng mặt, nhức mỏi toàn thân, nặng hơn là mê sảng hoặc co giật ở trẻ em.
Rối loạn tuần hoàn: mức độ rối loạn phụ thuộc vào cường độ cơn sốt, tăng 1 thì tim tăng 10 nhịp.
Rối loạn hô hấp: tăng thong khí vì nhu cầu oxy tăng.
Rối loạn tiêu hóa: đắng miệng, chán ăn, giảm tiết dịch, giảm tổng hợp men tiêu hóa, giảm nhu động ruột gây chậm tiêu, chướng bụng , táo bón, Gan tăng khả năng chống độc, khử độc 30-40%, tăng cường sức đề kháng bằng cách sản xuất các protein viêm.

Rối loạn nội tiết:tăng tiết aldosterone, ADH, nội tiết tuyến thượng thận có chức năng chống viêm, dị ứng như cortison, ACTH. Lợi dụng để điều trị hen dị ứng, viêm thận dị ứng,…
Rối loạn tiết niệu:hậu quả của rôi loạn tuần hoàn và nội tiết.
Tăng chức phận miễn dịch: tăng khả năng tực bào của các bạch cầu, tăng tạo kháng thể, bổ thể.
6. Ý NGHĨA CỦA THÂN NHIỆT
Thân nhiệt tăng ức chế hoạt động của vi khuẩn, virus như lậu, giang mai, bại liệt, cúm.
Tăng số lượng bạch cầu, tăng khả năng thực bào cảu bạch cầu, tăng tạo kháng thể, bổ thể, tăng sức đê kháng cho cơ thể.
Có giảm lượng sắt trong huyết thanh do hiện tượng thực bào, giảm hấp thu sắt từ ruột khiến vi khuẩn không sinh sản được.
Vì thế phải tôn trọng phản ứng sốt và dè dặt trong việc điều trị sốt.
Tuy nhiên nếu sốt cao kéo dài ở trẻ em thì cần theo dõi và can thiệp kịp thời, đúng lúc tránh mê sảng. co giật, hoặc một số trường hợp như thiếu máu cơ tim, phụ nữ có thai, có tiền sử động kinh, sốt cao trên 40
Cám ơn mọi người đã theo dõi phần trình bày của nhóm 3
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Hoàng Vũ
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)