Rèn luyện năng lực độc lập của HS qua việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học chương nhóm halogen lớp 10 trung học phổ thông
Chia sẻ bởi Trần văn Ân |
Ngày 27/04/2019 |
113
Chia sẻ tài liệu: Rèn luyện năng lực độc lập của HS qua việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học chương nhóm halogen lớp 10 trung học phổ thông thuộc Hóa học 10
Nội dung tài liệu:
RÈN LUYỆN NĂNG LỰC ĐỘC LẬP CỦA
HỌC SINH QUA VIỆC SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG NHÓM HALOGEN LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Cùng với việc đổi mới mục tiêu và nội dung dạy học, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) theo triết lí “lấy người học làm trung tâm” được đặt ra một cách cấp thiết. Bản chất của dạy học lấy người học làm trung tâm là phát huy cao độ tính tự giác, tích cực, độc lập, sáng tạo của người học.
Xã hội ngày càng phát triển, nguồn tri thức nhân loại ngày càng phong phú và tăng lên hàng ngày với cấp số nhân. Do vậy, trong giáo dục, học sinh (HS) không những học kiến thức trong nhà trường mà còn phải liên hệ với thực tế trong từng môn học, tạo mối liên kết liên môn giữa các môn học nhằm hướng tới hoạt động tích cực trong học tập và phát huy tối đa khả năng tư duy của bộ não.
Từ thực trạng dạy và học hiện nay, nhiều HS tiếp thu kiến thức một cách thụ động, chỉ là nhớ kiến thức, học bài nào biết bài đó mà chưa rèn luyện và phát triển khả năng tư duy đa hướng. Nhiệm vụ đặt ra cho người giáo viên (GV) trong công tác giáo dục và giảng dạy là không những giúp HS khám phá các kiến thức mới mà còn khái quát hoá và hệ thống hoá kiến thức. Giữa lúc cả xã hội bức xúc với “đọc - chép” và thói quen “học vẹt” của nhiều HS thì việc ứng dụng sơ đồ tư duy (SĐTD) cùng với các PPDH tích cực khác đã đem lại rất nhiều lợi ích.
Sơ đồ tư duy là một kĩ thuật dạy học tích cực giúp HS học tập hiệu quả, tiết kiệm thời gian, giúp tiếp thu bài nhanh hơn, hiểu bài kỹ hơn, nhớ được nhiều chi tiết hơn. SĐTD chính là một bức tranh tổng thể về chủ đề đang hướng tới để mỗi cá nhân có thể hiểu được bức tranh đó, nắm bắt được diễn biến của quá trình tư duy đang diễn ra đến đâu, đang ở nhánh nào của SĐTD và tổng quan toàn bộ kết quả ra sao. Sử dụng SĐTD giúp tiết kiệm thời gian học tập, tạo được tư duy logic và hệ thống trong từng bài, từng chương của môn học cũng như tạo tính liên môn trong học tập. SĐTD cũng giúp GV hoạch định kế hoạch, xây dựng tiến trình bài dạy và lựa chọn PPDH thích hợp nhằm tích cực hoá hoạt động người học.
Từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài “Rèn luyện năng lực độc lập của học sinh qua việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học chương nhóm halogen lớp 10 trung học phổ thông”.
II. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Sử dụng SĐTD trong dạy học đã và đang được áp dụng ở nhiều nước có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới. Ở Việt Nam, vài năm trở lại đây, SĐTD đã được nghiên cứu và áp dụng khá rộng rãi nhằm giúp GV truyền thụ kiến thức một cách sinh động, hệ thống và mô hình hóa để HS có thể học, tự học tích cực, có một tư duy tổng thể về bài học, giúp dễ hiểu, dễ nhớ, dễ vận dụng kiến thức. Từ kiến thức được diễn đạt trong nhiều trang sách và cả vận dụng thực tế, SĐTD giúp tinh lọc lại chỉ còn trong một sơ đồ, và ngược lại, từ sơ đồ này, HS hình dung, liên tưởng và phát triển kiến thức một cách logic. Sử dụng SĐTD yêu cầu HS phải tự suy nghĩ để thiết lập nội dung bài học theo cách hiểu của mình nên SĐTD thực sự là một công cụ chống “đọc - chép”, “học vẹt” rất hiệu quả.
2.2. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học hoá học
Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học đã được xác định trong Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII (1-1993), Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII (12-1996), được thể chế hóa trong Luật Giáo dục (12 - 1998), được cụ thể hóa trong các chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đặc biệt là chỉ thị số 15 (4 - 1999).
Luật Giáo dục, điều 24.2, đã ghi: "Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS". Có thể nói cốt lõi của đổi mới dạy và học là hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động.
Cụ thể hóa những định hướng trên, việc
HỌC SINH QUA VIỆC SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG NHÓM HALOGEN LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Cùng với việc đổi mới mục tiêu và nội dung dạy học, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) theo triết lí “lấy người học làm trung tâm” được đặt ra một cách cấp thiết. Bản chất của dạy học lấy người học làm trung tâm là phát huy cao độ tính tự giác, tích cực, độc lập, sáng tạo của người học.
Xã hội ngày càng phát triển, nguồn tri thức nhân loại ngày càng phong phú và tăng lên hàng ngày với cấp số nhân. Do vậy, trong giáo dục, học sinh (HS) không những học kiến thức trong nhà trường mà còn phải liên hệ với thực tế trong từng môn học, tạo mối liên kết liên môn giữa các môn học nhằm hướng tới hoạt động tích cực trong học tập và phát huy tối đa khả năng tư duy của bộ não.
Từ thực trạng dạy và học hiện nay, nhiều HS tiếp thu kiến thức một cách thụ động, chỉ là nhớ kiến thức, học bài nào biết bài đó mà chưa rèn luyện và phát triển khả năng tư duy đa hướng. Nhiệm vụ đặt ra cho người giáo viên (GV) trong công tác giáo dục và giảng dạy là không những giúp HS khám phá các kiến thức mới mà còn khái quát hoá và hệ thống hoá kiến thức. Giữa lúc cả xã hội bức xúc với “đọc - chép” và thói quen “học vẹt” của nhiều HS thì việc ứng dụng sơ đồ tư duy (SĐTD) cùng với các PPDH tích cực khác đã đem lại rất nhiều lợi ích.
Sơ đồ tư duy là một kĩ thuật dạy học tích cực giúp HS học tập hiệu quả, tiết kiệm thời gian, giúp tiếp thu bài nhanh hơn, hiểu bài kỹ hơn, nhớ được nhiều chi tiết hơn. SĐTD chính là một bức tranh tổng thể về chủ đề đang hướng tới để mỗi cá nhân có thể hiểu được bức tranh đó, nắm bắt được diễn biến của quá trình tư duy đang diễn ra đến đâu, đang ở nhánh nào của SĐTD và tổng quan toàn bộ kết quả ra sao. Sử dụng SĐTD giúp tiết kiệm thời gian học tập, tạo được tư duy logic và hệ thống trong từng bài, từng chương của môn học cũng như tạo tính liên môn trong học tập. SĐTD cũng giúp GV hoạch định kế hoạch, xây dựng tiến trình bài dạy và lựa chọn PPDH thích hợp nhằm tích cực hoá hoạt động người học.
Từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài “Rèn luyện năng lực độc lập của học sinh qua việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học chương nhóm halogen lớp 10 trung học phổ thông”.
II. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Sử dụng SĐTD trong dạy học đã và đang được áp dụng ở nhiều nước có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới. Ở Việt Nam, vài năm trở lại đây, SĐTD đã được nghiên cứu và áp dụng khá rộng rãi nhằm giúp GV truyền thụ kiến thức một cách sinh động, hệ thống và mô hình hóa để HS có thể học, tự học tích cực, có một tư duy tổng thể về bài học, giúp dễ hiểu, dễ nhớ, dễ vận dụng kiến thức. Từ kiến thức được diễn đạt trong nhiều trang sách và cả vận dụng thực tế, SĐTD giúp tinh lọc lại chỉ còn trong một sơ đồ, và ngược lại, từ sơ đồ này, HS hình dung, liên tưởng và phát triển kiến thức một cách logic. Sử dụng SĐTD yêu cầu HS phải tự suy nghĩ để thiết lập nội dung bài học theo cách hiểu của mình nên SĐTD thực sự là một công cụ chống “đọc - chép”, “học vẹt” rất hiệu quả.
2.2. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học hoá học
Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học đã được xác định trong Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII (1-1993), Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII (12-1996), được thể chế hóa trong Luật Giáo dục (12 - 1998), được cụ thể hóa trong các chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đặc biệt là chỉ thị số 15 (4 - 1999).
Luật Giáo dục, điều 24.2, đã ghi: "Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS". Có thể nói cốt lõi của đổi mới dạy và học là hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động.
Cụ thể hóa những định hướng trên, việc
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần văn Ân
Dung lượng: |
Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)