Rèn luyện kĩ năng mở bài, kết bài trong bài văn nghị luận
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Ni |
Ngày 09/05/2019 |
132
Chia sẻ tài liệu: Rèn luyện kĩ năng mở bài, kết bài trong bài văn nghị luận thuộc Ngữ văn 12
Nội dung tài liệu:
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp học sinh :
- Hiểu một cách đầy đủ về chức năng của mở bài và kết bài trong văn nghị luận
- Nắm vững hơn các kiểu mở bài và kết bài thông dụng trong văn nghị luận.
- Có ý thức vận dụng một cách linh hoạt các kiểu mở bài và kết bài trong khi viết văn nghị luận
- Biết nhận diện các lỗi thường gặp khi viết mở bài và có ý thứctránh những lỗi này.
B.PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:
-SGK, SGV.
- Thiết kế bài học
C.CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:
- Sủ dụng phương pháp qui nạp,kết hợp diễn giảng và phát vấn.
- Kết hợp làm việc cá nhân và tổ chức thảo luận nhóm.
D. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:
1. Kiểm tra bài cũ: Tác phẩm “ Thuốc” của Lỗ Tấn
a. Nêu vài nét chính về tác giả Lỗ Tấn.
b. Tóm tắt tác phẩm “ Thuốc” của Lỗ Tấn.
c. Nêu ý nghĩa các chi tiết nghệ thuật: đường mòn trong nghĩa địa, vòng hoa trên mộ Hạ Du, câu hỏi “ Thế này là thế nào nhỉ?”
2. Giới thiệu bài mới:
Bài văn nghị luận là phần thực hành trọng tâm trong chương trình học Ngữ văn của học sinh. Ngoài kiến thức đã học, học sinh cần biết vận dụng để diễn đạt trong bài làm. Trong đó phần mở bài, kết bài không thể xem nhẹ mục đích bài học hôm nay rèn luyện kỹ năng mở bài, kết bài cho các em.
3. Nội dung bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Thao tác 1: Viết phần mở bài.
GV nhắc vai trò của mở bài là giới thiệu vấn đề gây được ấn tượng cho người đọc.
GV chia lớp 6 nhóm đọc phần ngữ liệu I, II, trả lời câu hỏi ở phần yêu cầu .
Bước1:Thực hiện bài tập (1)
Nhóm (1) thực hiện mở bài (1)
HS cần chỉ ra:
- Mở bài (1) dài, nói nhiều tác giả , tác phẩm mà chưa nêu trọng tâm vấn đề.
(Cần ý thức tránh lỗi này.
Nhóm (2) thực hiện mở bài (2).
HS cần chỉ ra:
-Mở bài (2): giới thiệu hoàn cảnh ra đời tác phẩm có nêu được vấn đề .
-Mở bài (3): đáp ứng yêu cầu vấn đề gây được hứng thú cho ngưòi đọc.
(Có nhiều cách mở bài cho cùng một vấn đề.
GV hỏi : Từ 3 ví dụ trên , em có nhận xét gì về chức năng mở bài?
Bước2: Thực hiện bài tập 2.
Nhóm (3) thực hiện mở bài (1) phần II.
- Đọc các phần mở bài và thực hiện yêu cầu bên dưới.
HS cần chỉ ra:
a) Đề tài: đặt nguyên lý cho bản
TNĐL.
b) Tính hấp dẫn: trích bản TN Mỹ, Pháp làm cơ sở có sức thuyết phục.
c) Đáp ứng yêu cầu yêu cầu tạo lập văn bản: cách giới thiệu vấn đề gián tiếp có tác dụng khẳng định vấn đề.
Nhóm (4), (5), thực hiện mở bài(2),(3).
HS cần chỉ ra:
Có nhiều cách mở bài để gây hứng thú cho người tiếp nhận
Nhóm (6) thảo luận rút ra kết luận về vấn đề:
GV: Một mở bài cần đảm bảo yêu cầu nào?
HS:Yêu cầu của một mở bài là :phải phù hợp, có sức hấp dẫn.
GV hỏi: Khi viết mở bài cần chú ý điều gì?
HS: - Mở bài không phải tóm tắt nội dung đã trình bày mà điều quan trọng nhất là phải thông báo một cách ngắn gọn, chính xác về vấn đề nghị luận, gợi hứng thú.
Thao tác 2: Viết phần kết bài.
GV:Cả lớp thảo luận chỉ ra sự khác nhau giữa mở bài và kết bài.
Bước 1: Thực hành bài tập 1 .
HS đọc và chọn kết bài phù hợp. Giải thích.
- Kêt bài (1): lan man, không đánh giá ,khái quát được vấn đề. Thiếu phương tiện liên kết giữa kết bài và phần trước
.
- Kết bài (2): nêu được vấn đề có nhận định đánh giá, nêu ý nghĩa vấn đề gợi sự liên tưởng sâu sắc. Có sử dụng phương tiện liên kết giũa kết bài và phần trước được chặt chẽ.
Bước 2: Thực hành bài tập 2, nhằm củng cố thêm cách viết kết bài.
HS đọc và nêu nội dung của văn bản, khả năng tác động đến người đọc.
-Kết bài (1): bao
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Ni
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)