Rèn luyện cảm thụ văn học cho học sinh

Chia sẻ bởi Lê Ngọc Yến Linh | Ngày 12/10/2018 | 115

Chia sẻ tài liệu: Rèn luyện cảm thụ văn học cho học sinh thuộc Đọc diễn cảm

Nội dung tài liệu:

Các biện pháp rèn luyện cảm thụ văn học cho học sinh
trong dạy đọc hiểu văn bản ở trường phổ thông
               
                       Ths. Lê Sử
                            Giảng viên khoa Ngữ văn- Đại học Vinh
         
Điều kiện đầu tiên của mọi sự phân tích, đánh giá, thẩm định giá trị của văn bản nghệ thuật là người đọc có cảm thấy văn bản đó hay, hấp dẫn và xúc động thực sự  khi đọc hay không. Nghĩa là trong đọc hiểu văn bản nghệ thuật, người đọc, dù ít hay nhiều phải huy động thoạt đầu là tri giác và sau đó là liên tưởng, tưởng tượng để thâm nhập vào thế giới nghệ thuật của văn bản, thể nghiệm giá trị tinh thần và hứng thú với sắc điệu thẩm mĩ của nó. Nếu quá trình này không xảy ra thì người đọc, dù bằng cách nào đi nữa, cũng khó có thể hiểu được sâu sắc văn bản mình đọc. Và không riêng gì việc tiếp nhận văn bản văn học mà đối với việc tiếp nhận bất cứ loại hình nghệ thuật nào khác thì cũng diễn ra quá trình tương tự. Quá trình tâm lí nói trên chính là cảm thụ văn học. ở đây, chúng tôi phân biệt giữa cảm thụ và tiếp nhận văn học.
 
Tiếp nhận văn học là toàn bộ quá trình biến văn bản thành tác phẩm. Đây là một hoạt động gồm nhiều bước, nhiều cung đoạn; và người đọc gần như phải huy động toàn bộ những năng lực tinh thần của mình. Sách Lý luận văn học viết: “Khái niệm tiếp nhận bao hàm các khái niệm cảm thụ, thưởng thức, lí giải, đồng cảm” (4). Còn cảm thụ văn học là hoạt động mang tính đặc thù trong tiếp nhận văn học. Cơ sở, nguồn gốc của cảm thụ là sự nhân hoá tự nhiên bên trong của con người thông qua quá trình lao động sản xuất. Cấu trúc của cảm thụ là sự đan xen phức tạp của các yếu tố tri giác, lý giải, tưởng tượng, cảm xúc. Trong cấu trúc của cảm thụ các nhân tố lý tính đã hoà tan vào trong đó như muối, như đường hoà tan trong nước, không thể nhận biết trở thành siêu lý tính. Mục đích của cảm thụ là cảm nhận, phát hiện, khám phá, chiếm lĩnh bản chất thẩm mỹ của văn chương nhằm đào tạo, bồi dưỡng mỹ cảm phong phú, tinh tế cho độc giả. Với cách quan niệm như trên về cảm thụ, chúng tôi nhận thấy việc xác lập các biện pháp rèn luyện cảm  thụ cho học sinh trong dạy đọc hiểu văn bản văn học ở trường phổ thông có ý nghĩa quan trọng; đặc biệt nó góp phần đảm bảo tính nghệ thuật đặc thù của môn ngữ văn.
 
Các biện pháp rèn luyện cảm thụ văn học cho học sinh đã phần nào được đề cập trong những công trình về phương pháp dạy học ngữ văn. Đầu tiên,  phải kể tới cuốn Phương pháp luận dạy văn học do Z.Ia.Rez chủ biên. Trong cuốn sách này, các tác giả xác định một số biện pháp bộc lộ và thúc đẩy sự đồng sáng tạo của người đọc; về thực chất, có thể nói đó cũng chính là những biện pháp rèn luyện cảm thụ cho học sinh. Các tác giả viết: “Các nhiệm vụ đặc thù của phân tích trong nhà trường (gợi lên sự đồng thể nghiệm, kích thích trí tưởng tượng của học sinh, hình thành các phẩm chất của người đọc…) không cho phép giới hạn ở các biện pháp phân tích, nghiên cứu văn học trong khi phân tích ở nhà trường”(3). Do đó, phải xác định các biện pháp đặc thù nhằm mục đích “phát triển trí tưởng tượng của người đọc và đồng thời dùng làm phương tiện để phát hiện và đưa việc cảm thụ của người đọc vào việc phân tích”(3). Nhưng trong khuôn khổ giáo trình, các tác giả không thuyết minh cơ sở lý thuyết để xác định các biện pháp nói trên.
 
Theo chúng tôi, chính cấu trúc, cơ chế của cảm thụ văn học là cơ sở để xác lập các biện pháp bộc lộ và thúc đẩy sự đồng sáng tạo của người đọc. Do đó, phần đề xuất các biện pháp của chúng tôi phong phú hơn về số lượng cũng như khác về nội dung của từng biện pháp.
 
ở trong nước, có thể nói cho đến nay, chưa có công trình nào tập trung xây dựng các biện pháp rèn luyện cảm thụ văn học cho học sinh ở trường phổ thông. Nguyên nhân chính là vì các nhà nghiên cứu hoặc đồng nhất giữa hai khái niệm tiếp nhận và cảm thụ hoặc không phân định dứt khoát ranh giới giữa hai khái niệm này. Nói thế, không phải các biện pháp xây dựng cảm thụ văn học cho học sinh chưa được đề cập tới; phần lớn các biện pháp này được đề xuất trong các công trình nghiên cứu các mặt, các nhân tố riêng của cảm
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Ngọc Yến Linh
Dung lượng: 60,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)