READING SKILL 1
Chia sẻ bởi Minh DQ |
Ngày 11/10/2018 |
28
Chia sẻ tài liệu: READING SKILL 1 thuộc Tư liệu tham khảo
Nội dung tài liệu:
CHUYÊN ĐỀ 4: ĐỌC HIỂU VÀ ĐIỀN TỪ
PHẦN 1:
PHƯƠNG PHÁP LÀM BÀI ĐỌC HIỂU TRẮC NGHIỆM VỚI NHIỀU CÂU HỎI.
Phần thi đọc hiểu là phần thi mất nhiều thời gian nhất của thí sinh. Đây cũng là phần thi chiếm nhiều điểm nhất trong các phần còn lại của đề tuyển sinh, do đó các em phải đầu tư thật nhiều cho phần thi này.
Đề làm bài thi đọc hiểu có nhiều câu hỏi và câu trả lời gợi ý dưới dạng trắc nghiệm, các em nên áp dụng phương pháp sau đây:
I. KHÁI QUÁT: Trước khi làm bài đọc hiểu dạng này, các em nên chú ý 3 điểm sau:
a) Về mặt câu hỏi: Có 10 dạng cơ bản sau:
1) Tìm ý chính của bài đọc (Main idea).
2) Xác định mục đích của bài (Purpose).
3) Tìm thông tin hỗ trợ cho câu hỏi (Support question).
4) Nhận diện cách tổ chức ý tưởng hoặc bố cục chung (General organization).
5) Xác định câu cụm từ đồng nghĩa (Restatement).
6) Suy luận/ tìm hàm ý (Inference).
7) Tìm từ đồng nghĩa/ trái nghĩa (Vocabulary).
8) Xác định thông tin không được đề cập đến trong bài (Except/ Not).
9) Tìm từ hoặc cụm từ được nói đến/ được quy chiếu đến (Reference).
10) Xác định ý nghĩa hoặc định nghĩa của một từ/ cụm từ được nêu trong bài đọc (Definition)
b) Về trình tự trả lời các câu hỏi: Trong các dạng câu hỏi nêu trên, câu hỏi 1-4 là câu hỏi về các thông tin chung, câu hỏi 5- 10 là câu hỏi về thông tin cụ thể trong bài đọc. Việc phân loại câu hỏi giúp các em có hướng tiếp cận khác nhau đối với từng loại câu hỏi, trước hết là có trình tự làm như sau: Dạng câu hỏi 5 – 10 (Specific questions) làm trước, câu hỏi dạng 1- 4 (General questions) làm sau.
c) Trật tự các câu hỏi: Thường sắp xếp theo trật tự thông tin của bài đọc (tức là các thông tin để trả lời câu hỏi lần lượt theo thứ tự từ đầu đến cuối bài). Đôi khi có đảo vị trí nhưng không nhiều. Việc xác định này giúp các em dễ tìm thông tin cần thiết để trả lời câu hỏi.
II. CÁC BƯỚC GIẢI CỤ THỂ:
Dạng câu hỏi 5 -10 (specific questions) làm trước, dạng câu hỏi 1– 4 (general questions) làm sau:
* Câu hỏi 1: Câu hỏi chủ đề (các em nên dành nhiều thời gian cho câu hỏi 1 vì nếu sai câu này sẽ dẫn tới sai các câu hỏi về thông tin chung khác).
- Tổng hợp lại các thông tin cụ thể đã trả lời trước đó
- Sử dụng phương pháp loại trừ - loại 1 trong 3 phương án sau: ý chính (main idea) quá rộng (too general); ý chính quá hẹp (too specific); hoặc ý chính không được đề cập tới trong bài (no given information).
* Câu hỏi 2: Câu hỏi về mục đích viết bài của tác giả (làm sau câu hỏi 1, nhưng tốt nhất là làm cuối cùng). 4 lựa chọn thường có dạng:
- A. to analyze + tân ngữ 1
- B. to criticize + tân ngữ 2
- C. to describe + tân ngữ 3
- D. to explain + tân ngữ 4
=> Lựa chọn đúng phải là lựa chọn có chứa tân ngữ là ý chính hoặc thông tin minh họa cho ý chính của bài đọc hiểu.
* Câu hỏi 3: Tìm thông tin hỗ trợ cho ý chính/ luận điểm.
Thực chất đây là câu suy luận (inference), nhưng không phải suy diễn từ bài đọc mà là từ ý chính ( phương pháp như câu hỏi 6.
* Câu hỏi 4: Cách tổ chức, bố cục của bài đọc.
Dựa vào ý chính của bài đọc (main idea) và dấu hiệu chuyển đoạn (transitional signals) như “However/ Therefore/ Consequently, …..).
* Câu hỏi 5: Câu hỏi đồng nghĩa/ trái nghĩa. (dễ)
- Dấu hiệu nhận biết: Thường bắt đầu bằng “ According to the passage ….”
- Đáp án là 1 câu có cùng nội dung nhưng khác cách diễn đạt (paraphrase).
- Dựa vào từ chủ chốt (key words) tìm trong câu hỏi, từ đó soi vào bài đọc, tìm câu chứa từ chủ chốt, đọc câu đó, câu trước và câu sau đó.
- Cuối cùng tự tổng hợp lại ý (paraphrase), đọc 4 phương án để trả lời.
* Câu hỏi 6: Câu hỏi hàm ý (câu khó)
- Dấu hiệu nhận biết: “It can be infered from the passage that ….”
Trong
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Minh DQ
Dung lượng: 139,67KB|
Lượt tài: 0
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)