Rạn san hô ở nha trang

Chia sẻ bởi Vũ Thị Lệ Hồng Thu | Ngày 23/10/2018 | 69

Chia sẻ tài liệu: rạn san hô ở nha trang thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

BÀI THUYẾT TRÌNH NHÓM 6
ĐỀ TÀI:ĐA DẠNG SINH HỌC RẠN SAN HÔ Ở NHA TRANG

MỤC LỤC
Phần I- Giới Thiệu Chung
Phần II- Đánh Gía Hiện Trạng Về Đa Dạng Sinh Học Ở Rạn San Hô Nha Trang
Phần III- Phương Thức Bảo Tồn
Phần IV- Đánh Giá Nguồn Lợi Giá Trị Kinh Tế
Phần V- Công Tác Tuyên Truyền Bảo Vệ Và Ý Kiến Người Dân
Phần VI- Đề Xuất Kiến Nghị Của Nhóm Báo Cáo
Phần I- GIỚI THIỆU CHUNG
Nha Trang cách thành phố Hồ Chí Minh 450km. Nha Trang còn được gọi là “miền thùy dương cát trắng”, xứ sở của trầm hương và yến sào với nhiều đầm, vịnh, bãi biển thơ mộng tuyệt vời.
* Vịnh Nha Trang

Có diện tích khoảng 507km² bao gồm 19 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó Hòn Tre là đảo lớn nhất, với diện tích 3.250 ha; đảo nhỏ nhất là Hòn Nọc chỉ khoảng 4 ha.
Vịnh có khí hậu hai mùa rõ rệt
- Mùa khô kéo dài từ tháng 1 đến tháng 8
- Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12
- Nhiệt độ bình quân hàng năm là 26⁰C
+ Nóng nhất 39⁰C
+ Lạnh nhất 14,4⁰C.
Về mặt sinh thái, vịnh Nha Trang là một trong những hình mẫu tự nhiên hiếm có của hệ thống vũng, vịnh trên thế giới bởi nó có hầu hết các hệ sinh thái điển hình, quý hiếm của vùng biển nhiệt đới. Đó là hệ sinh thái đất ngập nước, rạn san hô, rừng ngập mặn, thảm cỏ biển, hệ sinh thái cửa sông, hệ sinh thái đảo biển, hệ sinh thái bãi cát ven bờ.
Đặc biệt khu vực Hòn Mun của Vịnh Nha Trang có đa dạng sinh học cao nhất với 350 loài rạn san hô chiếm 40% san hô trên thế giới.
Phần II- HIỆN TRẠNG VỀ ĐA DẠNG SINH HỌC CỦA RẠN SAN HÔ Ở VỊNH NHA TRANG
Vịnh Nha Trang là một trong những hình mẫu tự nhiên hiếm có trên thế giới với hệ sinh vật biển đa dạng, phong phú đã được Quỹ Ðộng vật hoang dã thế giới đánh giá là khu vực đa dạng sinh học biển bậc nhất ở Việt Nam.
Theo thống kê trên thế giới có khoảng 2.000 loài san hô và sinh vật biển thì ở Hòn Mun(Nha Trang) đã có tới 1.500 loài
Hệ sinh thái động, thực vật biển ở đây vô cùng phong phú với đủ loại san hô như san hô đỏ, san hô sừng nai…
Nhiều du khách quốc tế từng dạn dày kinh nghiệm lặn biển ở nhiều nơi trên thế giới nhưng đến với Hòn Mun vẫn phải sững sờ vì sự lộng lẫy của đáy biển nơi đây.
Theo TS Võ Sĩ Tuấn phó viện trưởng viện Hải Dương học Nha Trang thì chưa bao giờ nguồn san hô của Nha Trang lại đang đứng trước thách thức sống còn như hiện nay.Những cây san hô được bày bán khắp các trung tâm du lịch biển với sự phong phú về chủng loại,màu sắc.
Theo những khảo sát san hô tại Nha Trang cho thấy từ năm 1994 đến 2005 độ phủ của san hô sống đã giảm từ 52,4% xuống còn 21,2% tức là tốc độ giảm trung bình là 2,8%/năm.Nguyên nhân của sự giảm sút trên là do khai thác thủy sản mang tính hủy diệt bằng thuốc nổ,thuốc độc,các hoạt động du lịch,.. Mặt khác, một số thành phần hưởng lợi từ rạn san hô chưa tham gia vào hoạt động bảo tồn mà chỉ chú ý lợi ích trước mắt.
Phần III-PHƯƠNG THỨC BẢO TỒN SAN HÔ
1. Đánh Giá Của Các Nhà Khoa Học về Trình rạn San Hô Ở Việt Nam
Theo báo cáo năm 2002 của Viện tài nguyên thế giới (WRI), 96% rạn san hô ở VN bị đe doạ bởi các hoạt động của con người. Những mối đe doạ chính là đánh bắt huỷ diệt (dùng chất độc, thuốc nổ, xung điện) đánh bắt quá mức, ô nhiễm từ đất liền ...

Khuyến cáo trên do các nhà khoa học đưa ra tại Hội nghị tổng kết chương trình ``Điều tra cơ bản và nghiên cứu ứng dụng công nghệ biển``, ngày 15/7 tại Hà Nội.
Ở Vinh Nha Trang

Ông Mai Văn Thắng -Phó giám đốc Sở Tài nguyên-Môi trường tỉnh Khánh Hòa:
- Rạn san hô trong vịnh Nha Trang đang đối mặt với nhiều tác động từ thiên nhiên và con người
Tác động của con người đối với các rạn san hô cũng có nhiều loại, trong đó có các hoạt động xây dựng trên các đảo, các công trình ven biển, trên đất liền (các công trình đang xây dựng bị rửa trôi vật chất theo sông chảy ra vịnh gây bồi lắng) và các hoạt động san lấp biển để mở rộng các khu du lịch, khu dân cư, xây dựng giao thông…
2.Phương Thức Bảo Tồn San hô
Ở Vinh Nha Trang

Diệt sao biển bảo vệ san hô gần 7.000 con sao biển gai đựơc tiêu diệt được ở một số địa điểm quanh vùng lõi KBTB như Hòn Nọc, Hòn Mun, Hòn Một… Hoạt động nhằm hưởng ứng ngày Đa dạng sinh học Thế giới (22/5).
Ông Trương Kỉnh - Giám đốc Ban quản lý Khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang:
- Trong 8 năm hoạt động (thành lập từ tháng 6-2001), Ban quản lý Khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang thường xuyên tổ chức và tham gia giám sát các hoạt động diễn ra trên vịnh Nha Trang; khảo sát chất lượng nước, xây dựng cơ sở dữ liệu các yếu tố môi trường vịnh Nha Trang; khảo sát đa dạng sinh học, xây dựng bản đồ hệ sinh thái vịnh Nha Trang; khảo sát kinh tế xã hội, xây dựng chiến lược sinh kế của khu bảo tồn biển…
Tổ chức các đội tuần tra với sự tham gia của người dân, chia ca trực tuần tra 24/24 giờ đã ngăn chặn có hiệu quả việc ngư dân sử dụng chất nổ, chất độc để khai thác thuỷ sản...
Phần IV- NGUỒN LỢI VÀ GIÁ TRỊ KINH TẾ RẠN SAN HÔ Ở VỊNH NHA TRANG
Giá trị kinh tế

Theo số liệu điều tra khảo sát của Viện Hải dương học Nha Trang, huyện Núi Thành có gần 1.000 ha thảm cỏ biển, có 2 kiểu rạn san hô chính là kiểu rạn riềm ven các đảo và kiểu rạn nền trên các bãi cạn, đồi ngầm.
Kiểu rạn nền có thành phần đa dạng và độ phủ cao hơn. Thành phần và độ phủ của san hô thường từ 30-35%, có nơi độ phủ đạt 100%. Ran san hô ở biển Tam Hải có đa dạng sinh học cao, phong phú về nguồn lợi thuỷ sản.
Sinh sống gần các bãi rạn san hộ với hệ sinh thái phong phú nầy là những cư dân thôn Thuận An.
Toàn thôn có 364 hộ với 1.426 nhân khẩu. Họ sống chủ yếu dựa vào đánh bắt hải sản, nhiều nhất là các nghề khai thác trong hệ sinh thái san hô và vùng biển ven bờ. Thuận An, xã Tam Hải là thôn có chiều dài bờ biển 4 km, với những vách đá dựng đứng nằm ở khu vực Bàn Than
Rạn san hô ở đây là nơi có đa dạng sinh học cao của tỉnh Khánh Hòa.
Theo điều tra, khu vực này có khoảng 225 loài cá thuộc 96 giống và 35 họ, trong đó có nhiều loài có giá trị kinh tế và xuất khẩu cao
Phần V- CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN BẢO VỆ (Ý KIẾN CỦA NGƯỜI DÂN)
Sau đây là một số ý kiến của người dân về việc bảo vệ rạn san hô nha trang:
Theo Bà : Nguyễn Thị Gái, 1 người dân của phường vĩnh nguyên, thành phố nha trang cho biết:
“ Người dân ở đây không còn thói quen vức rác xuống biển nữa, mà thu gom gọn chờ tàu đến chở đi, Bà con cũng thường xuyên nhắc nhở con em mình không vức rác bừa bãi”.
Ở khu vực 1 có 140 hộ dân, 85% sống bằng nghề khai thác đánh bắt hải sản. Trước đây thường khai thác san hô dùng chất nổ đánh bắt cá, nay đời sống của đa số dân đã ổn định

Nhờ khai thác tôm hùm giống, tôm hùm lồng. Ông Nguyễn Văn Thanh trưởng khu vực 1 nói: “ Nhân dân ở đây văn hóa thấp, nên cần giáo dục tuyên truyền để họ thấy được lợi ích”
Các đơn vị khai thác du lịch hưởng lợi trên vùng biển này cũng tạo điều kiện để nhân dân có công ăn việc làm và có thu nhập thì mới có trách nhiệm bảo vệ với họ được.

Tóm lại:
Công tác tuyên truyền có 1 tầm quan trọng đáng kể và cần thiết nhằm mục đích nâng cao tầm nhận thức và ý thức cho người dân về bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên
Biển nói chung và rạn san hô nha trang nói riêng giúp người dân hiểu và nắm được nguy cơ, hiểm họa liên quan đến chính lợi ích của cộng đồng trên địa bàn ven biển. Ngoài ra cần đẩy mạnh
Tuyên truyền, phổ biến kiến thức phòng ngừa ứng phó, kiểm soát và khắt phục hậu quả thiên tai sự cố môi trường biển.
Phần VI- ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ CỦA NHÓM BÁO CÁO
Nguồn lợi sinh vật biển các rạn san hô ở Nha Trang khá phong phú. Có rất nhiều loài cá quý: cá thia, cá bướm, cá bàng chài..., cùng nhiều loài nhuyễn thể giá trị như: rong biển, tôm hùm, hải sâm đen, bào ngư... Chính vì vậy, bộ tài nguyên và môi trường đã đề ra định hướng quản lý, bảo vệ, khai thác hợp lý.
- Liên kết với bộ tài nguyên và môi trường
- Bảo vệ đa dạng sinh thái
Ở môi trường biển, san hô là một trong những thành viên "có trách nhiệm" nhất đối với hệ sinh thái. Chúng chỉ dùng hết một nửa số thức ăn tạo được, nửa còn lại để dành cho cá và các sinh vật khác thông qua cơ chế tiết chất nhầy riêng.
-Nuôi cấy san hô


Nuôi cấy trong phòng thí nghiệm sau đó đưa giống ra trồng thử nghiệm nếu thành công thì tiếp tục cho ra trồng đại trà


Là một cử nhân công nghệ sinh học tương lai hãy làm tất cả những gì bạn có thể để bảo vệ sự đa dạng của tự nhiên.

THE END




* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vũ Thị Lệ Hồng Thu
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)