Rắn lục đuôi đỏ.ppt

Chia sẻ bởi Phạm Huy Hoạt | Ngày 23/10/2018 | 60

Chia sẻ tài liệu: rắn lục đuôi đỏ.ppt thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:


RẮN LỤC ĐUÔI ĐỎ
&
Sơ cứu khi bị rắn cắn
BS Phạm Huy Hoạt sưu tầm và biện soạn (11 – 2014)
I. Vài nét về loài rắn
Rắn là tên gọi chung để chỉ một nhóm các loài động vật bò sát ăn thịt, không chân và thân hình tròn dài (cylinder), thuộc phân bộ Serpentes.
Phần lớn các loài rắn không có nọc độc.
Những loài nào có nọc độc thì chủ yếu dùng nọc độc để giết chết hay khuất phục con mồi hoặc để phòng vệ khi bị tấn công.
Rắn có nọc độc
Elapidae – Họ Rắn hổ, bao gồm rắn hổ mang (Naja), rắn hổ mang chúa (Ophiophagus hannah), cạp nong (Bungarus fasciatus), cạp nia (Bungarus spp.), rắn mamba (Dendroaspis spp.), rắn đầu đồng Úc (Austrelaps), rắn biển (Hydrophiinae), và rắn san hô (các chi Leptomicrurus, Micruroides, Micrurus), rắn lá khô (Calliophis).
Viperidae – Họ Rắn lục, bao gồm rắn lục (Trimeresurus spp.), rắn lục đầu bạc (Azemiops feae), rắn vipe (Viperinae), rắn đuôi chuông (các chi Crotalus, Sistrurus), rắn đầu đồng Mỹ (Agkistrodon contortrix), rắn miệng bông (Agkistrodon piscivorus) và rắn chúa bụi (Lachesis spp.); rắn lục đuôi đỏ
Các loài
rắn có nọc độc cơ bản được phân loại trong
2 họ:
Sự lột da xảy ra theo chu kỳ trong suốt cuộc đời rắn. Trước khi lột, rắn ngừng ăn uống và thýờng di chuyển tới hay ẩn nấp tại nõi an toàn. Ngay trước khi lột, lớp da ngoài trở nên xỉn màu và khô và hai mắt thì mờ đục hay xám xỉn. Mặt trong của lớp da cũ hóa lỏng làm cho lớp da cũ tách ra khỏi lớp da mới nằm ngay dýới nó. Sau vài ngày thì mắt trong trở lại và con rắn "trứờn" ra khỏi lớp da cũ của nó. Lớp da cũ đứt ở phần gần miệng và rắn lách ra ngoài, hỗ trợ quá trình lột bỏ bằng cách cọ xát vào các bề mặt thô nhám
Tập tính chung
của loài rắn
Da rắn sau khi lột xác còn lại trên cánh cây
Lột xác
Tập tính chung
của loài rắn
Phần lớn các loài rắn đẻ trứng, chúng sẽ bỏ rơi trứng ngay sau khi đẻ.
- Một số loài (như rắn hổ mang chúa) biét làm tổ và vẫn ở gần các con rắn con sau khi ấp
Phần lớn các loài trăn họ Pythonidae cuộn tròn xung quanh ổ trứng của chúng và ở đó cho tới khi trứng nở
Một số loài rắn lại sinh noãn thai và giữ các quả trứng trong cơ thể cho tới khi chúng gần như đã sẵn sàng để nở.
Gần đây người ta đã xác nhận rằng một vài loài rắn sinh sản kiểu đẻ con thật sự, như Boa constrictor, rắn lục đuôi đỏ
Sinh sản
2. Rắn lục ở Việt Nam
Ở Việt Nam chỉ khoảng 30 loài rắn có nọc độc chết người sống trên đất liền và 22 loài rắn biển.
Dưới đây là 1 số loài rắn lục vẫn thường gặp:
Rắn lục miền Nam Viridovipera vogeli được mệnh danh là kẻ săn đêm siêu phàm và khôn ngoan nhất trong các loài rắn.
Rắn lục mắt đỏ Trimeresurus stejneger. Sống ở khu rừng Trương Sơn loài rắn độc này có thể giết chết bất cứ loài động vật nào lớn hơn nó gấp nhiều lần.
Vài loai rắn lục
Loài rắn lục thường gặp ở miền Bắc, sống trong các rừng rậm, ẩm thấp, thân có màu Lục để thích nghi với môi trường
Nhận biết Rắn lục đuôi đỏ
Rắn lục đuôi đỏ (tên KH Trimeresurus albolabris) thuộc họ Rắn lục (Viperidae), bộ Có vảy (Squamata).
Đây là loài cực độc trong số các loại rắn lục, mình xanh và đuôi có màu nâu đỏ, chiều dài tối đa khoảng 60 cm với cân nặng khoảng 300gram.
Tổng chiều dài con đực 600 mm, con cái dài 810 mm; chiều dài đuôi con đực 120 mm, con cái 130 mm
Rắn lục
đuôi đỏ
Trong họ hàng nhà rắn chỉ có rắn lục đuôi đỏ là loại đẻ con, chúng không giống một số loài rắn khác ấp trứng mà sau khi trứng được thụ tinh thì ở lại ngay trong bụng rắn mẹ và quây thành bào thai riêng biệt như của loài thú, trong thời gian ấp trứng, rắn mẹ vẫn sinh hoạt bình thường, nhưng lúc sinh con ra là lúc phần bụng chỗ hậu môn sẽ rách ra và toàn bộ số rắn con sẽ chui ra, lúc đó cũng là lúc kết thúc cuộc đời rắn mẹ.
Thời gian rắn mẹ mang thai thì do cấu tạo đặc biệt nọc độc của nó tập trung nhiều nhất và hung dữ nhất.

Rắn lục đuôi đỏ đẻ con



Rắn lục con mới ra đời
Rắn lục
đuôi đỏ
Loài rắn này sinh sống chủ yếu trên khu vực núi cao và trong các khu rừng sâu thuộc dãy Trường Sơn, vùng núi thuộc khu vực Tây bắc Việt Nam.
Phần lớn thời gian sông trên cây, vì thế nên da có màu xanh để có thể dễ ràng ngụy trang.
Đặc điểm của RL đuôi đỏ
Tế bào thần kinh thị giác của rắn lục rất nhạy cảm với tia hồng ngoại, thích nghi với hoạt động ban đêm.
Da rắn lục rất nhậy cảm với tiếng động mặt đất và các âm thanh tần số thấp (hạ âm)
Nọc độc RL đuôi đỏ
Hầu hết các loài rắn chỉ cắn người khi phải tự vệ. Nọc rắn là “Vũ khí tự vệ” của chúng.
Thời gian rắn mẹ mang thai thì do cấu tạo đặc biệt nọc độc của nó tập trung nhiều nhất và hung dữ nhất.
Nọc độc Rắn lục đuôi đỏ
Nọc độc của rắn lục đuôi đỏ có hơn 20 thành phần khác nhau, trong đó có chất gây rối loạn đông máu, có chất gây rố loạn thần kinh, do đó vết cắn của loài rắn này thường bgây chảy máu nhiều và sưng rất nhanh
Khi bị rắn lục đuôi đỏ cắn, bệnh nhân có thể gặp các hiện tượng như tan máu, phù nề, nhiễm độc thần kinh, liệt hô hấp, trụy tim mạch.
Sơ- cấp cứu khi bị rắn lục cắn
Khi bị rắn lục đuôi đỏ cắn, nạn nhân và những người xung quanh cần giữ bình tĩnh để sơ cứu đúng một cách nhanh chóng nhằm giải quyết các tình trạng đau nhức, sưng nề, xuất huyết, tán huyết, hoại tử…
Cách sơ cứu chi tiết
- Bước 1: Đầu tiên, cần giữ cho nạn nhân nằm yên bất động bởi vận động lúc này sẽ làm cho nọc độc xâm nhập vào cơ thể nhanh hơn.
Nếu gần vùng bị cắn có đeo đồ trang sức thì nên nhanh tay cởi để tránh bị chèn ép, gây sưng nề.


Bước 2: Băng ép bất động để làm chậm quá trình tê liệt và ngăn chặn sự chuyên lan của nọc độc vào trong cơ thể.
Nếu đường vận chuyển nạn nhân về cơ sở y tế quá 2 giờ thì nên làm garo

Cách băng ép:

Dùng tay, gạc hoặc khăn sạch ép lên phía trên vết thương. Để nạn nhân nằm thoải mái, đặt phần bị thương cao hơn để giảm áp lực máu. Sau đó, dùng dây vải băng ép miếng gạc hoặc khăn vào vết thương, buộc một cách chắc chắn nhưng vẫn đủ để máu lưu thông. Nên băng ép chặt phía trên vết thương từ 5 – 10 cm để ngăn chất độc lan ngược lại các bộ phận khác.
Bước 3: Vận chuyển nhanh nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để truyền huyết thanh kháng nọc rắn, tốt nhất là nên truyền trong 4 giờ đầu sau khi rắn cắn. Khi vận chuyển cần chú ý, cố gắng giữ cho nạn nhân nằm yên. Nếu nạn nhân có biểu hiện khó thở thì có thể thực hiện hô hấp nhân tạo.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Huy Hoạt
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)