Quy trình dạy học các môn ở tiểu học

Chia sẻ bởi Nguyễn Hoàng Thanh | Ngày 09/10/2018 | 143

Chia sẻ tài liệu: quy trình dạy học các môn ở tiểu học thuộc Thể dục 1

Nội dung tài liệu:












































QUY TRÌNH DẠY CÁC MÔN HỌC BẬC TIỂU HỌC

0.Lớp 1: Phần dạy âm
A.Kiểm Tra: ( Gồm 3 nội dung )
-Viết bảng con âm, tiếng, từ ( GV đọc – HS viết )
-Đọc bảng lớp ( GV viết bảng con cho học sinh đọc cá nhân )
-Đọc bài SGK: HS đọc cá nhân mỗi em một đoạn tùy thuộc vào nội dung bài học dài hay ngắn.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài:
2.Nội dung bài: Dạy âm thứ nhất
* Dạy âm mới:
-Xuất hiện âm mới ( có rất nhiều hình thức xong đảm bảo mỗi âm GV phải có cách giới thiệu riêng tránh nhàm chán cho học sinh ).
-Sử dụng bộ học vần tiếng Việt.
-Hướng dẫn học sinh phát âm: GV phát âm mẫu.
-Học sinh đọc cả lớp nếu số lượng học sinh ít, nhiều thì 1/3 lớp.
-Nêu cấu tạo âm.
-HS đọc âm.
* Dạy tiếng mới:
-Học sinh ghép tiếng bằng bộ chữ rời ( HS đọc tiếng vừa ghép được trên bảng rời)
-Nêu cấu tạo của tiếng vừa ghép được.
-Học sinh đánh vần tiếng ( cá nhân, đồng thanh).
* Từ mới: ( Lưu ý: tiếng mới cũng là từ mới khi nó đứng độc lập một mình)
-Giới thiệu tranh ảnh, vật thật để xuất hiện từ.
-Giải nghĩa từ mới ( lồng ghép vào phần giới thiệu )
-Học sinh đọc cá nhân, đồng thanh.
* Đọc cột vần: ( Cô vừa dạy âm, tiếng, từ nào mới...)
-Học sinh đọc trên xuống không đọc ngược chỉ đọc xuôi trên xuống.
VD: H
H-E-HE-HUYỀN-HÈ

* Dạy âm thứ hai tương tự âm thứ nhất.
- Lưu ý có thể làm như sau :
+ Giới thiệu tranh.
+ GV hỏi đây là âm gì? ( vì h/s được nhân biết ở Mầm non rồi ).
* Dạy âm mới
* Dạy tiếng mới
* Dạy từ mới
* Đọc cột vần
* Đọc bài bảng lớp: 1,2 lần – đọc cả 2 cột.
+ Đọc từ trên xuống dưới.
*So sánh âm
-Có thể so sánh âm cùng bài hoặc so sánh âm có liên quan đã học
VD: so sánh âm L và H
+ Giống nhau : đều có nét thẳng đứng.
+ Khác nhau: chữ H có một nét móc 2 chiều.
NGHỈ GIỮA TIẾT: tổ chức chơi trò chơi lớp trưởng hoặc GV điều khiển
* Dạy từ ứng dụng:
-GV viết sẵn lên bảng ( tranh thủ lớp trưởng tổ chức trò chơi ).
-GV gọi học sinh khá giỏi đọc cho cả lớp nghe ( đọc trơn hoặc đánh vần tùy trình độ học sinh và vùng miền).
-GV hỏi h/s nêu nghĩa của từ ứng dụng đó: Giải nghĩa từ ứng dụng thông qua tranh ảnh, vật thật ( GV có thể hỗ trợ Y/C học ính giải thích một số từ không nhất thiết giải nghĩa tất cả các từ trong bài ).
-HS tìm tiếng chứa âm mới học ( HS có thể nêu miệng hoặc lên bảng gạch dưới âm trên bảng lớp tùy từng vùng, miền).
-Học sinh đọc toàn bộ bài ứng dụng ( cá nhân, nhóm, đồng thanh).
Lưu ý: Đối với vùng thuận lợi GV tổ chức cho học sinh tìm tiếng có chứa âm mới ngoài bài học ( bảng con, miệng, nhóm ghép chữ, đồ vật)
* Tập viết: BẢng con ( thời gian 5-7 phút)
Lưu ý cách nói: khi viết âm K được viết bằng chữ k.
GV yêu cầu cả lớp quan sát GV viết mẫu.
Cho h/s viết bằng tay trên không.
Cho h/s viết vào bảng từng âm từng tiếng.
Cho h/s viết khoảng 2 lần.
Tiết 2
* Đọc bài bảng lớp ( một vài lần )
- Đọc cá nhân.
- Đọc đồng thanh.
* Dạy câu ứng dụng: (cụm từ ứng dụng)
-Giới thiệu tranh: xuất hiện bài ứng dụng – nêu nội dung lồng vào phần giới thiệu
-Cho h/s đọc bài ứng dụng ( cá nhân ).
-Tìm tiếng chứa âm mới học.
-Nêu cấu tạo tiếng.
-Cho học sinh đọc lại( đánh vần tiếng chứa âm mới học còn lại các tiếng khác đọc trơn )
Lưu ý: Đối với vùng thuận lợi GV đưa ra 1 số bài tập nâng cao kiến thức hs như:
Nối từ tạo
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Hoàng Thanh
Dung lượng: 310,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)