Quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng.

Chia sẻ bởi Phạm Đình Nam | Ngày 18/03/2024 | 7

Chia sẻ tài liệu: quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. thuộc Giáo dục công dân

Nội dung tài liệu:

Câu 4. Trình bày quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng.
1. Khái niệm về cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
Cơ sở hạ tầng là toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội nhất định.
Chúng bao gồm 3 loại: quan hệ sản xuất thống trị, quan hệ sản xuất tàn dư của xã hội trước và quan hệ sản xuất mầm mống của xã hội tương lai, trong đó, quan hệ sản xuất thống trị là chủ đạo và chi phối các loại quan hệ sản xuất khác.

Kiến trúc thượng tầng là toàn bộ những quan điểm tư tưởng (chính trị, pháp quyền, đạo đức, nghệ thuật, tôn giáo, triết học...) và những thiết chế xã hội tương ứng (Nhà nước, đảng phái, giáo hội, các tổ chức quần chúng...) được hình thành trên một cơ sở hạ tầng nhất định.
Trong các bộ phận của kiến trúc thượng tầng thì nhà nước là bộ phận có quyền lực mạnh nhất, nó tiêu biểu cho chế độ chính trị của một xã hội nhất định.
Trong xã hội có đối kháng giai cấp, kiến trúc thượng tầng cũng mang tính đối kháng và phản ánh tính đối kháng của cơ sở hạ tầng.

2. Quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng là hai mặt của đời sống xã hội tồn tại không tách rời và có quan hệ tác động biện chứng với nhau. Nó thể hiện:

+ Cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng.
* Mỗi cơ sở hạ tầng hình thành nên một kiến trúc thượng tầng tương ứng với nó. Giải thích rõ, cho ví dụ.
* Khi cơ sở hạ tầng thay đổi, thì kiến trúc thượng tầng cũng biến đổi theo. Giải thích rõ, cho ví dụ.
* Khi cơ sở hạ tầng cũ mất đi thì sớm hay muộn kiến trúc thượng tầng cũ cũng mất đi, kiến trúc thượng tầng mới ra đời theo để đảm bảo sự tương ứng. Giải thích rõ, cho ví dụ.

+ Kiến trúc thượng tầng tác động trở lại cơ sở hạ tầng
* Chức năng xã hội cơ bản của kiến trúc thượng tầng (thể hiện tập trung trong chức năng, nhiệm vụ của nhà nước) là bảo vệ, phát triển cơ sở hạ tầng đã sinh ra nó.
* Nếu kiến trúc thượng tầng tiên tiến thì nó tác động phù hợp với sự vận động của những quy luật kinh tế khách quan thì nó sẽ là một động lực thúc đẩy cơ sở hạ tầng phát triển. Ngược lại, nó sẽ kìm hãm sự phát triển. Tuy nhiên, sự kìm hãm đó chỉ là nhất thời.
* Mỗi bộ phận của kiến trúc thượng tầng tác động trở lại cơ sở hạ tầng có hình thức và hiệu lực khác nhau, trong đó Nhà nước có vai trò quan trọng nhất, có hiệu lực mạnh mẽ nhất.
* Trong xã hội có giai cấp thì nhà nước là yếu tố tác động mạnh nhất đến cơ sở hạ tầng. Là công cụ để cải tạo và xóa bỏ CSHT cũ, tạo lập CSHT mới.

3. Sự vận dụng quy luật của Đảng ta trong đường lối đổi mới
Đảng ta xác định: "Con đường đi lên của nước ta là sự phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tức là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa, nhưng tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa".
Do vậy xây dựng cơ sở hạ tầng có nhiều loại quan hệ sản xuất có nhiều hình thức sở hữu với nhiều thành phần kinh tế vừa hợp tác, vừa cạnh tranh với nhau nhưng cùng vận động theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Trong các thành phần kinh tế thì thành phần kinh tế Nhà nước phải đóng vai trò chủ đạo định hướng xã hội chủ nghĩa với các thành phần kinh tế khác.
Đảng ta xác định bản chất hệ thống chính trị trong thời kỳ quá độ là:
Mang bản chất giai cấp công nhân, Đảng Cộng sản Việt Nam là người lãnh đạo duy nhất, "Vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, lấy đó làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động cách mạng", làm cho "chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò chủ đạo trong đời sống sinh thần của nhân dân".
Các bộ phận trong hệ thống chính trị - xã hội (Nhà nước, các tổ chức tôn giáo, các đoàn thể quần chúng...) có nhiệm vụ, chức năng riêng, có phương thức hoạt động riêng, song phải nhằm mục tiêu chung là: "phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, giữ vững độc lập, thống
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Đình Nam
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)