Quy luật lượng chất

Chia sẻ bởi Phạm Thi Hường | Ngày 18/03/2024 | 6

Chia sẻ tài liệu: quy luật lượng chất thuộc Giáo dục công dân

Nội dung tài liệu:

QUY LUẬT CHUYỂN HÓA
TỪ NHỮNG SỰ THAY ĐỔI VỀ LƯỢNG
THÀNH NHỮNG SỰ THAY ĐỔI VỀ CHẤT VÀ NGƯỢC LẠI
Khái niệm chất, lượng
Quan hệ biện chứng
giữa chất và lượng
Ý nghĩa phương pháp luận
Quy luật
Nhiều sao thì nắng, vắng sao thì mưa
Sinh lão bệnh tử
Xuân hạ thu đông
Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm
...v…v…

Quy luật???
Khái niệm

Quy luật là mối liên hệ bản chất, tất nhiên, phổ biến và lặp đi lặp lại giữa các mặt, các yếu tố, các thuộc tính bên trong mỗi một sự vật, hay giữa các sự vật, hiện tượng với nhau.
Phân loại quy luật
QUY LUẬT
Theo mức độ phổ biến
Theo lĩnh vực tác động
QL
chung
QL
riêng
QL
phổ biến
QL
tự nhiên
QL
xã hội
QL
tư duy
C
D
B
A
10 cm
6 cm
2cm
Chất dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật,
hiện tượng; là sự thống nhất hữu cơ các thuộc tính
làm cho sự vật là nó chứ không phải là cái khác.
Thuộc tính của sự vật là những tính chất, trạng thái, yếu tố cấu thành sự vật; là cái vốn có của sự vật; bộc lộ thông qua sự tác động qua lại với các sự vật, hiện tượng khác.
- Mỗi sự vật có nhiều thuộc tính, mỗi thuộc tính biểu hiện 1 chất của sự vật.
- Mỗi sự vật có nhiều thuộc tính, nhưng không phải thuộc tính nào cũng biểu hiện chất của sự vật, chỉ thuộc tính cơ bản mới cấu thành chất của sự vật.
- Thuộc tính của sự vật chỉ bộc lộ thông qua các mối quan hệ cụ thể với sự vật khác -> thuộc tính cơ bản, thuộc tính không cơ bản.













Chất của sự vật không những được quy định bởi chất của những yếu tố cấu thành mà còn bởi phương thức liên kết (kết cấu) của sự vật.
Cacbon
Lượng
Dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật về các phương diện: số lượng các yếu tố cấu thành, quy mô của sự tồn tại, tốc độ, nhịp điệu của các quá trình vận động và phát triển của sự vật.
LƯỢNG
CHẤT
Những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất
Bất kỳ sự vật nào cũng là sự thống nhất giữa 2 mặt chất và lượng. Chất, lượng là 2 mặt tồn tại không tách rời nhau của sự vật; không có lượng hay chất tồn tại thuần túy.
Sự thay đổi về lượng và chất của sự vật diễn ra cùng sự vận động, phát triển của sự vật và có quan hệ chặt chẽ với nhau.
- Độ là phạm trù triết học dùng để chỉ khoảng giới hạn trong đó sự hay đổi về lượng của sự vật chưa làm thay đổi chất căn bản của sự vật.
- Điểm nút là phạm trù triết học dùng để chỉ điểm giới hạn mà tại đó sự thay đổi về lượng đã làm thay đổi về chất của sự vật.
- Bước nhảy là phạm trù triết học dùng để chỉ sự chuyển hóa về chất của sự vật do sự thay đổi về lượng của sự vật trước đó gây nên.
00C
1000C
LỎNG
HƠI
ĐỘ
(00C < độ <1000C)
ĐIỂM NÚT
(1000C)
BƯỚC NHẢY
H2O
Những thay đổi về chất dẫn đến những thay đổi về lượng
Chất mới của sự vật ra đời sẽ tác động trở lại lượng của sự vật. Sự tác động ấy thể hiện ở chỗ: chất mới ra đời làm cho lượng của sự vật thay đổi với quy mô, tốc độ, nhịp điệu khác đi.
Bất kỳ sự, vật hiện tượng nào cũng có sự thống nhất biện chứng giữa 2 mặt chất và lượng. Sự thay đổi dần dần về lượng tới điểm nút sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất thông qua bước nhảy.



Chất mới ra đời sẽ tác động trở lại sự thay đổi về lượng. Qúa trình đó liên tục diễn ra, tạo thành phương thức phổ biến của các quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy.
Ý nghĩa phương pháp luận?
Ý nghĩa phương pháp luận
Đánh giá sự vật, hiện tượng trên quan điểm toàn diện về 2 mặt lượng,chất.
Sự thay đổi về lượng tất yếu dẫn đến sự thay đổi về chất của sự vật, bởi vậy trong hoạt động thực tiễn cần chú ý tích lũy về lượng để thực hiện chuyển đổi về chất.
Tránh 2 khuynh hướng tả khuynh, hữu khuynh.
Vận dụng linh hoạt các hình thức của bước nhảy. Trong đời sống xã hội, sự phát triển không chỉ phụ thuộc vào các yếu tố,điều kiện khách quan mà còn phụ thuộc vào nhân tố chủ quan. Do vậy con người cần phải chủ động, tích cực.
Bài tập củng cố
Bài 1: Sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ biểu thị quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại?
Bài 2: Là một nhà giáo trong tương lai, quy luật trên có ý ngĩa như thế nào với anh (chị)?
1. Có công mài sắt có ngày nên kim
2. Nước chảy đá mòn
3. Năng nhặt chặt bị
4. Tích tiểu thành đại
5. Góp gió thành bão
6. Qúa mù ra mưa
7. Kiến tha lâu cũng đầy tổ
….
“Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo”.
Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Thi Hường
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)