Quy luật chuyển hoá từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại.

Chia sẻ bởi Trần Thanh Xuyên | Ngày 03/05/2019 | 410

Chia sẻ tài liệu: Quy luật chuyển hoá từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại. thuộc Giáo dục công dân

Nội dung tài liệu:

GIÁO ÁN LÝ THUYẾT

Môn học: Giáo dục Chính trị
Tên bài học: Chương 1- Chủ nghĩa Mác – Lênin. II. Nội dung cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin
Tiết học: Quy luật chuyển hoá từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại
Số tiết: 01
Thời gian: 45 phút
Ngày giảng: 13/11/2014

I. PHẦN GIỚI THIỆU:
1. Vị trí: Bài học ở Chương 1- Chủ nghĩa Mác – Lênin. II. Nội dung cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tiết 7/90, Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử. Chương trình chi tiết môn học Giáo dục Chính trị dành cho học sinh hệ trung cấp chuyên nghiệp.
2. Ý nghĩa: Bài học giúp cho học sinh hiểu được những vấn đề cốt lõi về quy luật phổ biến của mọi vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng
3. Nội dung chính: Bài học nêu khái niệm chất và lượng; mối quan hệ biện chứng giữa sự thay đổi về lượng dẫn đến thay đổi về chất và ngược lại.

II. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau khi học xong bài học này, học sinh có khả năng:
1. Về kiến thức:
- Hiểu được khái niệm chất và lượng theo nghĩa Triết học.
- Nhận rõ sự biến đổi của lượng dẫn đến sự biến đổi về chất là quy luật phổ biến của mọi vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng.
2. Về kỹ năng:
- Giải thích được mặt chất và lượng của sự vật hiện tượng.
- Chứng minh được cách thức lượng đổi dẫn đến chất đổi.
3. Về thái độ:
- Hiểu rõ trong học tập và rèn luyện phải kiên trì nhẫn nại khắc phục thái độ nôn nóng muốn đốt cháy giai đoạn.
- Tích cực tích luỹ về lượng trong học tập rèn luyện để nhạnh chóng tạo ra những biến đổi về chất (những tiến bộ vượt bậc) của bản thân, tránh lối sống trung bình chủ nghĩa.
III. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Chương trình giảng dạy: Chương trình chi tiết môn học Giáo dục Chính trị, dành cho học sinh bậc trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy.
- Giáo trình môn học: Bài giảng môn Giáo dục Chính trị
- Chuẩn bị phương tiện, đồ dùng dạy học: Bảng, phấn, máy chiếu,…
- Dự kiến hình thức, phương pháp đánh giá kiến thức, kỹ năng của học sinh: Kết hợp các phương pháp thuyết trình, diễn giảng, phát vấn, gợi mở, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề,...
2. Học sinh:
- Những kiến thức và kinh nghiệm liên quan đến tiết học: Quy luật chuyển hoá từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại.
- Tài liệu học tập:
+ Bài giảng môn Giáo dục Chính trị dùng cho bậc Trung cấp chuyên nghiệp, lưu hành nội bộ của Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Hậu Giang.
+ Giáo trình môn Giáo dục Chính trị dùng cho bậc Trung cấp chuyên nghiệp do NXB Giáo dục Việt Nam xuất bản năm 2014.

IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức ( 01 phút):
- Kiểm tra sĩ số lớp học:……
- Nội dung nhắc nhở học sinh: luôn giữ trật tự trong giờ học.
2. Kiểm tra bài cũ: (03 phút):
TT
Tên học sinh
Nội dung kiểm tra
Điểm

01

Câu 01: Anh (chị) điền vào khoảng trống để nêu đầy đủ vị trí của quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập?
Trả lời: Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật, vạch ra nguồn gốc động lực của sự phát triển và là hạt nhân của phép biện chứng duy vật.


02

Câu 02: Anh (chị) nêu khái niệm mặt đối lập. Cho ví dụ?
Trả lời: Mặt đối lập là những mặt có tính chất trái ngược nhau nhưng chúng tồn tại trong sự quy định lẫn nhau. Ví dụ như cực âm và cực dương của mỗi dòng điện, đồng hóa và dị hóa trong mỗi cơ thể sống, cung và cầu các hàng hóa trên thị trường.


3. Bài mới: Đặt vấn đề vào bài mới: (04 phút).
- Giáo viên (GV) tóm tắt nội dung 6 tiết học trước.
- GV đặt câu hỏi với học sinh (HS): Anh (chị) xem tranh đón thành ngữ?
- HS trả lời.
+ Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
+ Có công mài sắt có ngày nên kim.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thanh Xuyên
Dung lượng: | Lượt tài: 9
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)