Quy dinh danh gia HS tieu hoc moi
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thiên Nga |
Ngày 08/10/2018 |
42
Chia sẻ tài liệu: quy dinh danh gia HS tieu hoc moi thuộc Tập đọc 1
Nội dung tài liệu:
Quy định của Bộ GD&ĐT về việc xếp loại HS Tiểu học
QUY ĐỊNH Đánh giá và xếp loại học sinh Tiểu học ( Ban hành kèm theo Quyết định số 30/2005/QĐ-BGD&ĐT ngày 30/9/2005 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) ––––––––––––– Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Văn bản này quy định việc đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học, bao gồm: đánh giá và xếp loại hạnh kiểm; đánh giá và xếp loại học lực; sử dụng kết quả đánh giá và xếp loại; trách nhiệm của hiệu trưởng, giáo viên và học sinh trong việc đánh giá và xếp loại. Điều 2. Mục đích đánh giá và xếp loại 1. Góp phần thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình và các mặt hoạt động giáo dục. 2. Góp phần thực hiện đổi mới phương pháp dạy và học nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo, tự tin cho học sinh tiểu học. 3. Khuyến khích học sinh học tập liên tục, đảm bảo sự công bằng trong giáo dục đối với tất cả trẻ em trong độ tuổi giáo dục tiểu học. Điều 3. Nguyên tắc đánh giá và xếp loại 1. Kết hợp đánh giá định lượng và định tính trong đánh giá và xếp loại. 2. Thực hiện công khai, công bằng, khách quan, chính xác và toàn diện. 3. Coi trọng việc động viên, khuyến khích sự tiến bộ của học sinh. 4. Phát huy tính năng động, sáng tạo, khả năng tự học, tự đánh giá của học sinh; xây dựng niềm tin, rèn luyện đạo đức theo truyền thống Việt Nam. Chương II ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP LOẠI HẠNH KIỂM Điều 4. Nội dung đánh giá Học sinh được đánh giá về hạnh kiểm theo kết quả thực hiện bốn nhiệm vụ của học sinh tiểu học được quy định cụ thể như sau: 1. Biết vâng lời thầy giáo, cô giáo; lễ phép trong giao tiếp hằng ngày; đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ bạn bè. 2. Thực hiện nội quy nhà trường; đi học đều và đúng giờ; tích cực tham gia các hoạt động học tập; giữ gìn sách vở và đồ dùng học tập. 3. Giữ gìn vệ sinh cá nhân; đầu tóc, quần áo gọn gàng, sạch sẽ; ăn uống hợp vệ sinh. 4. Tham gia các hoạt động tập thể trong và ngoài giờ lên lớp của trường, của lớp; giữ gìn, bảo vệ tài sản của trường, lớp và nơi công cộng; bước đầu biết giữ gìn và bảo vệ môi trường, thực hiện các quy tắc về an toàn giao thông và trật tự xã hội. Điều 5. Cách đánh giá 1. Học sinh thực hiện đầy đủ bốn nhiệm vụ của học sinh tiểu học theo quy định đánh giá bằng nhận xét được ghi là thực hiện đầy đủ (Đ). 2. Học sinh chưa thực hiện đầy đủ bốn nhiệm vụ của học sinh tiểu học theo quy định đánh giá bằng nhận xét được ghi là thực hiện chưa đầy đủ (CĐ). 3. Giáo viên ghi nhận xét cụ thể những điểm mà học sinh chưa thực hiện được vào sổ theo dõi của giáo viên để có kế hoạch giúp đỡ và động viên học sinh tự tin trong rèn luyện. Giáo viên có thể gặp riêng cha mẹ học sinh để bàn bạc, trao đổi, thống nhất các biện pháp phối hợp giáo dục học sinh. Điều 6. Thời điểm đánh giá Học sinh được đánh giá hạnh kiểm vào cuối học kì I và cuối năm học. Đánh giá là hoạt động thường xuyên của giáo viên, giáo viên cần chú ý đến quá trình tiến bộ của học sinh. Đánh giá cuối năm là quan trọng nhất. Chương III ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP LOẠI HỌC LỰC Điều 7. Đánh giá bằng điểm số 1. Các môn học đánh giá bằng điểm số gồm: Toán, Tiếng Việt, Khoa học, Lịch sử và Địa lý, Tiếng nước ngoài, Tiếng dân tộc, Tin học và các nội dung tự chọn. 2. Các môn học đánh giá bằng điểm số cho điểm từ 1 đến 10, không cho điểm 0 và các điểm thập phân ở các lần kiểm tra. Điều 8. Đánh giá bằng nhận xét 1. Các môn học đánh giá bằng nhận xét gồm: a) Ở các lớp 1, 2 , 3: Đạo đức, Thể dục, Tự nhiên và Xã hội, Nghệ thuật. b) Ở các lớp 4 , 5: Đạo đức, Thể dục, Âm nhạc, Mĩ thuật, Kĩ thuật. 2. Các môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá theo hai mức : a) Loại Hoàn thành ( A ): đạt được yêu cầu cơ bản về kiến thức và kĩ năng của môn học, đạt được từ 50% số nhận xét trở lên trong từng học kì hay
QUY ĐỊNH Đánh giá và xếp loại học sinh Tiểu học ( Ban hành kèm theo Quyết định số 30/2005/QĐ-BGD&ĐT ngày 30/9/2005 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) ––––––––––––– Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Văn bản này quy định việc đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học, bao gồm: đánh giá và xếp loại hạnh kiểm; đánh giá và xếp loại học lực; sử dụng kết quả đánh giá và xếp loại; trách nhiệm của hiệu trưởng, giáo viên và học sinh trong việc đánh giá và xếp loại. Điều 2. Mục đích đánh giá và xếp loại 1. Góp phần thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình và các mặt hoạt động giáo dục. 2. Góp phần thực hiện đổi mới phương pháp dạy và học nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo, tự tin cho học sinh tiểu học. 3. Khuyến khích học sinh học tập liên tục, đảm bảo sự công bằng trong giáo dục đối với tất cả trẻ em trong độ tuổi giáo dục tiểu học. Điều 3. Nguyên tắc đánh giá và xếp loại 1. Kết hợp đánh giá định lượng và định tính trong đánh giá và xếp loại. 2. Thực hiện công khai, công bằng, khách quan, chính xác và toàn diện. 3. Coi trọng việc động viên, khuyến khích sự tiến bộ của học sinh. 4. Phát huy tính năng động, sáng tạo, khả năng tự học, tự đánh giá của học sinh; xây dựng niềm tin, rèn luyện đạo đức theo truyền thống Việt Nam. Chương II ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP LOẠI HẠNH KIỂM Điều 4. Nội dung đánh giá Học sinh được đánh giá về hạnh kiểm theo kết quả thực hiện bốn nhiệm vụ của học sinh tiểu học được quy định cụ thể như sau: 1. Biết vâng lời thầy giáo, cô giáo; lễ phép trong giao tiếp hằng ngày; đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ bạn bè. 2. Thực hiện nội quy nhà trường; đi học đều và đúng giờ; tích cực tham gia các hoạt động học tập; giữ gìn sách vở và đồ dùng học tập. 3. Giữ gìn vệ sinh cá nhân; đầu tóc, quần áo gọn gàng, sạch sẽ; ăn uống hợp vệ sinh. 4. Tham gia các hoạt động tập thể trong và ngoài giờ lên lớp của trường, của lớp; giữ gìn, bảo vệ tài sản của trường, lớp và nơi công cộng; bước đầu biết giữ gìn và bảo vệ môi trường, thực hiện các quy tắc về an toàn giao thông và trật tự xã hội. Điều 5. Cách đánh giá 1. Học sinh thực hiện đầy đủ bốn nhiệm vụ của học sinh tiểu học theo quy định đánh giá bằng nhận xét được ghi là thực hiện đầy đủ (Đ). 2. Học sinh chưa thực hiện đầy đủ bốn nhiệm vụ của học sinh tiểu học theo quy định đánh giá bằng nhận xét được ghi là thực hiện chưa đầy đủ (CĐ). 3. Giáo viên ghi nhận xét cụ thể những điểm mà học sinh chưa thực hiện được vào sổ theo dõi của giáo viên để có kế hoạch giúp đỡ và động viên học sinh tự tin trong rèn luyện. Giáo viên có thể gặp riêng cha mẹ học sinh để bàn bạc, trao đổi, thống nhất các biện pháp phối hợp giáo dục học sinh. Điều 6. Thời điểm đánh giá Học sinh được đánh giá hạnh kiểm vào cuối học kì I và cuối năm học. Đánh giá là hoạt động thường xuyên của giáo viên, giáo viên cần chú ý đến quá trình tiến bộ của học sinh. Đánh giá cuối năm là quan trọng nhất. Chương III ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP LOẠI HỌC LỰC Điều 7. Đánh giá bằng điểm số 1. Các môn học đánh giá bằng điểm số gồm: Toán, Tiếng Việt, Khoa học, Lịch sử và Địa lý, Tiếng nước ngoài, Tiếng dân tộc, Tin học và các nội dung tự chọn. 2. Các môn học đánh giá bằng điểm số cho điểm từ 1 đến 10, không cho điểm 0 và các điểm thập phân ở các lần kiểm tra. Điều 8. Đánh giá bằng nhận xét 1. Các môn học đánh giá bằng nhận xét gồm: a) Ở các lớp 1, 2 , 3: Đạo đức, Thể dục, Tự nhiên và Xã hội, Nghệ thuật. b) Ở các lớp 4 , 5: Đạo đức, Thể dục, Âm nhạc, Mĩ thuật, Kĩ thuật. 2. Các môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá theo hai mức : a) Loại Hoàn thành ( A ): đạt được yêu cầu cơ bản về kiến thức và kĩ năng của môn học, đạt được từ 50% số nhận xét trở lên trong từng học kì hay
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thiên Nga
Dung lượng: 49,50KB|
Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)