QUY CHẾ TUYỂN SINH 2011
Chia sẻ bởi Nguyễn Quang Trung |
Ngày 26/04/2019 |
51
Chia sẻ tài liệu: QUY CHẾ TUYỂN SINH 2011 thuộc Giáo dục công dân 12
Nội dung tài liệu:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
QUY CHẾ
Tuyển sinh đại học và cao đẳng hình thức vừa làm vừa học
(Ban hành kèm theo Quyết định số 62 /2008/QĐ-BGDĐT
ngày 25 tháng 11 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quy chế này quy định về tuyển sinh đại học, cao đẳng (sau đây viết tắt là ĐH, CĐ) hình thức vừa làm vừa học (sau đây viết tắt là VLVH) bao gồm: Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của trường trong công tác tuyển sinh; chuẩn bị cho kỳ thi, coi thi, chấm thi và phúc khảo; xét tuyển và triệu tập thí sinh trúng tuyển; thanh tra, khen thưởng và xử lý vi phạm; chế độ báo cáo và lưu trữ.
2. Quy chế này áp dụng đối với các đại học, học viện, các trường đại học, cao đẳng (sau đây gọi chung là các trường) được giao nhiệm vụ tuyển sinh ĐH, CĐ hình thức VLVH.
Điều 2. Điều kiện để được tuyển sinh hình thức VLVH
1. Đối với các lớp đặt tại trường:
a) Nhà trường được tuyển sinh hình thức VLVH các ngành đã có quyết định giao nhiệm vụ đào tạo chính quy và có ít nhất 2 năm đào tạo chính quy các ngành học đó.
b) Chương trình đào tạo theo hình thức VLVH được thiết kế như chương trình đào tạo chính quy cùng trình độ. Kế hoạch đào tạo được xây dựng phù hợp với việc tổ chức đào tạo theo hình thức VLVH.
c) Có đội ngũ giảng viên đủ số lượng, đạt chuẩn và đồng bộ về cơ cấu; có cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo đáp ứng yêu cầu thực hiện đồng thời đào tạo chính quy và đào tạo theo hình thức VLVH.
2. Đối với các lớp đặt tại địa phương:
Ngoài các quy định tại điểm a, b, c khoản 1 Điều 2 Quy chế này, các trường chỉ được tuyển sinh hình thức VLVH tại địa phương khi đảm bảo đồng thời các yêu cầu sau:
a) Cơ sở đặt lớp phải là các trường ĐH, trường CĐ, trường trung cấp chuyên nghiệp (sau đây viết tắt là TCCN) hoặc trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh (sau đây viết tắt là TTGDTX) đảm bảo được các yêu cầu về cơ sở vật chất, thiết bị và cán bộ quản lý đối với các ngành được đào tạo; chịu trách nhiệm quản lý học viên, giám sát việc thực hiện kế hoạch giảng dạy của giảng viên và chuẩn bị các điều kiện cơ sở vật chất theo yêu cầu của trường ĐH, CĐ.
b) Trường ĐH, CĐ đặt lớp tại địa phương phải chịu trách nhiệm tất cả các khâu trong quá trình đào tạo từ thông báo tuyển sinh, tổ chức thi tuyển, xét và công nhận thí sinh trúng tuyển, đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp cho người học.
c) Có văn bản giao nhiệm vụ đặt lớp tại địa phương của Bộ Giáo dục và Đào tạo (sau đây viết tắt là Bộ GD&ĐT).
Điều 3. Thi tuyển sinh và tuyển sinh
1. Hàng năm các trường có chỉ tiêu tuyển sinh ĐH, CĐ hình thức VLVH chỉ tổ chức tuyển sinh 4 đợt vào tháng 3; tháng 4, tháng 10 và tháng 11; mỗi đợt thi 04 ngày từ ngày 15 đến ngày 18; công việc của từng ngày được quy định tại khoản 3 Điều 14 của Quy chế này. Lịch thi từng môn do Bộ GD&ĐT quy định.
2. Đề thi tuyển sinh hình thức VLVH các môn văn hóa: Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý và Ngoại ngữ lấy từ Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (sau đây viết tắt là Cục KT&KĐCLGD).
3. Giám đốc các đại học, học viện, hiệu trưởng các trường ĐH, CĐ (sau đây gọi chung là hiệu trưởng) chịu trách nhiệm toàn diện trong tất cả các khâu của công tác tuyển sinh hình thức VLVH: tổ chức in sao, bảo quản, sử dụng đề thi; biên soạn đề thi các môn năng khiếu, nghệ thuật; tổ chức kỳ thi; chấm thi và phúc khảo; xét tuyển và triệu tập thí sinh trúng tuyển.
4. Trước kỳ thi 2 tháng, các trường báo cáo Bộ GD&ĐT kế hoạch triển khai các đợt thi tuyển sinh; chỉ tiêu và ngành nghề dự kiến tuyển sinh; số môn thi và tên các môn thi; ngày thi, địa điểm thi và địa điểm đặt lớp; đồng thời thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng đầy đủ thông tin về các đợt
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
QUY CHẾ
Tuyển sinh đại học và cao đẳng hình thức vừa làm vừa học
(Ban hành kèm theo Quyết định số 62 /2008/QĐ-BGDĐT
ngày 25 tháng 11 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quy chế này quy định về tuyển sinh đại học, cao đẳng (sau đây viết tắt là ĐH, CĐ) hình thức vừa làm vừa học (sau đây viết tắt là VLVH) bao gồm: Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của trường trong công tác tuyển sinh; chuẩn bị cho kỳ thi, coi thi, chấm thi và phúc khảo; xét tuyển và triệu tập thí sinh trúng tuyển; thanh tra, khen thưởng và xử lý vi phạm; chế độ báo cáo và lưu trữ.
2. Quy chế này áp dụng đối với các đại học, học viện, các trường đại học, cao đẳng (sau đây gọi chung là các trường) được giao nhiệm vụ tuyển sinh ĐH, CĐ hình thức VLVH.
Điều 2. Điều kiện để được tuyển sinh hình thức VLVH
1. Đối với các lớp đặt tại trường:
a) Nhà trường được tuyển sinh hình thức VLVH các ngành đã có quyết định giao nhiệm vụ đào tạo chính quy và có ít nhất 2 năm đào tạo chính quy các ngành học đó.
b) Chương trình đào tạo theo hình thức VLVH được thiết kế như chương trình đào tạo chính quy cùng trình độ. Kế hoạch đào tạo được xây dựng phù hợp với việc tổ chức đào tạo theo hình thức VLVH.
c) Có đội ngũ giảng viên đủ số lượng, đạt chuẩn và đồng bộ về cơ cấu; có cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo đáp ứng yêu cầu thực hiện đồng thời đào tạo chính quy và đào tạo theo hình thức VLVH.
2. Đối với các lớp đặt tại địa phương:
Ngoài các quy định tại điểm a, b, c khoản 1 Điều 2 Quy chế này, các trường chỉ được tuyển sinh hình thức VLVH tại địa phương khi đảm bảo đồng thời các yêu cầu sau:
a) Cơ sở đặt lớp phải là các trường ĐH, trường CĐ, trường trung cấp chuyên nghiệp (sau đây viết tắt là TCCN) hoặc trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh (sau đây viết tắt là TTGDTX) đảm bảo được các yêu cầu về cơ sở vật chất, thiết bị và cán bộ quản lý đối với các ngành được đào tạo; chịu trách nhiệm quản lý học viên, giám sát việc thực hiện kế hoạch giảng dạy của giảng viên và chuẩn bị các điều kiện cơ sở vật chất theo yêu cầu của trường ĐH, CĐ.
b) Trường ĐH, CĐ đặt lớp tại địa phương phải chịu trách nhiệm tất cả các khâu trong quá trình đào tạo từ thông báo tuyển sinh, tổ chức thi tuyển, xét và công nhận thí sinh trúng tuyển, đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp cho người học.
c) Có văn bản giao nhiệm vụ đặt lớp tại địa phương của Bộ Giáo dục và Đào tạo (sau đây viết tắt là Bộ GD&ĐT).
Điều 3. Thi tuyển sinh và tuyển sinh
1. Hàng năm các trường có chỉ tiêu tuyển sinh ĐH, CĐ hình thức VLVH chỉ tổ chức tuyển sinh 4 đợt vào tháng 3; tháng 4, tháng 10 và tháng 11; mỗi đợt thi 04 ngày từ ngày 15 đến ngày 18; công việc của từng ngày được quy định tại khoản 3 Điều 14 của Quy chế này. Lịch thi từng môn do Bộ GD&ĐT quy định.
2. Đề thi tuyển sinh hình thức VLVH các môn văn hóa: Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý và Ngoại ngữ lấy từ Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (sau đây viết tắt là Cục KT&KĐCLGD).
3. Giám đốc các đại học, học viện, hiệu trưởng các trường ĐH, CĐ (sau đây gọi chung là hiệu trưởng) chịu trách nhiệm toàn diện trong tất cả các khâu của công tác tuyển sinh hình thức VLVH: tổ chức in sao, bảo quản, sử dụng đề thi; biên soạn đề thi các môn năng khiếu, nghệ thuật; tổ chức kỳ thi; chấm thi và phúc khảo; xét tuyển và triệu tập thí sinh trúng tuyển.
4. Trước kỳ thi 2 tháng, các trường báo cáo Bộ GD&ĐT kế hoạch triển khai các đợt thi tuyển sinh; chỉ tiêu và ngành nghề dự kiến tuyển sinh; số môn thi và tên các môn thi; ngày thi, địa điểm thi và địa điểm đặt lớp; đồng thời thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng đầy đủ thông tin về các đợt
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Quang Trung
Dung lượng: |
Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)