Quốc phòng VN 2009

Chia sẻ bởi Trần Đức Ngọc | Ngày 26/04/2019 | 70

Chia sẻ tài liệu: Quốc phòng VN 2009 thuộc Giáo dục công dân 12

Nội dung tài liệu:

2009 và quốc phòng Việt Nam
Cập nhật lúc 04:35, Thứ Ba, 22/12/2009 (GMT+7)
,
 - 2009 sắp trôi qua với những sự kiện đặc biệt nổi bật trong lĩnh vực quốc phòng của Việt Nam. Nhân kỷ niệm 65 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 20 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, hôm nay, (22/12), VietNamNet điểm lại những dấu ấn này. 
Sách Trắng Quốc phòng 2009
Quân đội Nhân dân Việt Nam có lực lượng thường trực gồm bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương với tổng quân số khoảng 450.000 người và lực lượng quân dự bị khoảng 5 triệu người.

Công bố Sách Trắng Quốc phòng 2009, lần đầu tiên, Việt Nam công khai ngân sách quốc phòng, năm 2008 khoảng 27.000 tỉ đồng, chiếm 1,8% ngân sách quốc gia. Sách Trắng nêu chủ trương của Việt Nam duy trì và phát triển quốc phòng đủ mạnh, kiên trì chính sách quốc phòng mang tính chất hòa bình, tự vệ mà trọng tâm là xây dựng nền quốc phòng toàn dân.
Việt Nam xây dựng quân đội có tổ chức chặt chẽ, có kỷ luật nghiêm, có lực lượng thường trực hợp lý, lực lượng dự bị hùng hậu, được huấn luyện và trang bị các loại vũ khí ngày càng hiện đại, đủ khả năng bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, các lợi ích quốc gia và chế độ dân chủ nhân dân.
Sách Trắng 2009 cũng chính thức nêu quan ngại của quốc phòng Việt Nam về tình hình tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông. Nêu rõ đối với các tranh chấp chủ quyền trên biển, mặc dù có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý chứng minh chủ quyền không thể tranh cãi đối với các vùng biển, đảo của Việt Nam trên Biển Đông, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Sách Trắng cho hay Việt Nam vẫn sẵn sàng đàm phán hòa bình để giải quyết các tranh chấp dựa trên các quy định của Công ước 1982 về Luật Biển của Liên Hợp Quốc.


Ảnh: Trường Sơn

Việt Nam cũng mở rộng hợp tác với các nước khác để đảm bảo an ninh trên biển. Hải quân Việt Nam đã lập đường dây nóng và tiến hành tuần tra chung với hải quân một số nước như Campuchia, Malaysia, Thái Lan, Trung Quốc nhằm nâng cao hiệu quả phối hợp bảo vệ an ninh trên các vùng chồng lấn và khu vực giáp ranh trên biển.
Tham gia giải quyết an ninh toàn cầu
Hợp tác quốc phòng đa phương và song phương diễn ra sôi nổi. Trong thời gian là ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Việt Nam đã tham khảo ý kiến của các nước không liên kết, phối hợp chặt chẽ với các nước thành viên Hội đồng Bảo an để đưa ra các quyết định về các vấn đề an ninh quốc tế phù hợp với các nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp Quốc. 
Về hợp tác song phương, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh đã đến thăm hữu nghị chính thức Cộng hòa Pháp thảo luận triển khai các thỏa thuận hợp tác quốc phòng, trong đó có việc xúc tiến thành lập ủy ban hỗn hợp cấp cao, có nhiệm vụ triển khai các chương trình chiến lược và hợp tác quân sự Việt - Pháp.
Việt Nam cũng đã tham dự các hội nghị, diễn đàn như Hội nghị không chính thức Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN, Hội nghị đối thoại an ninh châu Á ở Singapore...
Hợp tác quốc phòng được nhấn mạnh như một trong những yếu tố quan trọng để duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới đồng thời cũng là một yếu tố quan trọng để thực hiện các mục tiêu quốc phòng của Việt Nam.
Trong một thế giới ngày càng phụ thuộc lẫn nhau, an ninh của Việt Nam không thể tách rời an ninh khu vực nói riêng và an ninh của thế giới nói chung. Việt Nam chú trọng phát triển quan hệ quốc phòng với tất cả các nước trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau, cùng có lợi.
Việt Nam đã có quan hệ quốc phòng chính thức với 65 nước trong đó có các cường quốc trên thế giới, đã thiết lập tùy viên quốc phòng tại 31 nước. 42 nước đã thiết lập tùy viên quốc phòng tại Việt Nam.
Lần đầu tiên, tàu Hải quân TQ thăm và giao lưu với Hải quân VN
Hai tàu Hải quân Trung Quốc số hiệu 755 và 756 cùng 124 sĩ quan, thủy thủ thăm cảng Hải Phòng, đánh dấu lần thứ ba tàu Hải quân Trung Quốc tới thăm Việt Nam và là lần đầu tiên đến thăm, giao lưu với Hải quân Việt Nam trong khuôn khổ hoạt động tuần tra chung, nhằm tăng cường sự tin tưởng và hiểu biết lẫn nhau.
Đây cũng là hoạt động thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước nói chung, quân đội và hải quân hai nước nói
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Đức Ngọc
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)