Quốc dân Đại hội Tân Trào 8-1945
Chia sẻ bởi Phạm Huy Hoạt |
Ngày 27/04/2019 |
54
Chia sẻ tài liệu: Quốc dân Đại hội Tân Trào 8-1945 thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
Quốc dân đại hội Tân Trào (8-1945)
Dân tộc Việt Nam đã sớm hình thành trong lịch sử và có một nền văn hiến lâu đời. Nhân dân Việt Nam vốn có truyền thống anh hùng bất khuất, đoàn kết thuỷ chung, có tình nghĩa đồng bào sâu nặng... Đó là một nét tiêu biểu trong bản sắc dân tộc của người Việt Nam.
Trong dịp cả nước đang khẩn trương bước vào cuôc bầu cử Quốc Hội khóa 2011 -2015, ôn lại vài tư liệu lịc sử “Quốc dân đại hội Tân Trào” –Tiền thân của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam để có thêm lòng tin vào tương lai đất nước.
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. Lịch sử đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân tộc ta. Chúng ta có quyền tự hào về những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung v.v... Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng..."
I /- BỐI CẢNH ĐẤT NƯỚC
Tháng 9-1939, chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ. Phát xít Nhật xâm lược Đông Dương. Thực dân Pháp đầu hàng và dâng Đông Dương cho Nhật.
Nhật - Pháp cấu kết với nhau ra sức bóc lột, đàn áp nhân dân các dân tộc Đông Dương. Quyền lợi của tất cả các giai cấp đều bị Nhật - Pháp cướp giật, vận mệnh dân tộc nguy vong không lúc nào bằng. Vì vậy, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng tháng 11-1939 dới sự chủ trì của Nguyễn Văn Cừ và đặc biệt là Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng tháng 5-1941 do Hồ Chí Minh trực tiếp lãnh đạo, đã nêu cao ngọn cờ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, tạm gác lại nhiệm vụ cách mạng ruộng đất; thống nhất lực lượng cách mạng dân tộc của ba nước trên bán đảo Đông Dương; không phân biệt thợ thuyền, dân cày, phú nông, tiểu tư sản, tư sản bản xứ, trung, tiểu địa chủ, ai có lòng yêu nước thương nòi đều tham gia vào một mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi, đánh Pháp, đuổi Nhật, giành quyền độc lập, tự do cho các dân tộc ở Đông Dương theo quan điểm thực hiện quyền dân tộc tự quyết. Đối với Việt Nam, sau khi đánh đuổi Pháp - Nhật sẽ lập nên một nước Việt Nam mới theo chế độ dân chủ cộng hoà. Cách mạng Đông Dương hiện tại chỉ giải quyết một vấn đề cần kíp là giải phóng dân tộc, vì nếu không đánh đuổi được Pháp - Nhật thì chẳng những vận mệnh của dân tộc phải chịu kiếp ngựa trâu muôn đời mà vấn đề ruộng đất cũng không sao giải quyết được. Do đó, tính chất của cách mạng Đông Dương lúc này là "cách mạng dân tộc giải phóng". Vì quyền lợi sinh tồn của dân tộc, phải khơi dậy mạnh mẽ chí khí cách mạng, tinh thần yêu nước bất khuất, đoàn kết, thống nhất các lực lượng yêu nước trong một mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi lấy tên là Việt Nam độc lập đồng minh, gọi tắt là Việt Minh.
Tháng 6-1941, Bác Hồ đã gửi thư cho đồng bào toàn quốc. Người viết: "Trong lúc quyền lợi dân tộc giải phóng cao hơn hết thảy, chúng ta phải đoàn kết lại đánh đổ bọn đế quốc và bọn Việt gian đặng cứu giống nòi ra khỏi nước sâu, lửa nóng... Việc cứu quốc là việc chung, ai là người Việt Nam đều phải kề vai gánh vác một phần trách nhiệm: người có tiền góp tiền, người có của góp của, người có sức góp sức, người có tài năng góp tài năng...."
Ngày 25-10-1941, Việt Nam độc lập đồng minh đã chính thức tuyên bố ra đời. Tuyên ngôn của Việt Minh nêu rõ: "Từ khi lập quốc, xét lịch sử nước ta, chưa bao giờ dân tộc ta nhục nhằn, đau khổ như lúc này... Nguy cơ diệt vong đã bày ra trước mắt. Hiện thời, chúng ta chỉ có một con đường mưu sống là đoàn kết thống nhất, đánh đuổi Nhật - Pháp, trừ khử Việt gian. Mở con đường sống ấy cho đồng bào, Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh) ra đời chào các bạn".
Chương trình cứu nước của Việt Minh gồm 44 điểm bao gồm các chính sách về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội nhằm thực hiện hai điều cốt yếu mà quốc dân đồng bào đang
Dân tộc Việt Nam đã sớm hình thành trong lịch sử và có một nền văn hiến lâu đời. Nhân dân Việt Nam vốn có truyền thống anh hùng bất khuất, đoàn kết thuỷ chung, có tình nghĩa đồng bào sâu nặng... Đó là một nét tiêu biểu trong bản sắc dân tộc của người Việt Nam.
Trong dịp cả nước đang khẩn trương bước vào cuôc bầu cử Quốc Hội khóa 2011 -2015, ôn lại vài tư liệu lịc sử “Quốc dân đại hội Tân Trào” –Tiền thân của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam để có thêm lòng tin vào tương lai đất nước.
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. Lịch sử đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân tộc ta. Chúng ta có quyền tự hào về những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung v.v... Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng..."
I /- BỐI CẢNH ĐẤT NƯỚC
Tháng 9-1939, chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ. Phát xít Nhật xâm lược Đông Dương. Thực dân Pháp đầu hàng và dâng Đông Dương cho Nhật.
Nhật - Pháp cấu kết với nhau ra sức bóc lột, đàn áp nhân dân các dân tộc Đông Dương. Quyền lợi của tất cả các giai cấp đều bị Nhật - Pháp cướp giật, vận mệnh dân tộc nguy vong không lúc nào bằng. Vì vậy, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng tháng 11-1939 dới sự chủ trì của Nguyễn Văn Cừ và đặc biệt là Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng tháng 5-1941 do Hồ Chí Minh trực tiếp lãnh đạo, đã nêu cao ngọn cờ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, tạm gác lại nhiệm vụ cách mạng ruộng đất; thống nhất lực lượng cách mạng dân tộc của ba nước trên bán đảo Đông Dương; không phân biệt thợ thuyền, dân cày, phú nông, tiểu tư sản, tư sản bản xứ, trung, tiểu địa chủ, ai có lòng yêu nước thương nòi đều tham gia vào một mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi, đánh Pháp, đuổi Nhật, giành quyền độc lập, tự do cho các dân tộc ở Đông Dương theo quan điểm thực hiện quyền dân tộc tự quyết. Đối với Việt Nam, sau khi đánh đuổi Pháp - Nhật sẽ lập nên một nước Việt Nam mới theo chế độ dân chủ cộng hoà. Cách mạng Đông Dương hiện tại chỉ giải quyết một vấn đề cần kíp là giải phóng dân tộc, vì nếu không đánh đuổi được Pháp - Nhật thì chẳng những vận mệnh của dân tộc phải chịu kiếp ngựa trâu muôn đời mà vấn đề ruộng đất cũng không sao giải quyết được. Do đó, tính chất của cách mạng Đông Dương lúc này là "cách mạng dân tộc giải phóng". Vì quyền lợi sinh tồn của dân tộc, phải khơi dậy mạnh mẽ chí khí cách mạng, tinh thần yêu nước bất khuất, đoàn kết, thống nhất các lực lượng yêu nước trong một mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi lấy tên là Việt Nam độc lập đồng minh, gọi tắt là Việt Minh.
Tháng 6-1941, Bác Hồ đã gửi thư cho đồng bào toàn quốc. Người viết: "Trong lúc quyền lợi dân tộc giải phóng cao hơn hết thảy, chúng ta phải đoàn kết lại đánh đổ bọn đế quốc và bọn Việt gian đặng cứu giống nòi ra khỏi nước sâu, lửa nóng... Việc cứu quốc là việc chung, ai là người Việt Nam đều phải kề vai gánh vác một phần trách nhiệm: người có tiền góp tiền, người có của góp của, người có sức góp sức, người có tài năng góp tài năng...."
Ngày 25-10-1941, Việt Nam độc lập đồng minh đã chính thức tuyên bố ra đời. Tuyên ngôn của Việt Minh nêu rõ: "Từ khi lập quốc, xét lịch sử nước ta, chưa bao giờ dân tộc ta nhục nhằn, đau khổ như lúc này... Nguy cơ diệt vong đã bày ra trước mắt. Hiện thời, chúng ta chỉ có một con đường mưu sống là đoàn kết thống nhất, đánh đuổi Nhật - Pháp, trừ khử Việt gian. Mở con đường sống ấy cho đồng bào, Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh) ra đời chào các bạn".
Chương trình cứu nước của Việt Minh gồm 44 điểm bao gồm các chính sách về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội nhằm thực hiện hai điều cốt yếu mà quốc dân đồng bào đang
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Huy Hoạt
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)