Qui trình xây dựng ma trận

Chia sẻ bởi Nguyễn Ngọc Anh Khoa | Ngày 02/05/2019 | 39

Chia sẻ tài liệu: Qui trình xây dựng ma trận thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

HƯỚNG DẪN QUI TRÌNH XÂY DỰNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
MÔ TẢ VỀ CẤP ĐỘ TƯ DUY VẬN DỤNG TRONG MÔN LỊCH SỬ
1,Nhận biết
Học sinh nhớ được (bản chất) những khái niệm cơ bản của chủ đề và có thể nêu hoặc nhận ra các khái niệm khi được yêu cầu.
Đây là bậc thấp nhất của nhận thức, khi học sinh kể tên, nêu lại, nhớ lại một sự kiện, hiện tượng.
Thí dụ: Học sinh nhớ được ngày, tháng của một sự kiện lịch sử, tên một nhân vật lịch sử cụ thể.
2,Thông hiểu
Học sinh hiểu các khái niệm cơ bản và có thể sử dụng khi câu hỏi được đặt ra gần với các ví dụ học sinh đã được học trên lớp.
Ở bậc nhận thức này, học sinh có thể giải thích được một sự kiện, hiện tượng lịch sử, tóm tắt được diễn biến một sự kiện, nghe và trả lời được câu hỏi có liên quan.
Thí dụ: Học sinh có thể giải thích được sự kiện lịch sử diễn ra như thế nào.
3,Vận dụng ở cấp độ thấp
Học sinh vượt qua cấp độ hiểu đơn thuần và có thể sử dụng các khái niệm của chủ đề trong các tình huống tương tự nhưng không hoàn toàn giống như tình huống đã gặp trên lớp.
Ở bậc nhận thức này, học sinh có thể sử dụng được kiến thức để giải quyết 1 tình huống cụ thể.
Thí dụ: áp dụng một sự kiện lịch sử này để lý giải một sự kiện khác.
4,Vận dụng ở cấp độ cao
Học sinh có khả năng sử dụng các khái niệm cơ bản để giải quyết một vấn đề mới hoặc không quen thuộc chưa từng được học hoặc trải nghiệm trước đây, nhưng có thể giải quyết bằng các kỹ năng và kiến thức đã được dạy ở mức độ tương đương. Các vấn đề này tương tự như các tình huống thực tế học sinh sẽ gặp ngoài môi trường lớp học.
Ở bậc này học sinh phải xác định được những thành tố trong 1 tổng thể và mối quan hệ qua lại giữa chúng; phát biểu ý kiến cá nhân và bảo vệ được ý kiến đó về 1 sự kiện, hiện tượng hay nhân vật lịch sử nào đó.
Thí dụ: tìm hiểu một sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử, học sinh phải phân biệt, phân tích được các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử khác nhau, v.v. Hoặc học sinh đánh giá được một sự kiện, nhân vật lịch sử.
Trong dạy học, để thuận lợi cho việc xác định mục tiêu nhận thức của bài học, các nhà giáo dục đã đưa về các bậc:
Biết (bậc 1): Với các động từ: nêu, liệt kê, trình bày, khái quát, kể tên v.v.
Hiểu (bậc 2 ) : Với các động từ: giải thích, phân biệt, tại sao, vì sao, hãy lí giải, vì sao nói v.v.
Vận dụng (bậc 3) : Với các động từ : so sánh, phân tích, bình luận, nhận xét, vận dụng, đánh giá vv…

KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA

Bước 1. Liệt kê tên các chủ đề (nội dung, chương…) cần kiểm tra
Bước 2. Viết các chuẩn cần đánh giá đối với mỗi cấp độ tư duy
Cần lưu ý:
- Khi viết các chuẩn cần đánh giá đối với mỗi cấp độ tư duy:
+ Chuẩn được chọn để đánh giá là chuẩn có vai trò quan trọng trong chương trình môn học. Đó là chuẩn có thời lượng quy định trong phân phối chương trình và làm cơ sở để hiểu được các chuẩn khác.
+ Mỗi một chủ đề (nội dung, chương...) đều phải có những chuẩn đại diện được chọn để đánh giá.
+ Số lượng chuẩn cần đánh giá ở mỗi chủ đề (nội dung, chương...) tương ứng với thời lượng quy định trong phân phối chương trình dành cho chủ đề (nội dung, chương...) đó. Nên để số lượng các chuẩn kĩ năng và chuẩn đòi hỏi mức độ tư duy cao (vận dụng) nhiều hơn.
Bước 3. QĐ phân phối tỷ lệ % tổng điểm cho mỗi chủ đề

- Quyết định tỉ lệ % tổng điểm phân phối cho mỗi chủ đề (nội dung, chương...):
Căn cứ vào mục đích của đề kiểm tra, căn cứ vào mức độ quan trọng của mỗi chủ đề (nội dung, chương...) trong chương trình và thời lượng quy định trong phân phối chương trình để phân phối tỉ lệ % tổng điểm cho từng chủ đề.
Cần lưu ý:
Bước 4. Quyết định tổng số điểm của bài kiểm tra
10 điểm
Bước 5. Tính số điểm cho mỗi chủ đề tương ứng với %
Căn cứ vào mục đích của đề kiểm tra để phân phối tỉ lệ % số điểm cho mỗi chuẩn cần đánh giá, ở mỗi chủ đề, theo hàng. Giữa ba cấp độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng nên theo tỉ lệ phù hợp với chủ đề, nội dung và trình độ, năng lực của học sinh.
+ Căn cứ vào số điểm đã xác định ở B5 để quyết định số điểm và câu hỏi tương ứng, trong đó mỗi câu hỏi dạng TNKQ phải có số điểm bằng nhau.
+ Nếu đề kiểm tra kết hợp cả hai hình thức trắc nghiệm khách quan và tự luận thì cần xác định tỉ lệ % tổng số điểm của mỗi một hình thức sao cho thích hợp.

Bước 6. Tính số điểm và quyết định số câu hỏi cho mỗi chuẩn tương ứng

Bước 7. Tính tổng số điểm và số câu hỏi cho mỗi cột
Bước 8. Tính tỷ lệ % tổng số điểm phân phối cho mỗi cột
Bước 9. Đánh giá lại ma trận và có thể chỉnh sửa nếu thấy cần thiết
IV. Biên soạn đề kiểm tra
Câu 1: (2,0điểm)Em hãy cho biết sự ra đời,mục tiêu của tổ chức ASEAN?
Câu 2: (4,0điểm) Trình bày sự phát triển của kinh tế Mĩ từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến 1973? Nguyên nhân của sự phát triển đó? Nguyên nhân nào là quan trọng nhất? Vì sao?
Câu 3:(4,0 điểm) Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ hai đã đạt những thành tựu kì diệu như thế nào? Phân tích những tác động của nó đến đời sống con người.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Ngọc Anh Khoa
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)