Qui Tắc văn hóa ứng xử cho hoc sinh

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Tuyet Thanh | Ngày 21/10/2018 | 25

Chia sẻ tài liệu: Qui Tắc văn hóa ứng xử cho hoc sinh thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THPT HÀM YÊN Độc lập-Tự do- Hạnh phúc


QUY TẮC
Ứng xử văn hóa của học sinh
(Ban hành kèm theo Quyết định số 23: ngày 10/3/2010
của Hiệu trưởng trường THPT Hàm Yên)

Điều 1: Đối tượng và phạm vi áp dụng
1.Đối tượng áp dụng: Học sinh THPT+ Gia đình…
2.Phạm vi áp dụng: Trường THPT Hàm Yên
Điều 2: Đối với thầy giáo, cô giáo, nhân viên nhà trường và khách đến trường
1.Ứng xử trong chào hỏi hỏi, xưng hô giới thiệu với thầy cô giáo, nhân viên trong nhà trường khách đến thăm , làm việc với nhà trường :
- Đảm bảo kính trọng, lịch sự, rõ ràng , ngắn gọn không thô lỗ,cộc lốc,không rụt rè…
- Khi chào, hỏi phải dừng lại và nghiêm túc không đúc tay túi quần hay tay chống vào hông, không vừa ăn vừa nói…
- Không sử dụng các động tác cơ thể gây phản cảm: Thè lưỡi, rụt cổ, giơ tay, búng tay, đấm đắng sau lưng.trố mắt, , hô to, hò hét, kéo dài giọng, chỉ trỏ, bình phẩm…
2.Ứng xử khi hỏi và trả lời đảm bảo trật tự trên dưới, câu hỏi và trả lời ngắn gọn, rõ ràng, có thưa có gửi…đúng với môi trường sư phạm:
-Ngôn ngữ hỏi, trả lời phải phải có chủ ngữ thể hiện sự lễ phép: em chào cô, em chào thây, thưa thầy, thưa cô…. ; thưa bác, thưa cô (đúng theo vai vế về lứa tuổi)…
3. Ứng xử khi làm phiền thầy giáo, cô giáo, nhân viên nhà trường đảm bảo thái độ văn minh, tế nhị, chân thành, xin lỗi đúng lúc:
- Khi làm phiền nên nói : Em thưa thây, thưa cô cho em làm phiền một chút…;Thưa bác, thưa chú cho cháu làm phiền một chút…với thái độ cần thiết tới sự giúp đỡ của thầy, cô…
- Khi mắc lỗi thì lựa chọn thời điểm phù hợp để xin lỗi: tránh lúc đông người hay đang giờ làm việc, lên lớp, lời nói phải thể hiện sự chân thành, thực sự biết lỗi và muốn sửa lỗi ...: Em xin lỗi thây, cô! Em biết mình đã sai…
4. Ứng xử khi chia sẻ niềm vui, nỗi buồn của bản thân với thầy giáo, cô giáo, và ngược lại đảm bảo chân tình, giản dị, cởi mở, thân mật, không khách sáo cầu ký.
Điều 3: Đối với bạn bè
1.Ứng xử trong xung hô đảm bảo than mật, cởi mở, trong sáng, không cầu kì, kiểu cách:
- Không gọi nhau bằng những từ chỉ dành để gọi những người tôn kính như ông, bà,cha, mẹ…
- Không gọi nhau bằng những từ chỉ quan hệ vợ chồng như con vợ, thàng chồng, ông xã, bà xã…
- Không gọi tên gắn với tên cha me, ông, bà hay những khiếm khuyết về ngoại hình hoặc đặc điểm về tính nết như: Hoài còi, Phương cân, Quỳnh hâm…
- Phải xung hô với bạn bè trong trường là: bạn, tớ, cậu hay xưng tên mình …
2. Ứng xử trong khi chào hỏi, giới thiệu, bắt tay nhau đảm bảo than mật, trong sáng, không thô thiển, cục cằn, không làm ầm ĩ ảnh hưởng đến người xung quanh.
3. Ứng xử trong khi thăm hỏi, giúp đỡ bạn bè :
- Đảm bảo chân thành tế nhị, không che giấu khuyết điểm của nhau, không xa lánh, coi thường người bị bệnh, tàn tật hoặc có người hoàn cảnh khó khăn.
- Khi chúc mừng bạn đảm bảo vui vẻ, thân tình, không cầu kì, không gây khó xử.
4.Ứng xử trong đối thoại, nói chuyện, trao đổi với bạn bè đảm bảo:
- Chân thành, thẳng thắn, cởi mở, ôn tồn, không cãi vã , chê bai, dè bỉu, xúc phạm, huơ chân, múa tay, nói tục, chửi bậy, chửi thề, khạc nhổ …
- Biết lắng nghe tích cực và phản đối mang tính xây dựng khi thảo luận, tranh luận
5. Ứng xử trong quan hệ với bạn khác giới đảm bảo tôn trọng, nhã nhặn, trong sáng, không sấn sổ, săn đón, điệu bộ quá trớn, không có những hành động hay lời nói xúc phạm…
6. Ứng xử trong học tập đảm bảo nghiêm túc, trung thực không vi phạm qui chế kiểm tra, thi cử.
Điều 4: Đối với gia đình
1. Ứng xử trong xung hô, mời, gọi đảm bảo sự kính
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Tuyet Thanh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)