Quang Phổ Vạch

Chia sẻ bởi Đàm Thị Hoa | Ngày 02/05/2019 | 37

Chia sẻ tài liệu: Quang Phổ Vạch thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

KÍNH CHÀO QUÝ THẦY CÔ GIÁO CÙNG TOÀN THỂ CÁC EM HỌC SINH THÂN MẾN

KIỂM TRA BÀI CŨ:
Hãy nêu định nghĩa, nguồn gốc, đặc điểm và ứng dụng của quang phổ liên tục.
Câu hỏi:
Trả lời:
- D?nh nghia: Là một dải sáng có màu biến đổi liên tục từ đỏ đến tím.
Nguồn gốc: Do các vật rắn, lỏng, khí có tỷ khối lớn bị nung nóng phát ra. Ví dụ như mặt trời, dđy t�c b�ng dỉn, h? quang...
Đặc điểm:
+ Không phụ thuộc vào thành phần cấu tạo của nguồn sáng mà chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ.
+ Nhiãût âäü caìng cao,miãön phaït saïng cuía váût caìng måí räüng vãö phêa aïnh saïng coï bæåïc soïng ngàõn của quang phổ liên tục.
- Ứng dụng: lợi dụng đặc điểm của quang phổ liên tục để xác định nhiệt độ của các vật phát sáng do nung nóng.
Tiết 68:
QUANG PHỔ VẠCH
Tiết 68:
QUANG PHỔ VẠCH
1. Quang phổ vạch phát xạ:
- Định nghĩa: Là một hệ thống những vạch màu riêng rẽ nằm trên một nền tối.
- Nguồn phát: Do chất khí hay hơi ở áp suất thấp bị kích thích phát ra quang phổ vạch phát xạ.
- Đặc điểm:Quang phổ vạch phát xạ của các nguyên tố khác nhau thì rất khác nhau về số lượng các vạch quang phổ, vị trí các vạch, màu sắc các vạch và độ sáng tỉ đối của các vạch đó .
Phụ lục: Quang phổ vạch phát xạ
Thí nghiệm:
Tiết 68:
QUANG PHỔ VẠCH
2. Quang phổ vạch hấp thụ:
a.
Tiết 68:
QUANG PHỔ VẠCH
- Định nghĩa: Là một hệ thống các vạch tối nằm trên nền một quang phổ liên tục.
- Cách thu: Chiếu một chùm ánh sáng trắng do vật nóng sáng phát ra qua một chất khí hay hơi bị nung nóng.
- Điều kiện để thu được quang phổ hấp thụ là nhiệt độ của đám khí hay hơi hấp thụ phải thấp hơn nhiệt độ của nguồn sáng phát ra quang phổ liên tục.
- Đặc điểm: Mỗi nguyên tố có một quang phổ vạch hấp thụ đặc trưng cho nguyên tố đó.
Ứng dụng:
Nhận biết sự có mặt của nguyên tố hóa học trong các hỗn hợp hay hợp chất.
Tiết 68:
QUANG PHỔ VẠCH
Phụ lục: Quang phổ vạch hấp thụ
Vị trí 2 vạch tối của quang phổ hấp thụ trở thành 2 vạch vàng của quang phổ phát xạ của chính nguyên tố Natri.
Tiết 68:
QUANG PHỔ VẠCH
b. Hiện tượng đảo sắc các vạch quang phổ:
- Ở một nhiệt độ nhất định một vật (đám hơi hay khí) chỉ hấp thụ những ánh sáng đơn sắc nào mà nó có khả năng phát xạ, và ngược lại, nó chỉ phát ra ánh sáng đơn sắc nào mà nó có khả năng hấp thụ gọi là hiện tượng đảo sắc các vạch quang phổ.
Tiết 68:
QUANG PHỔ VẠCH
3. Phép phân tích quang phổ và tiện lợi của phép phân tích quang phổ:
a. Định nghĩa: Phép phân tích thành phần cấu tạo của các chất dựa vào việc nghiên cứu quang phổ gọi là phép phân tích quang phổ.
b. Tiện lợi:
- Định tính: Đơn giản, cho kết quả nhanh hơn các phép phân tích hóa học.
- Định lượng: Rất nhạy, phát hiện được một nồng độ rất nhỏ của chất trong mẫu (khoảng 0,002%).
Tiết 68:
QUANG PHỔ VẠCH
Bài tập củng cố:
1. Quang phổ vạch phát xạ của Hydrô có 4 vạch màu đặc trưng:
a. Đỏ, vàng, lam, tím
b. Đỏ, lam, chàm, tím
c. Đỏ, lục, chàm,tím
d. Đỏ, vàng, chàm, tím
Đáp án: b
Tiết 68:
QUANG PHỔ VẠCH
2. Để xác định thành phần của một hợp chất khí bằng phép phân tích quang phổ vạch phát xạ của nó, người ta dựa vào:
a. Số lượng vạch, vị trí vạch
b. Màu sắc các vạch
c. Độ sáng tỉ đối giữa các vạch
d. Tất cả các yếu tố trên
Đáp án: d
Tiết 68:
QUANG PHỔ VẠCH
Bài tập về nhà:
Bài 1, 2, 3, 4 SGK trang 179
Bài giảng đến đây kết thúc.
Xin chân thành cám ơn quý thầy cô giáo cùng toàn thể các em học sinh. 
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đàm Thị Hoa
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)