Quan niệm của Hồ Chí Minh về dân chủ
Chia sẻ bởi Hồ Mậu Lượng |
Ngày 27/04/2019 |
58
Chia sẻ tài liệu: Quan niệm của Hồ Chí Minh về dân chủ thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
54. Quan niệm của Hồ Chí Minh về dân chủ?
Dân chủ là khát vọng ngàn đời của nhân loại; là động lực, mục tiêu của sự phát triển trong công cuộc đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng con người. Có thể thấy, trong xã hội đã có nhiều người viết và nói về vấn đề “dân chủ” rất hay. Song, để đi vào cuộc sống thì lại không đơn giản. Người dân chỉ mong muốn giản dị là được quyền phát biểu chính kiến của mình, nói đúng nguyện vọng của mình, nói thật thực trạng mình đang chứng kiến, làm những điều gì có lợi cho mình, đồng bào mình, dân tộc mình. Có thể khẳng định, đó là bản chất cơ bản nhất của dân chủ. Chủ tịch Hồ Chí Minh định nghĩa điều này thật nôm na dễ hiểu : “Dân chủ là để người dân được mở cái miệng ra”.
Hồ Chí Minh còn quan niệm dân chủ có nghĩa là “Dân là chủ, Chính phủ là đầy tớ” [2]. Khi xác định như thế, có lúc đem quan niệm “dân là chủ” đối lập với quan niệm “quan chủ”. Đây là quan niệm được Hồ Chí Minh diễn đạt ngắn, gọn, rõ nghĩa, đi thẳng vào bản chất của khái niệm trong cấu tạo quyền lực.
Mở rộng theo ý đó, Hồ Chí Minh cho rằng : “Nước ta là nước dân chủ, nghĩa là nước nhà do nhân dân làm chủ. Nhân dân có quyền lợi làm chủ, thì phải có nghĩa vụ làm tròn bổn phận công dân, giữ vững đạo đức công dân…”. [3] Trong tác phẩm “Thường thức chính trị” viết năm 1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhắc nhở Đảng và Nhà nước ta phải thực hành dân chủ. Người khẳng định :
“Nước ta là nước dân chủ
Bao nhiêu lợi ích đều vì dân
Bao nhiêu quyền hạn đều của dân
Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân
Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là công việc của dân.
Chính quyền từ xã đến Chính phủ trung ương do dân cử ra.
Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên.
Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân. [4]
Tựu chung, quan niệm Hồ Chí Minh về dân chủ được biểu đạt qua hai mệnh đề ngắn gọn : “Dân là chủ” và “Dân làm chủ”. Khi biểu đạt như thế, chúng ta có thể hiểu rằng, dân là chủ, nghĩa là đề cập đến vị thế của người dân; còn dân làm chủ nghĩa là đề cập đến năng lực và trách nhiệm của dân. Cả hai vế luôn luôn đi đôi với nhau, thể hiện vị trí, vai trò, quyền và trách nhiệm của người dân. Xã hội nào bảo đảm quyền hành và lực lượng đều thuộc về nhân dân thì đó là một xã hội thực sự dân chủ.
Dân chủ trong xã hội Việt Nam được thể hiện trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội,… Trong đó, dân chủ thể hiện trên lĩnh vực chính trị là quan trọng nhất, nổi bật nhất và được biểu hiện tập trung trong hoạt động của Nhà nước.
Ngay từ năm 1941, trong Chương trình hoạt động của Việt Nam độc lập đồng minh hội (Mặt trận Việt Minh), Hồ Chí Minh đã “thiết kế” một chế độ dân chủ cộng hòa cho nước ta sau khi cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân thực hiện thắng lợi. Đó là chương trình thực hiện mục tiêu dân chủ, xác định rõ quyền và trách nhiệm của nhân dân trước vận mệnh của nước nhà; gắn độc lập, tự do của Tổ quốc với quyền lợi của từng người dân. Nhờ hướng đến mục tiêu dân chủ mà Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã thức tỉnh quần chúng nhân dân làm nên thắng lợi vẻ vang của Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Với thắng lợi của cuộc Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, một tuyên bố về chế độ dân chủ ở Việt Nam đã được Hồ Chí Minh nêu trong bản “Tuyên ngôn độc lập”khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2/9/1945, trong đó các giá trị về dân chủ được gắn liền với đất nước độc lập, tự do, hạnh phúc.
Dân chủ ở nước Việt Nam mới được thể hiện và được bảo đảm trong đạo luật cơ bản nhất đó là các bản Hiến pháp do Hồ Chủ tịch chủ trì xây dựng và được Quốc hội thông qua. Hiến pháp năm 1946, bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, thể hiện rõ nhất và thấm đậm nhất tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh. Điều thứ 1, Hiến pháp đã khẳng định “Tất cả quyền bính trong nước là của toàn dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo”. Có thể nói, Hiến pháp năm 1946 là Hiến pháp dân chủ đầu
Dân chủ là khát vọng ngàn đời của nhân loại; là động lực, mục tiêu của sự phát triển trong công cuộc đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng con người. Có thể thấy, trong xã hội đã có nhiều người viết và nói về vấn đề “dân chủ” rất hay. Song, để đi vào cuộc sống thì lại không đơn giản. Người dân chỉ mong muốn giản dị là được quyền phát biểu chính kiến của mình, nói đúng nguyện vọng của mình, nói thật thực trạng mình đang chứng kiến, làm những điều gì có lợi cho mình, đồng bào mình, dân tộc mình. Có thể khẳng định, đó là bản chất cơ bản nhất của dân chủ. Chủ tịch Hồ Chí Minh định nghĩa điều này thật nôm na dễ hiểu : “Dân chủ là để người dân được mở cái miệng ra”.
Hồ Chí Minh còn quan niệm dân chủ có nghĩa là “Dân là chủ, Chính phủ là đầy tớ” [2]. Khi xác định như thế, có lúc đem quan niệm “dân là chủ” đối lập với quan niệm “quan chủ”. Đây là quan niệm được Hồ Chí Minh diễn đạt ngắn, gọn, rõ nghĩa, đi thẳng vào bản chất của khái niệm trong cấu tạo quyền lực.
Mở rộng theo ý đó, Hồ Chí Minh cho rằng : “Nước ta là nước dân chủ, nghĩa là nước nhà do nhân dân làm chủ. Nhân dân có quyền lợi làm chủ, thì phải có nghĩa vụ làm tròn bổn phận công dân, giữ vững đạo đức công dân…”. [3] Trong tác phẩm “Thường thức chính trị” viết năm 1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhắc nhở Đảng và Nhà nước ta phải thực hành dân chủ. Người khẳng định :
“Nước ta là nước dân chủ
Bao nhiêu lợi ích đều vì dân
Bao nhiêu quyền hạn đều của dân
Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân
Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là công việc của dân.
Chính quyền từ xã đến Chính phủ trung ương do dân cử ra.
Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên.
Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân. [4]
Tựu chung, quan niệm Hồ Chí Minh về dân chủ được biểu đạt qua hai mệnh đề ngắn gọn : “Dân là chủ” và “Dân làm chủ”. Khi biểu đạt như thế, chúng ta có thể hiểu rằng, dân là chủ, nghĩa là đề cập đến vị thế của người dân; còn dân làm chủ nghĩa là đề cập đến năng lực và trách nhiệm của dân. Cả hai vế luôn luôn đi đôi với nhau, thể hiện vị trí, vai trò, quyền và trách nhiệm của người dân. Xã hội nào bảo đảm quyền hành và lực lượng đều thuộc về nhân dân thì đó là một xã hội thực sự dân chủ.
Dân chủ trong xã hội Việt Nam được thể hiện trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội,… Trong đó, dân chủ thể hiện trên lĩnh vực chính trị là quan trọng nhất, nổi bật nhất và được biểu hiện tập trung trong hoạt động của Nhà nước.
Ngay từ năm 1941, trong Chương trình hoạt động của Việt Nam độc lập đồng minh hội (Mặt trận Việt Minh), Hồ Chí Minh đã “thiết kế” một chế độ dân chủ cộng hòa cho nước ta sau khi cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân thực hiện thắng lợi. Đó là chương trình thực hiện mục tiêu dân chủ, xác định rõ quyền và trách nhiệm của nhân dân trước vận mệnh của nước nhà; gắn độc lập, tự do của Tổ quốc với quyền lợi của từng người dân. Nhờ hướng đến mục tiêu dân chủ mà Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã thức tỉnh quần chúng nhân dân làm nên thắng lợi vẻ vang của Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Với thắng lợi của cuộc Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, một tuyên bố về chế độ dân chủ ở Việt Nam đã được Hồ Chí Minh nêu trong bản “Tuyên ngôn độc lập”khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2/9/1945, trong đó các giá trị về dân chủ được gắn liền với đất nước độc lập, tự do, hạnh phúc.
Dân chủ ở nước Việt Nam mới được thể hiện và được bảo đảm trong đạo luật cơ bản nhất đó là các bản Hiến pháp do Hồ Chủ tịch chủ trì xây dựng và được Quốc hội thông qua. Hiến pháp năm 1946, bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, thể hiện rõ nhất và thấm đậm nhất tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh. Điều thứ 1, Hiến pháp đã khẳng định “Tất cả quyền bính trong nước là của toàn dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo”. Có thể nói, Hiến pháp năm 1946 là Hiến pháp dân chủ đầu
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hồ Mậu Lượng
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)