Quản lý nhà nước

Chia sẻ bởi Nguyễn Thế Cường | Ngày 09/05/2019 | 33

Chia sẻ tài liệu: quản lý nhà nước thuộc Lịch sử 12

Nội dung tài liệu:

1


NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ KINH TẾ

Chương trình chuyên viên 2011
2
I. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA NỀN KINH TẾ NƯỚC TA HIỆN NAY
1. Nền kinh tế thị trường
1.1. Đặc trưng của nền kinh tế thị trường
Một là: Quá trình sản xuất và lưu thông sản phẩm vật chất, phi vật chất đều được mua-bán
Hai là: Quyền tự do trao đổi hàng hóa( Địa điểm,giá cả, đối tác)
Ba là : Sự thuận lợi và an toàn
Bốn là: Vấn đề lợi ích cá nhân và cộng đồng
Năm là: Cạnh tranh trong kinh tế thị trường
Sáu là: Quy luật chi phối hành vi, thái độ chủ thể
Bảy là: Đặc trưng của kinh tế TT hiện đại
3
* Đặc trưng Kinh tế thị trường hiện đại

- Thống nhất giữa mục tiêu kinh tế với các mục tiêu chính trị- xã hội và nhân văn;( Ở EU công nhân nghỉ phép 8 tuần/năm; Tây Ban Nha thưởng 3000 euro khi sinh con; miễn phí giáo dục phổ thông; chi phí giáo dục đại học= 1 chiếc xe máy; Thụy Điển, Đức nghỉ sinh 2 năm, mẹ nghỉ việc, nhà nước vẫn nuôi con tới 18 tuổi; thất nghiệp hưởng trợ cấp…tháng 6/2011- Đức công bố miễn các khoản thu từ mẫu giáo đến Tiến sỹ cho người học; miễn viện phí cho công dân Đức)
- Có sự quản lý của nhà nước ( nhu cầu của chính những người tham gia nền kinh tế thị trường và của nhà nước)
- Có quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
4
Giá dầu thô dưới 90 USD ngày 27-6-2011
5
Phát triển kinh tế và xã hội- nhân văn
6
Nhiều mảnh đời còn khó khăn
7
1.2. các chủ thể vận động trên thị trường
- Các doanh nhân: đây là các chủ thể cơ bản của thị trường xét về lượng hàng hóa trao đổi và số lượng các chủ thể
- Hộ tiêu dùng: là chủ thể tiêu dùng các sản phẩm phục vụ cho nhu cầu của con người
- Chính phủ: là chủ thể tiêu dùng quốc gia, tiêu dùng chung cho xã hội…
8
9
Bầu Đức và chiếc máy bay tư nhân
10
1.3.Cơ chế thị trường
- Cơ chế thị trường là sự tác động tổng hợp của các nhân tố thị trường
Mỗi yếu tố cấu thành thị trường vừa là tác nhân, vừa là đối tượng chịu sự tác động của thị trường.
- Sự tương tác giữa doanh nhân, các hộ tiêu dùng được thể hiện ở các hiện tượng như Giá cả, lượng cung, lượng cầu…
11
1.4. Điều kiện ra đời và phát triển của KTTT
- Điều kiện ra đời: Chính là điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa( phân công lao động xã hội và chế độ tư hữu)
- Điều kiện phát triển
+ Trình độ KH&CN, trình độ tổ chức sản xuất,
+ Trình độ dân trí( Dân trí thấp dễ vô nhân đạo do chạy theo lợi nhuận),
+ Điều kiện quốc tế thuận lợi,
+ Sự quản lý đúng đắn của nhà nước
12
1.5. Quá trình phát triển của kinh tế thị trường
- Kinh tế tự nhiên- tự cấp tự túc
- Kinh tế hàng hóa giản đơn,
- Kinh tế thị trường tự do,
- Kinh tế thị trường hiện đại: mức độ nhân văn, sự quản lý của nhà nước; các loại thị trường lao động; tài chính- tiền tệ; chất xám; thông tin; toàn cầu hóa
13
1.6. Những ưu thế và khuyết tật của KTTT
Tạo ra động lực mạnh mẽ thúc đẩy, - Những ưu thế:(6) sàng lọc sản xuất, kinh doanh;Huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả tiềm năng của xã hội; Tạo ra sự thích ứng nhanh, nhạy của doanh nhân với các nhu cầu của xã hội; Buộc các doanh nghiệp phải thường xuyên nâng cao năng lực, trình độ quản lý; Tạo động lực phát triển nhanh của khoa học và công nghệ; Đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng và xã hội

14
- Những khuyết tật:(6) Tính tự phát trong sản xuất, kinh doanh dễ gây khủng hoảng; Có những biến động chu kì gây bất lợi; thất nghiệp và phân hóa giàu, nghèo; chạy theo lợi nhuận gây lừa đảo, hàng giả…; Nguy cơ xói mòn giá trị đạo đức, phá hủy môi trường tự nhiên và xã hội
15
Ám ảnh sữa bẩn nhiễm melamin
16
Sữa bẩn nhiễm melamin( Trung Quốc) như mụ phù thủ giết trẻ em
17
Nước thải ô nhiễm
18
19
Cá chết vì ô nhiễm
20
21
Rác vô biên
22
Cháy rừng ở Nga 700 người chết/ngày/ 2010
23
Sầm Đức Xương- Hiệu trưởng THPT Hà Giang
24
Các cháu nữ sinh bị “ râu xanh” Xương
25
Ông Tô- Hà Giang – được hưởng “Xương”
26
2. Nền KTTT Việt Nam
2.1. Nền KTTT Mới được chuyển đổi từ cơ chế cũ sang nền KTTT: Về thời gian mới 25 năm/KTTT Tư bản 400năm; Còn đan xen các yếu tố cũ và yếu tố mới; Các yếu tố của KTTT chưa hoàn chỉnh

2.2. Nền KTTT nước ta được định hướng XHCN

27
Chen chúc, đeo bám đi ô tô khách
28
Xếp hàng mua thực phẩm bằng tem phiếu
29
30
- Thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; giải phóng và không ngừng phát triển mạnh mẽ sức sản xuất, không ngừng nâng cao đời sống nhân dân; đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo, khuyến khích làm giàu chính đáng, giúp đỡ người khác thoát nghèo và từng bước khá giả hơn;
- Phát triển nền kinh tế nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo;

31
- Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển; tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa, y tế, giáo dục…, giải quyết các vấn đề xã hội vì mục tiêu phát triển con người. Thực hiện chế độ phân phốí chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế đồng thời theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và thông qua phúc lợi xã hội
- Phát huy quyền làm chủ xã hội của nhân dân, bảo đảm vai trò quản lý, điều tiết kinh tế của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng
32
Xe khách hôm nay
33
Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh và sự nghiệp đổi mới
34
Thủ tướng Võ Văn Kiệt và sự nghiệp đổi mới
35
Dung Quất hôm nay
36
Dung Quất về đêm
37
Cà Mau hôm nay
38
Điện Cà Mau
39
II. Sự cần thiết khách quan của quản
lý nhà nước về kinh tế
1. Tính giai cấp trong kinh tế và bản chất giai cấp của nhà nước
- Bất kì nhà nước nào cũng mang bản chất giai cấp và bảo vệ lợi ích của giai cấp, bảo vệ lợi ích của chính nó
- Mặt trận trung tâm của đấu tranh giai cấp suy cho cùng là kinh tế và lợi ích kinh tế ( trung tâm của lợi ích là kinh tế)
- Nhà nước phải quản lý nền kinh tế vì lợi ích của chính mình và của xã hội.
40
2. Tính mâu thuẫn lợi ích gay gắt trong lĩnh vực KT
- Mâu thuẫn giữa doanh nhân với doanh nhân; giữa chủ với thợ; giữa giới kinh doanh với cộng đồng…
- Đặc tính của mâu thuẫn: diễn ra phổ biến và thường xuyên; Có tính cơ bản(liên quan đến sống, chết của con người)
Ý nghĩa: phải có nhà nước nhân danh xã hội và toàn dân mới giải quyết được( chưa kể đến vấn đề liên quan đến quốc tế)

41
Ngày 23-6-2011 tại khu CN Hà Nội, công nhân đình công đòi tăng lương từ 1,3 lên 1,7 triệu. Hàng trăm người đang tụ tập ở cổng thì bảo vệ Lê Tuấn Minh được lệnh của Trưởng phòng hành chính dùng xe tải rú ga lao thẳng vào công nhân, 1 người chết, 3 người bị thương. Trong đó có bà bầu 7 tháng
Thật đau lòng!
42
Đau lòng cho gia đình nữ công nhân Nguyễn Thị Liễu
43
Nó là con chó của chủ
44
Bát nhang tại hiện trường, nơi Liễu chết. Pháp luật ở đâu?
45
3. Tính khó khăn và phức tạp của sự nghiệp KT:
- Công dân có ý chí làm giàu, nhưng ý chí ấy phụ thuộc vào chế độ xã hội và nhà nước
- Tri thức làm giàu( có nhiều trường hợp cho tiền mà không biết làm giàu)
Đó là tri thức về sản xuất, kinh doanh, khoa học & công nghệ, về thông tin về chính trị, quân sự…phải có nhà nước
- Phương tiện, môi trường sản xuất kinh doanh( lao động, thị trường, vốn…) phải có sự quản lý của nhà nước

46
4. Sự có mặt của kinh tế nhà nước trong nền KTQD
- Kinh tế nhà nước bao gồm: tài nguyên quốc gia; Ngân sách quốc gia; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; dự trữ quốc gia; vốn nhà nước trong DNNN và DN cổ phần.
- Kinh tế nhà nước: Làm công cụ quản lý nhằm điều tiết kinh tế; nhằm đáp ứng những nhu cầu xã hội( những lĩnh vực vô cùng cần thiết nhưng đầu tư không có lời hoặc lời rất ít); Nhà nước phải có thực lực KT.
- Nhà nước có kinh tế thì nhà nước phải quản lý và sử dụng. KTNN dễ có nguy cơ bị chiếm dụng hoặc người quản lý của nhà nước không đủ khả năng (Vinashin nợ 86 000 tỉ…)
47
Ông Huỳnh Việt Sỹ- phúc thẩm vụ dự án Đông Tây 18-10-2010
48
Thông tin về nợ công: Nợ công là nợ chính phủ hay còn gọi là nợ quốc gia. Nợ công có 2 loại: 1 là nợ trong nước- do phát hành trái phiếu, chính phủ vay nợ từ dân, từ doanh nghiệp; 2 là nợ nước ngoài.
Có 3 loại nợ, ngắn hạn: từ 1 năm trở xuống; dài hạn: trên 10 năm; trung hạn: từ 01 đến 10 năm.
Nợ công của một số nước: Mỹ (1-6-2010) = 13000 tỷ USD=90% GDP; Nhật: 7000 tỷ USD= 200% GDP; Trung Quốc:1700 Tỷ USD; Liên minh châu Âu(EU)=35 287 tỷ USD. Trong đó Anh= 9150 tỷ; Việt Nam(4-2011) 26,223 tỷ USD= 30,5% GDP(2010), nếu tính cả nợ do chính phủ bảo lãnh cho doanh nghiệp vay= 44,7% GDP( còn an toàn)

49
Chuẩn quốc tế về nợ an toàn: Ngưỡng an toàn như sau:
Các nước có thu nhập thấp: 761 USD/ người; Các nước có thu nhập trung bình thấp: 762-3030USD: các nước có thu nhập trung bình cao:3031-9360; các nước có thu nhập cao: trên 9360 USD/ người.
Nếu vượt ngưỡng sẽ hết sức nguy hiểm, sẽ phụ thuộc vào chủ nợ và mất độc lập, tự chủ. Đây là hiện tượng mất nước kiểu mới
50
Nợ công dẫn đến lệ thuộc nước ngoài vì nợ: bài học từ Hy lạp: Vay mạnh tay+ chi tiêu lãng phí+ tham nhũng= khủng hoảng.
Nợ 300 tỷ USD= 115,1% GDP, thâm hụt ngân sách 14%/năm. 3-3-2010 Hy lạp công bố: tăng thuế và giảm chi tiêu 6,5 tỷ USD/Năm; giảm lương công chức; cắt giảm biên chế ( riêng 2009 tuyển biên chế 27000, chủ yếu ăn lương, ngồi chơi, xơi nước( Ngũ C: con, cháu, các, cụ cả). Lương công chức bình quân:16 tháng/năm. 01 tháng lãnh 1350 euro trong khi đó người lao động giỏi mới có thu nhập 750 euro. Khi IMF và EU giải cứu trọn gói 110 tỷ euro. Hy lạp phải tuân theo kế hoạch tài chính của họ
( Nguồn: Tạp chí cộng sản số 126 chuyên san 30-7-2010)
51
Nợ công ở Mỹ đã được giải cứu 31-7-2011
52
Nợ công của Cp Mỹ là 14.297 tỷ USD. Hàng tháng Mỹ phải trả 30 tỷ lãi và 500 tỷ nợ. Nước ngoài đang nắm 4500 tỷ USd của Mỹ. Để trả nợ và giảm nợ, Hạ viện đề nghị cắt giảm chi tiêu chính phủ, Thượng viện đề nghi tăng thuế người giàu. Cả thế giới “thót tim”. Nếu Mỹ vỡ nợ “kĩ thuật”, đồng đô la mất giá thảm hại, chủ nợ sẽ vỡ theo. Tối 31-7, thượng viện, hạ viện và TT Ôbama đã đạt thỏa thuận nâng mauwcs trần nợ thêm2.400 tỷ nữa. Đô la tiếp tục mất giá. Vàng tiếp tục lên giá ( An ninh thế giới 6/8/2011)
53
TỔNG CÔNG TY NHÀ NƯỚC LỖ NẶNG, cũng có những tổng công ty bị thua lỗ khá lớn như Tổng công ty Cơ khí Xây dựng lỗ lũy kế tính đến 31/12/2008 là 39 tỷ đồng; Tổng công ty Công trình giao thông 6 lỗ gần 68 tỷ đồng, lỗ lũy kế 149 tỷ đồng.

Tổng Công ty Càphê tuy báo cáo lãi 199 tỷ đồng nhưng lỗ lũy kế 525 tỷ đồng.

Kiểm toán Nhà nước cho rằng các doanh nghiệp này vừa không phát huy được vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, chưa tương xứng với lợi thế và đầu tư của nhà nước mà hoạt động còn kém hiệu quả và không bảo toàn được vốn.


54
Quản lý tài chính ở nhiều tổng công ty còn yếu kém. Rất nhiều đơn vị, tổng công ty lớn để tồn tại các khoản nợ khó đòi cao như Tổng công ty Lương thực miền Nam có khoản nợ khó đòi 56 tỷ đồng; Tổng công ty Xây dựng Hà Nội 51,2 tỷ đồng, Công ty Thương mại và Xuất khẩu Viettel thuộc tập đoàn Viettel (khi đó còn là tổng công ty) để nợ quá hạn 79 tỷ đồng...

Đáng chú ý, một số doanh nghiệp xây dựng thực hiện cơ chế khoán nhưng do thiếu kiểm tra, kiểm soát nội bộ nên nhiều khoản phải thu, tạm ứng không quyết toán để tồn những khoản nợ lớn, khó có khả năng thu hồi, tiềm ẩn gây lỗ lớn trong tương lai cho chính các doanh nghiệp này.


55
Ví dụ, Tổng công ty Cơ khí Xây dựng có tổng nợ khó đòi lên tới 118,6 tỷ đồng, trong đó có rất nhiều khoản tạm ứng vượt tỷ lệ khoán nội bộ cho nhiều cán bộ đã chuyển công tác, không còn khả năng thu hồi.

Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 6 cũng để nợ khó đòi lên đến 46,4 tỷ đồng và đã buộc phải trích lập dự phòng gần 28 tỷ đồng.


56
Có 10 tổng công ty nhà nước đầu tư ra ngoài ngành như Tổng công ty Lương thực miền Nam đầu tư vào bảo hiểm 26,8 tỷ đồng, vào ngân hàng Vietcombank và một số đơn vị khác 95 tỷ đồng. Văn phòng Tổng công ty Lâm nghiệp góp vốn 80 tỷ đồng vào Công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt.


57
Một doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Hàng không miền Nam đầu tư vào các tổ chức tín dụng 300 tỷ đồng. Tổng công ty Bến Thành đầu tư vào chứng khoán, ngân hàng trên 243 tỷ đồng.

Việc thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước (nộp thuế) ở khối tổng công ty nhà nước cũng là vấn đề đáng nói. Hầu hết các đơn vị được kiểm toán đều kê khai thiếu thuế và các khoản phải nộp về ngân sách nhà nước.


58
Qua kiểm toán, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị tăng thu cho ngân sách 548 tỷ đồng.
Tin từ Thanh tra nhà nước Vinahsin có khoản nợ gấp 3 lần 86.000 tỷ
TTXVN/Vietnamnet
NguỒN kiểm toán
59
III. Chức năng của nhà nước trong quản lý nhà nước về kinh tế
1. Bảo vệ lợi ích giai cấp
- Thiết lập và bảo vệ chế độ sở hữu về tư liệu sản xuất tối ưu cho giai cấp mà nhà nước là đại biểu;
- Thiết lập và bảo vệ một chế độ quản lý, trong đó quyền quản lý thuộc về giai cấp mà nhà nước là đại biểu;
- Xây dựng và bảo vệ chế độ phân phối, hưởng thụ có ưu thế cho giai cấp mà nhà nước là đại biểu


60
2. Điều chỉnh các hành vi sản xuất, kinh doanh
2.1. Điều chỉnh các quan hệ lao động, sản xuất

- Quan hệ quốc gia và quốc tế;
- Quan hệ phân công, hợp tác trong nội bộ nền kinh tế.
- Vấn đề phân bố lực lượng sản xuất theo vùng và theo lãnh thổ

61
- Sự lựa chọn quy mô xí nghiệp, sử dụng nguồn tài nguyên, lựa chọn thiết bị, công nghệ, số lượng, chất lượng sản phẩm và dịch vụ; đưa các hành vi đó vào chuẩn mực để có lợi cho doanh nhân và cộng đồng

62
2.2. Điều chỉnh các hành vi phân chia lợi ích
- Các quan hệ lợi ích bao gồm: Quan hệ trao đổi hàng hóa( chống gian lận thương mại, lừa về giá, mẫu mã, kiểu dáng, chất lượng); quan hệ phân chia lợi tức trong công ty; quan hệ tiền công, tiền lương; quan hệ với công quỹ quốc gia.
- Hình thức biểu hiện: Xây dựng thể chế;
Xây dựng chế độ tiền công, tiền lương; xây dựng thể chế về thuế, phí, lệ phí…

63
3. Hỗ trợ doanh nhân lập thân, lập nghiệp trên lĩnh vực kinh tế
- Đây là sự giúp đỡ của nhà nước đối với doanh nhân
- Nội dung hỗ trợ: Ý chí làm giàu; tri thức kinh doanh, sản xuất, thông tin; phương tiện sản xuất, kinh doanh như kết cấu hạ tầng; vốn; những phương tiện kĩ thuật đặc biệt khác; hỗ trợ môi trường kinh doanh như bạn hàng, an ninh trật tự, an toàn xã hội
- Hình thức:Tuyên truyền, tạo điều kiện học tập; cung cấp thông tin; chủ trì hoặc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng; tổ chức bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn
64
4. Bổ sung thị trường những hàng hóa và dịch vụ cần thiết, bằng phương thức thích hợp
- Mục đích: bảo đảm cân đối cho nền kinh tế, chống “sốt”
- Các phương thức:
+Phương thức trực tiếp: Các doanh nghiệp nhà nước trực tiếp cung ứng;
+ Phương thức gián tiếp: Giao cho tư nhân thực hiện theo thể thức của nhà nước thông qua các hợp đồng;
5.Bảo vệ và khai thác công sản như một công cụ quản lý
65



IV. Phạm vi quản lý nhà nước về kinh tế
1. Xét về cấu trúc nền kinh tế
Phạm vi quản lý của nhà nước bao gồm: Tài nguyên quốc gia; ngân sách quốc gia; dự trữ quốc gia; hệ thống kết cấu hạ tầng; các doanh nghiệp
2.Xét về cấu trúc của quá trình tái sản xuất xã hội
Nhà nước quản lý quá trình đầu tư KT-XH; Qúa trình vận hành nền kinh tế,


66
3. Xét theo các mặt hoạt động của nền kinh tế
- Vấn đề quan hệ sản xuất nhà nước quản lý với các mức độ khác nhau
- Vấn đề tổ chức sản xuất: Vùng, ngành KT, quy mô doanh nghiệp…
- Vấn đề chất lượng sản phẩm, vấn đề vệ sinh, an toàn thực phẩm và môi trường

67
- Vấn đề khoa học và công nghệ,
- Vấn đề lao động, việc làm và phân phối lợi ích
- Vấn đề tổ chức quản lý: cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị, kinh doanh; chế độ kế toán, thống kê; chế độ thanh toán, kiểm toán; chế độ hợp đồng KT

68
V. NỘI DUNG QLNN VỀ KINH TẾ
1. Xây dựng hệ thống pháp luật và thể chế kinh tế
-Thể chế hóa các chủ thể kinh tế tham gia thị trường( địa vị pháp lý;điều kiện thủ tục; cơ cấu tổ chức; cấp quản lý, kiểm tra, kiểm soát…)
- Thể chế hóa tổ chức bộ máy nhà nước, phân công, phân cấp quản lý nhà nước về kinh tế( Bộ máy, con người, nhiệm vụ)
-Thể chế hóa các hành vi kinh tế với những chuẩn mực cụ thể,

69
- Hệ thống pháp luật và thể chế KT gồm:
+ Hệ thống pháp luật theo chủ thể hoạt động KT: Hợp tác xã; doanh nghiệp…
+ Hệ thống PL theo khách thể: tài nguyên, môi trường, lao động, khoáng sản, dầu khí…
- Ban hành hệ thống văn bản dưới luật để cụ thể hóa luật và điều chỉnh hành vi sx, kd bảo đảm sự bình ổn kịp thời.
Tạo ra sân chơi bình đẳng mà nhà nước là trọng tài
- Tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực quản lý có hiệu quả

70
71
2. Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế
- Đây là công vụ thiết kế cho quá trình phát triển tạo ra chương trình cho các lực lượng kinh tế hướng tới
- Tầm chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án có từng loại dài hạn và ngắn hạn với các bước đi cụ thể khoa học
Ví dụ: Vấn đề điện;lương thực; vùng KT; vấn đề xăng dầu; nguồn nhân lực…

72
3. Tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế
- Tổ chức lại hệ thống doanh nghiệp( sắp xếp lại, loại bỏ,chuyển đổi hình thức: giao, bán, khoán, cho thuê…) chỉ giữ hoặc lập mới DNNN cần thiết
- Xúc tiến các hoạt động hỗ trợ các đơn vị KT ra đời( thông tin, pháp lý, cấp phép, đầu tư…)
- Ra các mệnh lệnh nhằm tác động vào thị trường và doanh nghiệp khi cần thiết

73
Vnahsin phải báo cáo trước Quốc hội
74
4. Tổ chức xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng

- Tổ chức quy hoạch tổng thể, xây dựng các dự án phát triển kết cấu hạ tầng;
- Trực tiếp đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng.
- Tổ chức đấu thầu, phân cấp quản lý đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng.
75
Chính phủ có trách nhiệm lớn về Vinahsin
76
5. Giám sát, kiểm tra mọi hoạt động KT, bảo đảm định hướng XHCN của nền KT
- Xây dựng hệ thống pháp luật và các cơ quan, tổ chức giám sát, kiểm tra
- Tổ chức giám sát, kiểm tra theo các chương trình và lĩnh vực:Tuân thủ pháp luật; sử dụng nguồn lực; chất thải, môi trường; chế độ kế toán; chất lượng, chủng loại, giá cả, vốn… và KT,GS chính bản thân bộ máy và công chức nhà nước.
77
6. Thực hiện các quyền lợi của nhà nước về kinh tế
- Quyền lợi của nhà nước gồm: sự toàn vẹn của giá trị công sản và các khoản thu của nhà nước từ các hoạt động kinh tế của công dân;
- Tổ chức bảo vệ và sử dụng có hiệu quả công sản
- Định ra các khoản thu, thu đúng đủ , kịp thời và sử dụng có hiệu quả ngân sách các khoản vay, bảo lãnh vay…


78
VI. CÁC NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ
1. Nguyên tắc tập trung dân chủ
- Nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý kinh tế là sự bảo đảm quyền tập trung của nhà nước hài hòa với quyền dân chủ của các chủ thể kinh tế
- Hướng vận dụng nguyên tắc: Xác định quyền của mỗi bên trên cơ sở khoa học và pháp luật; phân cấp trong quản lý KT; Quan hệ giữa cơ quan có thẩm quyền chung với cơ quan quyền lực và cơ quan chuyên môn, chế độ thủ trưởng.
- Chống tập trung quan liêu, nhưng cũng chống dân chủ quá trớn, vô tổ chức

79
2. Kết hợp quản lý theo ngành và theo lãnh thổ
- Quản lý theo ngành là việc quản lý về kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ của bộ, ngành đối với tất cả các đơn vị sản xuất, kinh doanh trên toàn lãnh thổ
- Quản lý kinh tế theo lãnh thổ là tổ chức, điều hòa, phối hợp hoạt động của các đơn vị kinh tế trên địa bàn lãnh thổ

80
- Nội dung kết hợp:
+ Thực hiện đồng thời cả 2 chiều quản lý theo ngành và theo lãnh thổ
+Phân công rành mạch giữa ngành và lãnh thổ
+Thực hiện trên cơ sở đồng quản, hiệp quản, tham quản giữa ngành – địa phương và ngược lại

81
3. Nguyên tắc phân định và kết hợp quản lý nhà nước về kinh tế với quản lý sản xuất kinh doanh
3.1. Phân định về chủ thể( Nhà nước- doanh nhân)
3.2. Phân định về phạm vi( Quản lý toàn diện – Quản lý trong doanh nghiệp)
3.3. Phân định về mục tiêu quản lý( Mục tiêu dân giàu…- mục tiêu lợi nhuận)
3.4. Phân định về phương pháp QL( Các pp- Hạn chế các PP)
3.5. Phân định về công cụ QL( các công cụ- Hạn chế các công cụ)
82
4. Nguyên tắc tăng cường pháp chế
- Đây là nguyên tắc chủ yếu nhất của nhà nước pháp quyền trong QLKT
- Yêu cầu của nguyên tắc:
+ Phải tăng cường và hoàn thiện trên cả 3 lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp
+ Mọi hoạt động KT phải tuân thủ PL và mọi vi phạm phải được xử lý nghiêm minh, công bằng, bình đẳng và đúng luật
83
VII. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ CÔNG CỤ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ
1. Các phương pháp
- Phương pháp cưỡng chế
- Phương pháp kích thích lợi ích, danh giá, kinh tế
- Phương pháp giáo dục, thuyết phục ( Đường lối, pháp luật, đạo lý, chuẩn mực, nêu gương, vinh danh, quảng bá )
84
Khi vào WTO có người cho rằng nhà nước không can thiệp vào kinh tế, nhưng khi khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 nổ ra, thì tất cả các nhà nước lớn đều bơm tiền( bảo hộ) vào doanh nghiệp để cứu nguy cho doanh nghiệp. Điều đó cho thấy, nhà nước rất cần doanh nghiệp và ngược lại. Chỉ có như vậy nền kinh tế mới bình ổn và không chao đảo để vượt qua khủng hoảng
85
Bùi Tiến Dũng – Tổng GĐ, Bí thư Đảng PMU 18; Thứ trưởng Nguyễn Việt Tiến ( ảnh nhỏ, ngày trắng án 28-3-2008)
86
Phó TGĐ NH ĐTPT vào tù
87
Ông phạm Thanh Bình CTHĐQT vinashin- bị bắt ngày 4-8-2010
88
Tù trong trại
89
2. Công cụ quản lý KT của nhà nước
- Công cụ thể hiện mục tiêu: Chiến lược, kế hoạch, thuế, hợp đồng; tiêu chuẩn, quy cách sản phẩm; các văn bản pháp quy…
- Công cụ có tính động lực: Các doanh nghiệp nhà nước, dự trữ, các ngân hàng thương mại nhà nước, tài nguyên quốc gia, các quỹ chuyên dùng…
- Các công cụ thể hiện ý chí của nhà nước: Chính sách thưởng, phạt; các loại chế tài thể hiện ý chí của nhà nước, các công cụ vật chất như trại giam, nhà tù, súng đạn, còng, cột…
- Công cụ sử dụng các công cụ nói trên: Các cơ quan, tổ chức của nhà nước, cán bộ, công chức

90
Vì sự yên bình
91
Tóm lại:
- Quản lý nhà nước về kinh tế là đòi hỏi khách quan, mang tính tất yếu của KTTT
- Muốn nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý kinh tế của nhà nước phải tuân thủ các nguyên tắc quản lý, không ngừng hoàn thiện pháp luật và bản thân nhà nước, không ngừng tăng cường pháp chế.
- Không ngừng đổi mới tổ chức bộ máy, cơ chế quản lý kinh tế- chính trị- xã hội.
HÊT HẾT HẾT HẾT HẾT

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thế Cường
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)