Quản lý dự án
Chia sẻ bởi Huỳnh Thị Tuyết Nhung |
Ngày 18/03/2024 |
9
Chia sẻ tài liệu: quản lý dự án thuộc Sinh học
Nội dung tài liệu:
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DỰ ÁN
1. Tên dự án: Dự án phát triển cây Chè tại nông trường chè Hạnh Lâm
2. Thuộc Chương trình: Chương trình phát triển nghành chè của tỉnh Nghệ An đến năm 2015.
3. Cơ quan chủ trì dự án: UBND tỉnh Nghệ An
4. Cơ quan quản lý dự án: Công ty Ðầu tư & Phát triển chè Nghệ An
5. Phạm vi, đối tượng của dự án:
- Địa điểm: xã Thanh Đức – Huyện Thanh Chương – Tỉnh Nghệ An.
- Nông trường chè Hạnh Lâm tham gia dự án năng suất và chất lượng sản phẩm chè của địa phương.
- Tổng diện tích trồng mới: 420 ha
6. Thời gian thực hiện
Từ 1/2011 – 2/2012
7. Tổng kinh phí: 74 218 200 000 ĐVN
Bằng chữ: bảy tư tỷ hai trăm mười tám triệu hai trăm ngàn ĐVN
II. ĐẶT VẤN ĐỀ
2. 1. Tính cấp thiết của dự án
Nông trường Chè Hạnh Lâm trực thuộc Công ty Ðầu tư Phát triển Chè Nghệ An. Công ty có thị trường chính là các nước Trung Đông, EU, ASEAN, Mỹ, Nga, Đài Loan. Với tổng diện tích trồng chè là: 700 ha, trong đó 60% là chè cũ (từ 25 – 30 năm), trồng bằng hạt chiếm diện tích 420 ha có năng suất 10 – 12 tấn/ha/năm, còn 40% là giống chè LDP1 trồng mới (từ 5 – 10 tuổi) cho năng suất từ 20 – 25 (tấn/ha/năm) chiếm diện tích 280 ha, hiện tại đang trong giai đoạn trồng thử nghiệm và đang cho thấy hiệu quả kinh tế rõ rệt vượt hẳn so với giống chè cũ trồng bằng hạt.
Hiện nay giá cả các mặt hàng trên thị trường leo thang, các yếu tố đầu vào tăng vọt, vốn đầu tư cho cây chè lớn, trong khi giống chè cũ trồng bằng hạt chất lượng và sản lượng kém đã ảnh hưởng không nhỏ đến thương hiệu chè Hạnh Lâm và hiệu quả kinh tế của cây chủ lực trong thời gian dài, đã ảnh hưởng không nhỏ trực tiếp đến lợi ích của người trồng chè, vì vậy việc nâng cao năng suất và sản lượng chè là nhu cầu cấp thiết cho sự phát triển kinh tế của tỉnh và nhân dân trong vùng.
Đồng thời hiện nay phần lớn cây chè đã ở giai đoạn già cỗi, hạn hán thiếu cây che bóng gây chết nhiều đã để lại những khoảng đất trống không thể khôi phục được. Với chi phí đầu tư (gồm giống, nhân công, vật tư khác) khoảng 100 triệu đồng/ha, chè chết đang gây thiệt hại lớn cho nông dân và các doanh nghiệp trồng chè. Riêng các doanh nghiệp, thiệt hại về diện tích chè bị chết còn làm cho doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thu mua chè phục vụ chế biến xuất khẩu.
Nhằm nâng cao chất lượng và sản lượng chè, một thức uống lý tưởng, có nhiều giá trị về dược liệu và được sử dụng phổ biến trên thế giới có vị thế cạnh tranh cao không chỉ ở trong nước mà còn vươn ra thế giới. Mặt khác để thay thế giống chè cũ cho năng suất thấp trồng bằng hạt sang trồng các loại chè mới cho năng suất cao, chất lượng tốt, thì việc cải tiến giống, nhân giống bằng phương pháp dâm hom có ý nghĩa quan trọng.
Nhằm giải quyết những khó khăn trực tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của nông trường, chúng tôi tiến hành thực hiện dự án phát triển cây chè tại nông trường chè Hạnh Lâm thuộc xã Thanh Đức – Huyện Thanh Chương – Tỉnh Nghệ An.
2.2. Mục đích - nội dung – yêu cầu của dự án
2.2.1. Mục đích
Tăng thu nhập cho người dân
2.2.2. Mục tiêu
- Nâng cao năng lực sản xuất cho người trồng chè,
- Mục tiêu giống chè cao sản năng suất đạt 20-25 tấn/ha, tăng chất
lượng sản phẩm chè. Đây là một trong những định hướng góp phần cho ngành chè Nghệ An phát triển bền vững.
2.2.3. Yêu cầu
- Phải đi thực tế điều tra khảo sát thực trạng
- Phải có phương pháp tổ chức thực hiện hoạt động điều tra có hiệu quả
- Hiểu rõ vùng vấn đề then chốt đang gặp phải của vùng kinh tế mới.
2.2.4. Nội dung của dự án
- Đào tạo nhân lực vùng trồng mới cải thiện trình độ canh tác chè
- Chuyển giao kỹ thuật giâm cành chè
- Ngoài hệ thống rừng phòng hộ, dự án triển khai trồng cây che bóng giúp cây chè phát triển tốt trong điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay.
- Chuyển giao công nghệ máy hái chè cho công nhân.
2.2.5. Nhóm hưởng
1. Tên dự án: Dự án phát triển cây Chè tại nông trường chè Hạnh Lâm
2. Thuộc Chương trình: Chương trình phát triển nghành chè của tỉnh Nghệ An đến năm 2015.
3. Cơ quan chủ trì dự án: UBND tỉnh Nghệ An
4. Cơ quan quản lý dự án: Công ty Ðầu tư & Phát triển chè Nghệ An
5. Phạm vi, đối tượng của dự án:
- Địa điểm: xã Thanh Đức – Huyện Thanh Chương – Tỉnh Nghệ An.
- Nông trường chè Hạnh Lâm tham gia dự án năng suất và chất lượng sản phẩm chè của địa phương.
- Tổng diện tích trồng mới: 420 ha
6. Thời gian thực hiện
Từ 1/2011 – 2/2012
7. Tổng kinh phí: 74 218 200 000 ĐVN
Bằng chữ: bảy tư tỷ hai trăm mười tám triệu hai trăm ngàn ĐVN
II. ĐẶT VẤN ĐỀ
2. 1. Tính cấp thiết của dự án
Nông trường Chè Hạnh Lâm trực thuộc Công ty Ðầu tư Phát triển Chè Nghệ An. Công ty có thị trường chính là các nước Trung Đông, EU, ASEAN, Mỹ, Nga, Đài Loan. Với tổng diện tích trồng chè là: 700 ha, trong đó 60% là chè cũ (từ 25 – 30 năm), trồng bằng hạt chiếm diện tích 420 ha có năng suất 10 – 12 tấn/ha/năm, còn 40% là giống chè LDP1 trồng mới (từ 5 – 10 tuổi) cho năng suất từ 20 – 25 (tấn/ha/năm) chiếm diện tích 280 ha, hiện tại đang trong giai đoạn trồng thử nghiệm và đang cho thấy hiệu quả kinh tế rõ rệt vượt hẳn so với giống chè cũ trồng bằng hạt.
Hiện nay giá cả các mặt hàng trên thị trường leo thang, các yếu tố đầu vào tăng vọt, vốn đầu tư cho cây chè lớn, trong khi giống chè cũ trồng bằng hạt chất lượng và sản lượng kém đã ảnh hưởng không nhỏ đến thương hiệu chè Hạnh Lâm và hiệu quả kinh tế của cây chủ lực trong thời gian dài, đã ảnh hưởng không nhỏ trực tiếp đến lợi ích của người trồng chè, vì vậy việc nâng cao năng suất và sản lượng chè là nhu cầu cấp thiết cho sự phát triển kinh tế của tỉnh và nhân dân trong vùng.
Đồng thời hiện nay phần lớn cây chè đã ở giai đoạn già cỗi, hạn hán thiếu cây che bóng gây chết nhiều đã để lại những khoảng đất trống không thể khôi phục được. Với chi phí đầu tư (gồm giống, nhân công, vật tư khác) khoảng 100 triệu đồng/ha, chè chết đang gây thiệt hại lớn cho nông dân và các doanh nghiệp trồng chè. Riêng các doanh nghiệp, thiệt hại về diện tích chè bị chết còn làm cho doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thu mua chè phục vụ chế biến xuất khẩu.
Nhằm nâng cao chất lượng và sản lượng chè, một thức uống lý tưởng, có nhiều giá trị về dược liệu và được sử dụng phổ biến trên thế giới có vị thế cạnh tranh cao không chỉ ở trong nước mà còn vươn ra thế giới. Mặt khác để thay thế giống chè cũ cho năng suất thấp trồng bằng hạt sang trồng các loại chè mới cho năng suất cao, chất lượng tốt, thì việc cải tiến giống, nhân giống bằng phương pháp dâm hom có ý nghĩa quan trọng.
Nhằm giải quyết những khó khăn trực tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của nông trường, chúng tôi tiến hành thực hiện dự án phát triển cây chè tại nông trường chè Hạnh Lâm thuộc xã Thanh Đức – Huyện Thanh Chương – Tỉnh Nghệ An.
2.2. Mục đích - nội dung – yêu cầu của dự án
2.2.1. Mục đích
Tăng thu nhập cho người dân
2.2.2. Mục tiêu
- Nâng cao năng lực sản xuất cho người trồng chè,
- Mục tiêu giống chè cao sản năng suất đạt 20-25 tấn/ha, tăng chất
lượng sản phẩm chè. Đây là một trong những định hướng góp phần cho ngành chè Nghệ An phát triển bền vững.
2.2.3. Yêu cầu
- Phải đi thực tế điều tra khảo sát thực trạng
- Phải có phương pháp tổ chức thực hiện hoạt động điều tra có hiệu quả
- Hiểu rõ vùng vấn đề then chốt đang gặp phải của vùng kinh tế mới.
2.2.4. Nội dung của dự án
- Đào tạo nhân lực vùng trồng mới cải thiện trình độ canh tác chè
- Chuyển giao kỹ thuật giâm cành chè
- Ngoài hệ thống rừng phòng hộ, dự án triển khai trồng cây che bóng giúp cây chè phát triển tốt trong điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay.
- Chuyển giao công nghệ máy hái chè cho công nhân.
2.2.5. Nhóm hưởng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Huỳnh Thị Tuyết Nhung
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)