Quản lí nông nghiệp nông thôn 3

Chia sẻ bởi Thaiyuong Nguyen | Ngày 18/03/2024 | 0

Chia sẻ tài liệu: quản lí nông nghiệp nông thôn 3 thuộc Hóa học

Nội dung tài liệu:

HIỆN TRẠNG CHĂN NUÔI
VÀ CÁC GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
HỆ THỐNG HÓA, TỔNG KẾT VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC LOẠI HÌNH CHĂN NUÔI
Quy mô của các loại hình trang trại

Trang trại gia đình: Chủ gia đình và các thành viên cùng tham gia lao động sản xuất trang trại của mình đều là nông dân. Những người làm trong trang trại không cần trình độ nhưng dựa vào kinh nghiệm, công sức của họ bỏ ra là chính.
Trang trại cá nhân: Doanh nghiệp cá nhân tiến hành thuê đất, mua đất và xây dựng trang trại của mình.
Trang trại hợp doanh: Các chủ doanh nhân bao gồm nhiều người, nhiều thành phần cùng có ý tưởng kinh doanh, hợp nhau, góp vốn để thành lập công ty với quy mô lớn hơn doanh nghiệp cá nhân.
Hiệu quả kinh tế – xã hội – môi trường của các loại hình trang trại

Tăng thu nhập kinh tế, ổn định đời sống dân cư: Thu nhập bình quân của các trang trại nói chung cao hơn nhiều khoảng 500 – 700USD/người/năm
Tận dụng nguồn lao động dư thừa: Tỷ lệ dân số sống ở khu vực nông thôn là 80,8%.
Tận dụng được nguồn đất hoang hóa, phát triển đa dạng tài nguyên: diện tích đất bị hoang hóa còn rất nhiều do chưa có mô hình kinh tế hợp lý để thu hút người dân khai thác.
Các loại hình chăn nuôi heo
Chăn nuôi truyền thống: chiếm khoảng 75-80% về đầu con, quy mô chăn nuôi dao động từ 1-10 con; thức ăn đầu tư chủ yếu là tận dụng sản phẩm nông nghiệp sản xuất và khai thác tại chỗ hoặc tận dụng các sản phẩm trồng trọt và sản phẩm ngành nghề phụ (làm đậu, nấu rượu, làm mì, ...)
Chăn nuôi gia trại: phổ biến và phát triển mạnh trong những năm gần đây; chiếm khoảng 10-15% đầu con, quy mô chăn nuôi từ 10-50 lợn thịt; ngoài các phụ phẩm nông nghiệp thì có khoảng 40% thức ăn công nghiệp được sử dụng cho heo; chuồng trại chăn nuôi đã được coi trọng hơn chăn nuôi truyền thống; năng suất chăn nuôi đã có tiến bộ.
Chăn nuôi trang trại: phát triển mạnh trong 5 năm gần đây, chiếm khoảng 10% về đầu con, quy mô trên 100 lợn thịt, hoàn toàn sử dụng thức ăn công nghiệp; các công nghệ chuồng trại: chuồng lồng, chuồng sàn, chuồng có hệ thống làm mát và sưởi ấm cho lợn con, hệ thống máng ăn, máng uống vú tự động
Các mô hình tổ chức sản xuất chăn nuôi heo
Hợp tác xã chăn nuôi (HTX): được thành lập trên cơ sở tự nguyện. Các xã viên HTX là các hộ gia đình chăn nuôi lợn có quy mô vừa (50-70 lợn thịt/hộ). HTX hoạt động tổ chức sản xuất theo quy trình kỹ thuật chung, tổ chức tiêu thụ sản phẩm theo kế hoạch và hợp đồng tiêu thụ sản phẩm. Hiệu quả từ việc sản xuất có tổ chức, tiết kiệm các chi phí dịch vụ trung gian đã đem lại cho các xã viên trong HTX lãi từ 1,0-1,2 triệu đồng/hộ/tháng và giá bán thường cao hơn từ 1.500đ-2.000đ/1kg sản phẩm so với hộ chăn nuôi ngoài HTX.
Chăn nuôi gia công: Đây là mô hình liên kết giữa các cá nhân với Tập đoàn C.P. Phần lớn là các hộ gia đình có tiềm lực tài chính, điều kiện đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi có quy mô từ 300-500 con trở lên. Các Công ty cung cấp con giống, thức ăn, thuốc thú y, vắc xin đến hộ nuôi gia công, đồng thời hướng dẫn, chỉ đạo kỹ thuật hộ nuôi gia công; thu hồi sản phẩm và thanh toán tiền nuôi gia công theo kết quả chăn nuôi. người nuôi gia công có thu nhập 120 ngàn đồng/1 heo thịt trong 3,5-4 tháng.
Đất trang trại
Đất để xây dựng trang trại chủ yếu là đất vườn nhà, đất nông nghiệp và đất lâm nghiệp được giao khoán,
Diện tích đất trang trại thường nhỏ hơn 1 ha. Chẳng hạn tại tỉnh Bến Tre, Tiền Giang: bình quân mỗi trang trại chăn nuôi heo sử dụng 0,7 ha đất,
Trên 90% hộ dân nông thôn nuôi heo trong khu đất định cư của họ với các qui mô khác nhau. Phần lớn là 10-50 con.
Hầu hết các địa phương đều chưa có quy hoạch lâu dài cho khu chăn nuôi tập trung, chăn nuôi trang trại dẫn đến tình trạng là các trang trại xây dựng một cách tuỳ tiện, thiếu quy hoạch.
Vốn đầu tư cho chăn nuôi trang trại
Vốn đầu tư cho mỗi TT thường từ vài triệu đến vài trăm triệu đồng, tùy theo quy mô TT và loại hình chăn nuôi. Bình quân đầu tư chuồng trại, trang thiết bị, con giống đối với chăn nuôi heo nỏi sinh sản: 6-7 triệu đồng/nái; đối với chăn nuôi heo thịt bình quân 1,5-1,7 triệu đồng/con
Nguồn vốn đầu tư cho trang trại cũng rất đa dạng: vốn tự có của gia đình, vốn vay cá nhân, anh em họ hàng và vốn tín dụng. Tuy vậy, nguồn vốn tín dụng chiếm tỷ lệ chưa cao. Khảo sát một số trang trại chăn nuôi heo cho thấy: vốn tự có của gia đình và vay của người quen chiếm trên 55%, vốn tín dụng khoảng 30%. Hầu hết các chủ trang trại đều phản ánh rằng việc tiếp cận nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng gặp rất nhiều khó khăn, mặc dù nhà nước đã có những chính sách rất cởi mở
Lao động và quản lý trang trại
Trang trại hộ gia đình nông dân quản lý: lấy lao động gia đình làm nòng cốt, tận dụng sức lao động của các thành viên trong gia đình ở mọi lứa tuổi với tỷ lệ từ 70-80% tổng số lao động sử dụng trong trang trại.
Ngoài số lao động gia đình, một số trang trại chăn nuôi quy mô vừa và lớn còn thuê mướn thêm lao động bên ngoài. Số lao động mà các trang trại thuê mướn thấp, khoảng 14-20% và số lượng lao động thuê phổ biến từ 2-3 người/TT, một số ít TT khoảng 6-7% thuê trên 5 lao động/trại. Lao động thuê nhiều nhất là lao động thời vụ khi xuất bán sản phẩm, dọn vệ sinh chuồng trại, tổ chức tiêm phòng, sử dụng thuốc.
Phần lớn các chủ trang trại quản lý điều hành trực tiếp trang trại từ việc xây dựng kế hoạch đến xử lý trực tiếp các công việc liên quan đến kỹ thuật, thị trường.
Tuy nhiên, do số đông các chủ trang trại xuất thân từ nông dân và hầu hết chưa được đào tạo sâu về kỹ thuật chăn nuôi công nghiệp, nhất là nghiệp vụ quản lý kinh tế trang trại, nên phần lớn họ điều hành trang trại bằng kinh nghiệm và học hỏi qua bạn bè. Chỉ một số ít trang trại với quy mô chăn nuôi lớn có quan tâm nhiều hơn về kỹ thuật bằng cách thuê chuyên gia tư vấn về chọn giống, xây dựng khẩu phần dinh dưỡng, phòng và trị bệnh.
Lợi nhuận của chăn nuôi trang trại
Lợi nhuận chăn nuôi phụ thuộc vào quy mô, loại hình chăn nuôi và mức độ đầu tư.
Trong điều kiện thuận lợi nuôi heo thịt bình quân thu lãi từ 100.000-250.000 đ/con/lứa 4 tháng.
Tuy vậy, do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm và dịch LMLM, nên lợi nhuận của chăn nuôi trang trại không ổn định; có nhiều trường hợp thua lỗ.
Có thể nói những trang trại làm ăn có hiệu quả thường là những cơ sở chăn nuôi với quy mô lớn hoặc chăn nuôi kết hợp (nuôi lợn, thả cá...
PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI
Số lượng heo chăn nuôi heo giai đoạn 1996-2000
Phát triển chăn nuôi heo giai đoạn 2001-2007
Số lượng trang trại chăn nuôi heo nái theo qui mô tại ĐBSCL

Số lượng trang trại chăn nuôi heo thịt theo qui mô tại ĐBSCL
Số lượng trang trại chăn nuôi heo

Một số tham khảo tại xã
Tại Xã Long Bình, Huyện Long Mỹ, Hậu Giang tổng số heo ̃ 7365 trong 41 trang trại trong 10 trang trại qui mô công nghiệp và 8 trang trại qui mô khoảng 100 heo.
Xã An Thạnh Thuỷ, Gò Công Tây, Tiền Giang có tổng số heo nuôi là 44065 heo tại 1338 hộ chiếm 40% số hộ toàn xã. Trung bình mỗi hộ nuôi 30 - 40 heo.
30 hộ dân thuộc Xã Thạnh Mỹ Tây, Huyện Châu Phú, An Giang nuôi tổng cộng 3990 heo và hầu hết các hộ nuôi khoảng 40-50 heo.
Huyện Vũng Liêm, Vĩnh Long toàn huyện có khoảng 70.000 heo thì chỉ có 30% hộ dân nuôi qui mô hơn 10 heo, còn lại nuôi nhỏ lẻ 4-6 heo/hộ
Huyện Mỏ cày, Bến Tre có tổng số 169.155 heo là nơi có nghề chăn nuôi heo phát triển mạnh nhất. Có tới khoảng 14.000 hộ nuôi heo trong đó khoảng 700 hộ nuôi heo qui mô nhỏ khoảng 20 heo/hộ và 250 hộ nuôi heo qui mô vừa khoảng 100 heo/hộ.
Công nghệ chăn nuôi
Nhiều chủ trang trại đã coi trọng việc ứng dụng công nghệ mới ngay từ khi đầu tư xây dựng trang trại nhằm khai thác tiềm năng giống vật nuôi và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Cùng với việc sử dụng các giống cao sản, một số trang trại đã có sự đầu tư đáng kể về chuồng trại và thiết bị chăn nuôi theo các tiêu chuẩn tiến tiến.
Có thể nói rằng trong chăn nuôi heo TT, chuồng nuôi và thiết bị chuồng trại đã có những tiến bộ rõ rệt. Một số mẫu chuồng heo của các nước tiến tiến được áp dụng vào chăn nuôi ở nhiều trang trại. Đối với heo thịt áp dụng phổ biến cả hai kiểu chuồng kín và chuồng hở. Ưu điểm của loại chuồng hở là đầu tư thấp, phù hợp với điều kiện kinh tế của một số chủ trang trại ít vốn, mới bắt đầu chăn nuôi. Máng ăn tự động, bán tự động; máng uống vú cho lợn, thiết bị cung cấp nước uống cũng có sự cải tiến phù hợp với độ tuổi vật nuôi
Nhận xét
Đàn heo tăng trưởng nhanh, trung bình 7,0%/năm.
Công nghệ tiên tiến đã được áp dụng trong chăn nuôi lợn trang trại
Đã xuất hiện một số mô hình tổ chức sản xuất chăn nuôi có hiệu quả (HTX chăn nuôi lợn chuyên ngành; nuôi gia công).
Một số địa phương đã có những chính sách, chủ trương cụ thể để khuyến khích phát triển kinh tế trang trại nói chung và loại hình trang trại chăn nuôi nói riêng như Vĩnh Long, Đồng Tháp đã xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế trang trại giai đoạn 2001-2010.
Một số cơ sở chăn nuôi lớn đã đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải bằng công nghệ biogas hoặc bể phân huỷ sinh học hiện đại, đảm bảo vệ sinh môi trường và tận dụng khí gas để thắp sáng và sưởi ấm cho heo con và giảm ô nhiễm môi trường, an toàn sinh học cho đàn lợn.
Tồn tại

Tình hình dịch bệnh vẫn chưa được kiểm soát, đặc biệt là bệnh lở mồm long móng.
Hầu hết các trang trại được hình thành ở các địa phương này vẫn mang tính tự phát, thiếu quy hoạch, phát triển kém bền vững và chưa được thụ hưởng những chính sách hỗ trợ của trung ương và địa phương
Nguyên nhân

Chăn nuôi lợn nhỏ lẻ, phân tán mang tính tận dụng đã là tập quán của người dân.
Chất lượng con giống và công nghệ chăm sóc, nuôi dưỡng chưa đồng bộ nên năng suất, sản lượng chăn nuôi thấp.
Nông dân thiếu vốn, thiếu đất đai để đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi lớn.
Tình hình dịch bệnh trong chăn nuôi lợn còn xảy ra rất phức tạp, làm cho ngành chăn nuôi lợn phát triển khó khăn, hiệu quả chưa cao.
Chưa có chiến lược, nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm để phát triển chăn nuôi bền vững, giảm thiểu rủi ro.
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÁC TRANG TRẠI CHĂN NUÔI HEO
Nội dung, phương pháp nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu
Điều tra tình hình phát triển chăn nuôi nông hộ, trang trại
Nghiên cứu hiện trạng kinh tế và môi trường tại các nông hộ, trang trại.
Phương pháp, đối tượng nghiên cứu
Xây dựng mẫu phiếu điều tra
Thực hiện điều tra theo phương pháp hồi cứu
Khảo sát tổng hợp ý kiến
Phân tích dữ liệu theo phương pháp thống kê
Qui cách xây dựng chuồng nuôi heo

Hình thức chăn nuôi heo tại các trang trại nông hộ

Qui mô nông hộ, trang trại chăn nuôi heo nghiên cứu.

Bảng 3.4: Nguồn thức ăn chăn nuôi heo tại các trang trại,
nông hộ
Nguồn nước dùng cho chăn nuôi heo

Nước thải chăn nuôi

Phân thải chăn nuôi

Khí thải chăn nuôi

Vệ sinh chuồng trại

Bệnh heo

Các hoạt động kinh tế
Trong một vài trang trại chủ yếu nuôi heo có nuôi kèm thêm bò (29.16%), dê và gia cầm như gà, vịt ngan (50%) nhưng với số lượng không nhiều. Mỗi hộ nuôi chừng vài con bò và chục con gà, vịt.
Các trang trại luôn tận dụng các ao đào (do lấy đất đắp chuồng heo) để nuôi thêm cá là chủ yếu. Ngoài ra một số trang trại còn nuôi lươn, ốc…nhằm kiếm thêm thu nhập cũng như là nguồn cung cấp thực phẩm cho gia đình. Trong các trang trại này, phân heo được tận dụng làm nguồn thức ăn là chủ yếu cho cá, ếch, lươn...
Trong các trang trại heo, tỉ lệ trồng cây ăn trái, hoa màu và rau là chủ yếu (50-60%). Đặc biệt là những trang trại nuôi qui mô càng nhỏ tỉ lệ trồng rau càng cao.
Hầu như các trại nuôi heo thường nấu rượu để tận dụng hèm rượu cho heo ăn. Tới 58.33 số trang tar5i khảo sát cho nấu rượu. Nguồn thu được từ nấu rượu cải thiện thêm phần thu nhập cho trang trại.
Trung bình heo thịt nuôi ở các gia trại lời 300-400.000 cho một lứa nuôi 4-5 tháng. Thậm chí có tới 14.58% số hộ nuôi lời rất ít hay lỗ do dịch bệnh. Trong các trang trại đấu tư nuôi qui mô hiện đại số thu nhập trên đấu heo có thể 700-800.000 đồng/con/lứa nhưng kinh phí đầu tư rất cao. Trong các trang trại chăn nuôi, thu nhập bình quân đầu người /năm phần lớn nằm trong khoảng 500.000-1.000.000 đồng.
Các hoạt động kinh tế khác trong các trang trại nuôi heo

Trong một vài trang trại nuôi heo có nuôi kèm thêm bò, dê và gia cầm như gà, vịt ngan nhưng với số lượng không nhiều.
Các trang trại luôn tận dụng các ao đào (do lấy đất đắp chuồng heo) để nuôi thêm cá, lươn, ốc… Trong các trang trại này, phân heo được tận dụng làm nguồn thức ăn là chủ yếu cho cá, ếch, lươn...
Trong các trang trại heo, tỉ lệ trồng cây ăn trái, hoa màu và rau là chủ yếu. Đặc biệt là những trang trại nuôi qui mô càng nhỏ tỉ lệ trồng rau càng cao.Hầu như các trại nuôi heo thường nấu rượu để tận dụng hèm rượu cho heo ăn. Nguồn thu được từ nấu rượu cải thiện thêm phần thu nhập cho trang trại.
Trong các trang trại chăn nuôi, thu nhập bình quân đầu người /năm phần lớn nằm trong khoảng 500.000-1.000.000 đồng.
Các yêu cầu khác

100% có yêu cầu được tập huấn kỹ thuật chăn nuôi để năng cao khả năng phòng chống dịch bệnh, tăng năng suất
100% yêu cầu được nhà nước hỗ trợ xây dựng công trình xử lý nước thải chăn nuôi để đảm bảo vệ sinh môi trường.
5,6% yêu cầu được thuê đất làm trang trại chăn nuôi riêng biệt ra khỏi khu vực sinh sống của gia đình.
Công nghệ nuôi

Với các trang trại qui mô nhỏ công nghệ chuồng sàn vẫn chiếm ưu thế chiếm 87.50%. Tới 79.95% số trang trại có khoảng cách giữa chuồng nuôi và nhà nhỏ hơn 100m.
Hình thức nuôi heo gối đầu chiếm đa số chủ yếu ở các trang trại, nông hộ qui mô nhỏ và đây là các hình thức chăn nuôi heo chủ yếu tại các vùng bị ngập lũ. Hơn 50% số trang trại được quan tâm có số con < 50 heo.
Có khoảng 60% trang trại sử dụng các sản phẩm như bèo, chuối, khoai mỳ, hèm rượu…để cung cấp thêm thức ăn cho heo tập trung tại các xã có nghề phụ truyền thống.
Vấn đề về môi trường trại trại nuôi heo

Nguồn nước dùng để rửa và vệ sinh chuồng heo chủ yếu là nước giếng khoan chiếm tỷ lệ 68.75% và tỷ lệ 31.35% dùng nước ao, hồ để rửa chuồng chăn nuôi.
Nước thải được xử lý có hầm biogas chỉ chiếm tỷ lệ: 20.83%, nước thải không qua sử lý chiếm tới: 79,16%. Nước thải không xử lý có thể đưa vào một ao hay hố sau một thời gian mới dùng tưới cây hay làm phân bón. Một tỷ lệ không nhỏ 12.5% nước thải chăn nuôi được thải trực tiếp ra kênh rạch.
Với các trang trại có hệ thống xử lý nước thải, 100% trang trại tận dụng nguồn nước thải sạch đưa vào ao nuôi cá, hay ao chứa nước tưới cây, thậm chí dùng nước ao tắm cho heo lại trong chuồng.
Hầu hết phân heo được thu gom và phơi khô tận dụng làm thức ăn cho cá hay làm phân bón. Khoảng 25% trang trại nông hộ đưa nguồn phân vào hầm ủ hay bể biogas. Một số rất nhỏ nghiên cứu dùng phân heo nuôi trùn, lượn hay đem bán.
Hầu như ô nhiễm mùi không được các trang trại heo quan tâm. Tuy nhiên trong những ngày nắng mùi có dấu hiện rõ ràng hơn gây khó chịu.
Vấn đề vệ sinh môi trường
Công việc vệ sinh, rửa chuồng trại đều được tiến hành 1- 2 lần/ngày vào mùa lũ và nhiều hơn 3 lần/ngày vào mùa khô. Vì vậy lượng nước rửa chuồng thải ra mùa khô cũng nhiều hơn 1.5 lần so với vào mùa lũ.
Qua kết quả khảo sát cho thấy bệnh thường xuất hiện vào các tháng sau mùa lũ 79.16%. Các bệnh thường xuất hiện là bệnh thời tiết và tiêu chảy.
Dùng biện pháp che chắn, tường bao hay cách ly là giải pháp chủ yếu chống ồn và hạn chế mùi trong các trang trại được điều tra. Tuy nhiên hiệu quả kiểm soát môi trường chỉ đạt với những hộ kinh doanh có vườn rộng hay được cách ly với vành đai an toàn. Một và trang trại đã sử dụng chế phẩm EM trong chăn nuôi heo.
Kiến nghị
Do sự hình thành và phát triển trang trại chăn nuôi khiến một số vùng bị ô nhiễm môi trường. Một số chủ trang trại chưa đầu tư thoả đáng cho hệ thống thu gom xử lý chất thải rắn và chất thải lỏng mà thải trực tiếp ra ao, hồ, đồng ruộng, gây ô nhiễm nặng môi trường xung quanh. Một số trang trại mặc dù có đầu tư hệ thống xử lý chất thải, nhưng do chưa bảo đảm đúng quy trình nên hiệu quả xử lý chất thải chưa triệt để.
Giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường tại các trang trại và khu chăn nuôi tập trung là đòi hỏi bức thiết nhằm bảo đảm sự phát triển chăn nuôi bền vững và tránh ô nhiễm môi trường xung quanh, nhất là môi trường gần khu dân cư.
Đối với các trang trại, khu chăn nuôi tập trung xây dựng mới nhất thiết phải có phương án xử lý chất thải đi kèm với thiết kế công trình chính. Tuỳ theo quy mô và khả năng tài chính, mỗi trang trại có thể áp dụng các phương pháp xử lý phù hợp.
Đối với tất cả các trang trại, khu chăn nuôi tập trung cần có các biện pháp cách ly với khu dân cư, công sở, trường học. Xung quanh trang trại cần có tường bao, rào để hạn chế tiếp xúc, lây lan mầm bệnh. Về nguyên tắc, gia súc, gia cầm ốm chết phải được tiêu huỷ bằng biện pháp chôn, đốt; phân phải được xử lý trước khi đưa ra sử dụng; nước thải phải được xử lý trước khi thải ra môi trường.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Thaiyuong Nguyen
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)