Quan hệ việt nam - campuchia trong nửa đầu thế kỷ XX

Chia sẻ bởi Nguyễn Khánh Hòa | Ngày 27/04/2019 | 54

Chia sẻ tài liệu: quan hệ việt nam - campuchia trong nửa đầu thế kỷ XX thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:


LỜI MỞ ĐẦU

Sang thế kỉ XVIII khi các nước Tư bản chủ nghĩa phát triển, các nước chậm tiến trở thành đối tượng xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây. Lúc đó các quốc gia trên bán đảo Đông Dương vẫn còn chìm trong đêm trường của chế độ phong kiến phương Đông. Với sự tồn tại vững chắc nền kinh tế nông nghiệp truyền thống của phương thức sản xuất Châu Á cổ điển, cùng với tư tưởng Nho giáo nên những nướcChâu Á, trong đó có Việt Nam và Campuchia đã rất lúng túng khi phải đối phó với âm mưu của bọn tư bản Pháp, Tây Ban Nha khi chúng đòi mở cửa cho thương nhân của họ vào buôn bán và các giáo sĩ vào truyền đạo.
Trong khi đó ở đây chế độ phong kiến bắt đầu bước vào sự khủng hoảng. Chiến tranh xảy ra liên miên, đời sống của nhân dân không được quan tâm làm cho nạn mất mùa, lũ lụt, hạn hán liên tiếp diễn ra. Trong khi đó quan hệ đối ngoại giữa hai nước láng giềng cũng không còn tốt đẹp như xưa, chính sách ngoại giao bành trướng thế lực, mở rộng lãnh thổ của triều đình nhà Nguyễn đã có lúc làm cho hai nước trở nên thù hằn nhau.
Có thể nói thế kỉ XIX là một giai đoạn lịch sử hết sức thú vị mặc dù nó không phải là dài. Trong đề tài này em chỉ xin tập trung vào mối quan hệ giữa Việt Nam và Campuchia trong nửa đầu thế kỉ XIX khi mà nhà Nguyễn muốn trở thành “bảo hộ” của Campuchia, và nửa sau thế kỉ XIX khi mà thực dân Pháp đã lần lượt chiếm được hai nước thì mối quan hệ giữa hai nước sẽ diễn ra theo chiều hướng như thế nào. Từ mối quan hệ đó để rút ra những bài học kinh nghiệm và ý nghĩa lịch sử cho dân tộc ta trong quá trình phát triển đất nước và xây dựng một thế giới hòa bình, ổn định và phát triển








Quan hệ Việt Nam – Campuchia trong nửa đầu thế kỷ XIX
Ngay từ thời xưa Việt Nam – Campuchia đã có mối quan hệ mật thiết với nhau. Có những lúc bị phong kiến nước ngoài xâm lược nhân dân hai nước đã từng sát cánh chiến đấu chống lại kẻ thù chung như trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông thế kỉ XIII, nhờ sự giúp đỡ của nhân dân Khơme đã giúp cho nhân dân Đại Việt giành được chiến thắng vang dội trước một đế quốc hùng mạnh như Mông Cổ. Nhưng cũng có lúc do bản chất hiếu chiến xâm lược và mưu đồ trở thành một đế quốc hùng mạnh mà vua Chân Lạp đem quân sang gây chiến , gây ra những cuộc xung đột như năm 1128, 1138 vua Xuryavacman II đã đem quân vượt qua dãy Trường Sơn tấn công vào Nghệ An nhưng cả hai lần đều không thu được kết quả như mong muốn.
Tuy nhiên sau khi nước Lạn Xang được thống nhất thì Chân Lạp cũng không còn trở thành láng giềng của ta nữa nên mối quan hệ giữa Đại Việt và Chân Lạp thời kì này cũng ít được nhắc tới.
Mãi đến năm 1693, khi chúa Nguyễn thu được vùng đất Chiêm Thành thì Chân Lạp mới lại là nước lãng giềng trực tiếp của ta và giữa hai nước đã có những quan hệ giao lưu buôn bán kinh tế, văn hóa cũng như chính trị với nhau.
Đến thế kỉ XVII, phong kiến Campuchia bắt đầu đi vào giai đoạn suy tàn, các cuộc tranh giành, thoán đọat, xâu xé nhau để tranh giành ngội vị ngày càng trở nên gay gắt. Sang đến nửa sau thế kỉ Campuchia XVIII thì cuộc khủng hoảng này càng trở nên khốc liệt hơn. Vua chúa dòng họ này giày xéo đất nước của vua chúa dòng họ kia, các phe phái phong kiến cầu cứu sự giúp đỡ từ nước ngoài làm cho đất nước Campuchia trong suốt giai đoạn này đã nhiều lần trở thành chiến trường giao tranh giữa các thế lực phong kiến cả trong nước và ngoài nước.
Sang đến đầu thế kỉ XIX khi nhà Nguyễn đã hoàn thành xong việc thống nhất đất nước Nguyễn Ánh lên làm vua lại tiếp tục việc can thiệp vào tình hình chính trị của Campuchia. Khi Ang Chan II lên làm vua và cầu cứu sự giúp đỡ của triều Nguyễn, Gia Long đã nhân cơ hội này đưa người sang đất Campuchia xây dựng thành Nam Vang, thành Lô Yêm để cho quân đội đóng đồn nhằm “bảo hộ” cho triều đình Khơme, mặt khác nhà Nguyễn còn bắt nhân dân ở đây đắp ba đường dịch lộ, xây dựng các nhà trạm để thuận tiện cho việc chuyển nhanh công văn báo cáo về Gia Định. Chính Gia Long đã đưa ra chỉ thị : “những việc chính trị của nước Chân Lạp thì do phiên vương là quanlại Chân Lạp xử phán, không được can thiệp kiềm chế. Chỉ có những tờ sớ tấu, công văn thì duyệt lại tinh tường rồi sau mới phát ra, cho hợp với thể lệ”.
Như vậy lợi dụng những mâu thuẫn trong nội bộ giai cấp thống trị của triều đình Khơme và nhân sự suy yếu
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Khánh Hòa
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)