Quan hệ sản xuất

Chia sẻ bởi Lưu Huỳnh | Ngày 18/03/2024 | 73

Chia sẻ tài liệu: quan hệ sản xuất thuộc Triết học

Nội dung tài liệu:

Chương III: Chủ nghĩa duy vật lịch sử
Chủ nghĩa duy vật lịch sử là hệ thống quan điểm duy vật biện chứng về xã hội của triết học Mác-Lênin, là kết quả của sự vân dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và phép biện chứng duy vật vào việc nghiên cứu đời sống xã hội và lịch sử nhân loại. Chủ nghĩa duy vật lịch sử là một trong ba bộ phận hợp thành của triết học macxit, khoa học về những quy luật chung nhất của xã hội, là hai phát kiến khoa học của Marx đã đặt cơ sở khoa học cho sự tồn tại, phát triển học thuyết của mình.
A. Sự vận dụng quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất của Đảng ta trong giai đọan đổi mới đất nước hiện nay.
1. Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
Lực lượng sản xuất là tổng hợp các yếu tố vật chất và tinh thần tạo thành sức mạnh thực tiễn cải biến giới tự nhiên theo nhu cầu sinh tồn, phát triển của con người.
Quan hệ sản xuất là mối liên hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất (sản xuất và tái sản xuất xã hội).
Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mối quan hệ thống nhất biện chứng, trong đó lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất và quan hệ sản xuất tác động trở lại lực lượng sản xuất. Lực lượng sản xuất và mối quan hệ sản xuất là hai mặt cơ bản tất yếu của quá trình sản xuất, trong đó lực lượng sản xuất là nội dung vật chất của quá trình sản xuất, còn quan hệ sản xuất là “hình thức xã hội” của quá trình đó.
PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT
QUAN HỆ SẢN XUẤT
Người <---> Người
LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT
Người <---> Tự nhiên
Trong mỗi phương thức sản xuất khi quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất thì lực lượng sản xuất phát triển. Nếu không phù hợp thì ìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất.
Vận dụng quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất của Đảng ta trong giai đọan đổi mới đất nước hiện nay.
Trong thời kỳ đầu, sau giải phóng miền Bắc, bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội, chúng ta đã nhấn mạnh thái quá vai trò “tích cực” của quan hệ sản xuất, dẫn đến chủ trương quan hệ sản xuất phải đi trước, mở đường để tạo động lực cho sự phát triển lực lượng sản xuất.Đại hội III xác định phải lấy cải tạo xã hội chủ nghĩa làm trọng tâm, nhằm cải tạo những quan hệ sản xuất không xã hội chủ nghĩa thành quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, mở đường cho sức sản xuất phát triển, đồng thời tiến hành một bước việc xây dựng chủ nghĩa xã hội; khi công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa đã giành được thắng lợi có tính chất quyết định thì chuyển sang lấy xây dựng chủ nghĩa xã hội làm trọng tâm, thực hiện công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa, đồng thời hoàn thành công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa.
Trải qua một thời kỳ dài 15 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội trên miền Bắc, trong điều kiện vừa sản xuất vừa chiến đấu và 10 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội trên cả nước, chúng ta đã có một bước vận động, phát triển nhận thức quan trọng, đã xác định phải đồng thời tiến hành xây dựng quan hệ sản xuất và phát triển lực lượng sản xuất trong mối quan hệ mật thiết với nhau.

Đại hội V đã xác định phải tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng: cách mạng về quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học-kỹ thuật, cách mạng tư tưởng và văn hoá, trong đó cách mạng khoa học-kỹ thuật là then chốt, đẩy mạnh công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trọng tâm của cả thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; phải kết hợp phát triển lực lượng sản xuất với xác lập và hoàn thiện quan hệ sản xuất mới. Bảo đảm sự phù hợp giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, luôn luôn kết hợp chặt chẽ cải tạo quan hệ sản xuất với tổ chức lại và phát triển sản xuất(2).
Bước vào thời kỳ đổi mới, chúng ta đã ngày càng khẳng định rõ: phải từng bước xây dựng, hoàn thiện quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, nhằm phát triển lực lượng sản xuất, coi đó là tiêu chuẩn đánh giá việc xây dựng quan hệ sản xuất theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Đại hội VI nhận định: Chúng ta chưa nắm vững và vận dụng đúng quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất. Đại hội khẳng định phải giải phóng sức sản xuất, đã đưa ra chủ trương điều chỉnh lớn cơ cấu sản xuất, bố trí lại cơ cấu đầu tư; xây dựng và hoàn thiện một bước quan hệ sản xuất mới phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất; cải tạo xã hội chủ nghĩa theo nguyên tắc bảo đảm phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế và tăng thu nhập cho người lao động.
Đại hội VII, Cương lĩnh của Đảng đã nêu định hướng: phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất, phải thiết lập từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa từ thấp đến cao với sự đa dạng về hình thức sở hữu.
Đại hội VIII xác định: Mục tiêu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá là xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh
Đại hội XI của Đảng đã khẳng định rõ, một trong những mối quan hệ lớn phải đặc biệt chú trọng nắm vững và giải quyết tốt trong suốt quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta là: quan hệ “giữa phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng, hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa”; “Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất với trình độ khoa học, công nghệ ngày càng cao đồng thời hoàn thiện quan hệ sản xuất trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Đại hội IX khẳng định rõ thêm: Tiêu chuẩn căn bản để đánh giá hiệu quả xây dựng quan hệ sản xuất theo định hướng xã hội chủ nghĩa là thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân, thực hiện công bằng xã hội.
Đại hội XI của Đảng đã khẳng định rõ, một trong những mối quan hệ lớn phải đặc biệt chú trọng nắm vững và giải quyết tốt trong suốt quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta là quan hệ “giữa phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng, hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa”; “Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất với trình độ khoa học, công nghệ ngày càng cao đồng thời hoàn thiện quan hệ sản xuất trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. 
Vì một Việt Nam giàu đẹp.
Hiện nay, nhìn chung, trình độ của lực lượng sản xuất ở nước ta là khá đa dạng, không đồng đều, nhiều trình độ. Điều này thể hiện ở chỗ:
- Công cụ lao động hiện nay ở nước ta cũng rất đa dạng. Công cụ lao động thủ công chiếm phần lớn trong nông nghiệp, còn trong công nghiệp chiếm đến 60% lao động giản đơn. Nhưng bên cạnh đó ta cũng đã có công cụ lao động ở trình độ cơ khí hóa, hiện đại hóa, tự động hóa. Những công cụ lao động này thậm chí đan xen nhau trong một cơ sở sản xuất, trong một nhà máy. Nếu như phương Tây nhìn một cách đại thể đi từ lao động thủ công lên máy móc cơ khí, rồi lên tự động hóa, thì ở ta hiện nay có tất cả. Điều này nói lên tính chất nhiều trình độ của công cụ lao động nước ta hiện nay.
- Thích ứng với nhiều loại trình độ của công cụ lao động sản xuất như vậy, kinh nghiệm và kỹ năng lao động của con người Việt Nam hiện nay cũng rất khác nhau, có kinh nghiệm và kỹ năng của người lao động thủ công, giản đơn; có kinh nghiệm và kỹ năng của người lao động cơ khí, máy móc; có kinh nghiệm và kỹ năng của người lao động đối với những máy móc hiện đại, tự động hóa. Từ đó, trình độ tổ chức và phân công lao động, trình độ ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất ở Việt Nam hiện nay ở những cơ sở sản xuất khác nhau cũng rất khác nhau.
- Về khoa học kỹ thuật ở nước ta hiện nay, nhìn chung là thấp, chậm phát triển, nhưng cũng có những yếu tố hiện đại, đi trước, đón đầu. Từ đó, ta thấy trình độ khoa học kỹ thuật nước ta hiện nay cũng rất đa dạng.
Tăng trưởng GDP của Việt Nam
Tóm lại, trình độ của lực lượng sản xuất ở nước ta hiện nay khá đa dạng, không đồng đều, tức nhiều trình độ. Theo qui luật, muốn cho sản xuất phát triển thì quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Lực lượng sản xuất ở nước ta hiện nay đa dạng, không đồng đều nhiều trình độ như vậy; do đó, một lôgíc tất yếu đối với quan hệ sản xuất, hay trong quan hệ sản xuất cũng phải đa dạng. Đa dạng nghĩa là chúng ta phải xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần. Cụ thể hiện nay chúng ta có năm thành phần kinh tế: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Điều này khiến chúng ta càng nhìn nhận một cách rõ nét tính chất chủ quan duy ý chí của thời kỳ 1975- 1986 với hai thành phần kinh tế là nhà nước và tập thể.
Đa dạng ở chỗ chúng ta cần phải có nhiều hình thức sở hữu, nhiều hình thức tổ chức quản lý, nhiều hình thức phân phối. Khác với trước kia (hai hình thức sở hữu là toàn dân và tập thể), ngày nay chúng ta có ba hình thức sở hữu là toàn dân, tập thể và tư nhân. Nếu như trước kia chúng ta phân phối theo chủ nghĩa bình quân, cào bằng thì ngày nay phân phối theo nhiều cách khác nhau như theo lao động (tức theo khả năng, năng lực, sức lực, trí tuệ của từng người), theo hiệu quả kinh tế, theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn khác, thông qua hệ thống an sinh xã hội, phúc lợi xã hội.

Để hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chúng ta cần phải tiến hành đồng bộ những công việc sau:
1. Giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa nền kinh tế thị trường;
2. Phát triển các hình thức sở hữu, các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp;
3. Phát triền đồng bộ các yếu tố thị trường và các loại thị trường;
4. Nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Qua đó ta thấy mối quan hệ giữa phát triển lực lượng sản xuất với xây dựng, hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất trong thời kỳ quá độ là mối quan hệ biện chứng, liên hệ mật thiết với nhau, không tách rời nhau; một mặt, chúng ta phải phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất với trình độ khoa học công nghệ ngày càng cao; nhưng mặt khác, chúng ta phải xây dựng, hoàn thiện quan hệ sản xuất trong thời kỳ quá độ, tức là chúng ta phải hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lưu Huỳnh
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)