Quan hệ Mỹ Trung 10 năm đầu thế kỷ XXI

Chia sẻ bởi Nguyễn Minh Kha | Ngày 03/05/2019 | 242

Chia sẻ tài liệu: Quan hệ Mỹ Trung 10 năm đầu thế kỷ XXI thuộc Lịch sử

Nội dung tài liệu:

Trường: ĐHSP TP. Hồ Chí Minh
Khoa: Lịch sử
Ngành: Quốc tế học
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Minh Kha – MSSV: K38.608.074
Quan hệ Mỹ - Trung trong mười năm đầu thế kỷ XXI
Giảng viên hướng dẫn: TS. Lê Phụng Hoàng







Lời nói đầu
Trong thập niên đầu của thế kỷ XXI, thế giới đã chứng kiến những thay đổi hết sức lớn lao và nhanh chóng trong môi trường quốc tế và khu vực đã và đang tác động rất mạnh đến chiến lược, chính sách và quan hệ của các nước trên thế giới, nhất là sự thay đổi trong cán cân quyền lực giữa các nước lớn. Trong đó nổi bật là Mỹ và Trung Quốc là hai nước lớn – một siêu cường đang tại vị và một cường quốc đang lên – hiện có ảnh hưởng chi phối toàn diện đến tình hình an ninh, kinh tế, chính trị trên thế giới và khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Quan hệ Mỹ – Trung Quốc là mối quan hệ ngày càng mang tính toàn cầu. Sự trỗi dậy toàn diện của Trung Quốc với ảnh hưởng ngày càng lớn đang là mối quan tâm chủ yếu của các nhà chiến lược Mỹ, cũng như ở khu vực. Vì họ cho rằng, trong các nước lớn ở khu vực này, Trung Quốc là nước duy nhất có khả năng cạnh tranh và gây ảnh hưởng đến các lợi ích của Mỹ. Các nhà lãnh đạo Mỹ đã nhiều lần tuyên bố: “Mỹ là một cường quốc ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương với những lợi ích bao trùm khắp khu vực.” Chính vì thế, Mỹ không ngừng thực hiện những điều chỉnh chiến lược trong quan hệ với Trung Quốc.
Sau sự kiện ngày 11 tháng 9, trong bối cảnh quốc tế mới, Mỹ đã thực hiện điều chỉnh chiến lược toàn cầu mới, trong đó chiến lược đối với Trung Quốc ngày càng trở thành một bộ phận cấu thành quan trọng. Câu hỏi đặt ra là sự điều chỉnh chiến lược đối với Trung Quốc của Mỹ có gì mới? Nó đang tác động như thế nào đối với Trung Quốc? Liệu Trung Quốc có chiến lược ứng phó ra sao? Những điều chỉnh này có tác động như thế nào đến quan hệ Mỹ - Trung Quốc trong những năm tiếp theo? Đây là những vấn đề đang được các nhà nghiên cứu quốc tế trong và ngoài khu vực quan tâm theo dõi chặt chẽ.
Mặc dù đã nỗ lực hết sức trong khâu chuẩn bị tài liệu và biên soạn, song những sai sót là khó tránh khỏi. Em rất mong nhận được những đánh giá từ quý Thầy cô để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn nữa.


Phần nội dung
CHƯƠNG 1: NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ ĐIỀU CHỈNH CHIẾN LƯỢC TOÀN CẦU CỦA MỸ ĐỐI VỚI TRUNG QUỐC VÀ QUAN HỆ MỸ - TRUNG QUỐC TRONG THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI
I. Bối cảnh quốc tế và khu vực
Trong thập niên đầu thế kỷ XXI, xu thế chung trên thế giới là hoà bình, hợp tác, toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế khu vực, thế giới với sự nổi lên của nhiều quốc gia và nhiều khu vực kinh tế. Hoà bình, hợp tác vì sự ổn định và phát triển kinh tế là nét cơ bản, song vẫn còn nhiều vấn đề thách thức đặt ra với nền hoà bình chung trên thế giới và nền kinh tế toàn cầu. Tất cả những gam màu tối, sáng của các quốc gia và các khu vực trên thế giới đều có những tác động riêng đối với quan hệ giữa hai nước Mỹ và Trung Quốc, thúc đẩy hợp tác hoặc xung đột vì lợi ích riêng của hai quốc gia. Dưới đây là một số nhân tố chủ yếu thuộc về bối cảnh quốc tế có tác động tới mối quan hệ vốn diễn biến rất phức tạp giữa Mỹ và Trung Quốc trong thập niên đầu thế kỷ XXI.
1. Quá trình toàn cầu hoá và khu vực hoá kinh tế
a. Toàn cầu hoá kinh tế
Toàn cầu hoá làm gia tăng mối quan hệ ràng buộc giữa các quốc gia, đặc biệt là mối quan hệ ràng buộc giữa Mỹ và Trung Quốc khi cùng giải quyết những vấn đề chung. Và một điều không thể phủ nhận được là toàn cầu hoá đã đem lại những lợi ích cho các nước tham gia, thông qua sự tăng cường hợp tác kinh tế quốc tế và trao đổi thương mại. Quá trình toàn cầu hoá cũng góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của người dân trên thế giới. Với vị thế là hai cường quốc hùng mạnh trên thế giới, tất nhiên là Mỹ và Trung Quốc được hưởng lợi nhiều từ quá trình toàn cầu hoá.
Do những lợi ích từ quá trình toàn cầu hoá, trong thời kỳ chính quyền Bush, Mỹ đã có những điều chỉnh chiến lược trong quan hệ đối với Trung Quốc với xu hướng tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại và
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Minh Kha
Dung lượng: | Lượt tài: 16
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)