Quan hệ Mỹ-Pháp trong giai đoạn 1918-1939

Chia sẻ bởi Hàn Ly Ngọc | Ngày 26/04/2019 | 246

Chia sẻ tài liệu: Quan hệ Mỹ-Pháp trong giai đoạn 1918-1939 thuộc Lịch sử

Nội dung tài liệu:

QUAN HỆ MỸ-PHÁP TRONG GIAI ĐOẠN 1918-1939
MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU 3
1. Lý do chọn đề tài 3
2. Lịch sử nghiên cứu 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
5. Các nguồn tài liệu 4
6. Phương pháp nghiên cứu 4
7. Bố cục tiểu luận 5
B. NỘI DUNG 6
Chương 1: Khái quát quan hệ Mỹ - Pháp trước 1918 6
1.1. Liên minh Pháp – Mỹ trong chiến tranh chống Anh 6
1.1.1.Quá trình di dân đến Bắc Mỹ 6
1.1.2.Liên minh chống Anh giữa Mĩ – Pháp hình thành 7
1.2. Mối quan hệ Mỹ - Pháp trong quá trình mở rộng lãnh thổ. 11
Chương 2: Quan hệ Mỹ - Pháp trước nguy cơ chiến tranh thế giới bùng nổ 17
2.1. Tình hình của nước Pháp trong những năm 20, 30 của thế kỷ XX 17
2.2.Tình hình của nước Mỹ trong những năm 20, 30 của thế kỷ XX 18
2.3. Quan hệ Mỹ-Pháp từ 1918-1939 20
2.3.1. Chính sách đối ngoại của Pháp trước nguy cơ chiến tranh thế giới 2 bùng nổ 20
2.3.2. Chính sách đối ngoại của Mỹ trước nguy cơ chiến tranh thế giới 2 bùng nổ
21
2.3.3. Pháp-Mĩ trong trục đế quốc Anh-Pháp-Mỹ. 23
Chương 3: Tác động của quan hệ Mỹ Pháp đến tình hình thế giới 1918-1939 25
C. KẾT LUẬN 28
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO 29
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc với sự thất bại của phe Liên minh, nhiều vấn đề quan trọng đòi hỏi phải có sự giải quyết kịp thời. Và Hệ thống hòa ước Vécxai – Oasinhtơn được thiết lập để giải quyết những hậu quả của chiến tranh thế giới thứ nhất để lại. Tuy nhiên, bản thân Hệ thống hòa ước Vécxai – Oasinhtơn chứa đựng bên trong nó đầy rẫy mâu thuẫn, đó là mâu thuẫn giữa các nước Phát xít chiến bại do bị các nước thắng trận chèn ép nên quyết chí phục thù, ngoài ra thì mâu thuẫn giữa các nước đế quốc thắng trận với nhau cũng rất căng thẳng xoay quanh quyền lợi đạt được của quốc gia.
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới bắt nguồn từ Mỹ cũng làm các nước tư bản suy yếu trầm trọng. Và để giải quyết hậu quả, giới cầm quyền các nước tư bản đã chọn cho mình những hướng đi riêng để giải quyết cuộc khủng hoảng: Một là đi theo con đường Phát xít hóa bộ máy nhà nước và con đường cải cách kinh tế, xã hội giữ nguyên trật tự Vécxai – Oasinhtơn. Hai xu hướng trên đã đưa đến sự ra đời của hai khối đế quốc đối kháng nhau: Khối đế quốc phát xít Đức-Ý-Nhật và khối các nước dân chủ Anh-Pháp-Mỹ. Cùng tồn tại với hai khối đó là sự xuất hiện của Liên Xô với chủ trương hòa bình, chống phát xít. Nhưng thiện chí của Liên Xô đã không được các nước ủng hộ vì sự đối lập về thể chế chính trị. Hai khối đế quốc muốn tiêu diệt Liên Xô nhưng chưa khối nào có đủ tiềm lực để thực hiện điều đó. Tình hình này đã tạo nên cục diện ba lực lượng chính trị với ba đường lối đối ngoại khác nhau, nó phản ánh những mâu thuẫn sâu sắc của quan hệ quốc tế trước khi thế chiến II bùng nổ. Chủ trương của Anh-Pháp-Mỹ mang tính hai mặt, muốn tiêu diệt phát xít nhưng cũng muốn mượn tay phát xít để tiêu diệt Liên Xô. Còn các nước Phát xít thì mong muốn gây ra chiến tranh để phân chia lại thế giới.
Với cục diện như thế thì 2 nước Mỹ và Pháp trong khối Anh-Pháp-Mỹ sẽ có những động thái như thế nào để giả quyết tình hình. Đó là điều mà tác giả thắc mác và muốn tìm hiểu. Vì thế mà tác giả chọn đề tài “Quan hệ Mỹ-Pháp trong giai đoạn 1918-1939” làm bài tiểu luận của mình
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đối với vấn đề “Quan hệ Mỹ-Pháp trong giai đoạn 1918-1939” thì đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này, tuy nhiên chỉ đề cập đến một số khía cạnh nhỏ của vấn đề, chứ chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hoàn chỉnh về quan hệ Mĩ-Pháp.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích: Trình bày quan hệ giữa Mỹ-Pháp trướckhi chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ.
Nhiệm vụ: Để đạt
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hàn Ly Ngọc
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)