Quan hệ Kinh tế, Thương Mại Việt Nam - Trung Quốc hiện tại và triển vọng

Chia sẻ bởi Phạm Đình Nam | Ngày 18/03/2024 | 5

Chia sẻ tài liệu: Quan hệ Kinh tế, Thương Mại Việt Nam - Trung Quốc hiện tại và triển vọng thuộc Lịch sử

Nội dung tài liệu:


Lời nói đầu
Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng, có đường biên giới chung dài hơn 1350 Km, trong đó Việt Nam có 6 tỉnh : Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lai Châu và Lào Cai tiếp giáp với 2 tỉnh( Khu tự trị ) của Trung Quốc là Quảng Tây và Vân Nam.
Quan hệ về Chính trị - Ngoại giao, kinh tế- thương mại và giao lưu văn hoá giữa hai nước đã có từ lâu đời và đã trở thành mối quan hệ truyền thống bền vững. Tuy nhiên qua các thời kỳ lịch sử cũng có những biến động về chính trị - xã hội làm ảnh hưởng tới quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước nhưng chưa bao giờ làm triệt tiêu quan hệ kinh tế đó, trái lại hoạt động kinh tế, thương mại giữa hai nước ngày càng có điều kiện thuận lợi để phát triển, phù hợp với xu thế hoà bình, ổn định và phát triển trong khu vực và trên thế giới .
Có thể nói đẩy mạnh quan hệ thương mại qua biên giới Việt -Trung đã đáp ứng nguyện vọng của nhân dân hai nước, góp phần làm tăng thu ngân sách, nâng cao đời sống nhân dân, làm thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội và văn hoá của nhân dân hai bên vùng biên giới. Mặc dù trong thời gian qua hoạt động kinh tế thương mại Việt - Trung đã mang lại những thành công to lớn, đã phát huy được tiềm năng, thế mạnh của kinh tế cửa khẩu biên giới, góp phần xây dựng công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá của mỗi nước, song đã nảy sinh những vấn đề phức tạp cần phải nhìn nhận, đánh giá một cách đúng đắn. Tình hình trên đòi hỏi phải có một chương trình nghiên cứu cơ bản và toàn diện về hoạt động thương mại giữa hai nước, nhằm đánh giá đúng đắn những mặt tích cực và hạn chế những phát sinh không thuận lợi, từ đó có những kiến nghị cụ thể, sát thực, phù hợp với những hoạch định về chính sách phát triển kinh tế đối ngoại của Đảng và nhà nước ta.
Xuất phát từ yêu cầu đó, trên cơ sở hệ thống lý luận đã được học tập nghiên cứu, cùng với sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của Thầy Phan Anh Tuấn, tôi chọn đề tài: “Quan hệ Kinh tế, Thương Mại Việt Nam - Trung Quốc hiện tại và triển vọng” với mong muốn đóng góp một phần nhỏ trong chương trình nghiên cứu về quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Những nội dung chủ yếu được trình bày trong khoá luận bao gồm các chương sau:
Lời nói đầu
Chương I : Khái quát về quan hệ kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Chương II : Thực trạng quan hệ kinh tế - thương mại Việt Nam - Trung Quốc .
Chương III : Triển vọng của quan hệ kinh tế - thương mại Việt Nam - Trung Quốc.
Kết luận.
Dựa trên những tư liệu sưu tầm được khoá luận tập trung làm rõ quan hệ kinh tế- thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc trong hơn 10 năm qua. Chỉ ra những mặt tích cực cũng như những hạn chế nảy sinh, để từ đó có những ý kiến đóng góp nhằm phát triển quan hệ kinh tế-thương mại Việt - Trung.
Đây là một vấn đề phức tạp, đối tượng và phạm vi nghiên cứu quá rộng lớn, phải có sự tham gia của nhiều ngành, nhiều người với thời gian dài nên bài viết của tôi không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong được sự quan tâm giúp đỡ của các thầy, cô giáo và các bạn để bài viết của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn !
Hà nội, Tháng 5 năm 2003
Sinh viên thực hiện
PHẠM NGỌC NAM








CHƯƠNG I
KHÁI QUÁT VỀ QUAN HỆ KINH TẾ - THƯƠNG MẠI
GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC

I. VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ QUAN HỆ KINH TẾ - THƯƠNG MẠI VIỆT - TRUNG

1. Quan hệ kinh tế- thương mại Việt - Trung trong tiến trình lịch sử.

Kể từ khi Việt Nam lập quốc, do nhu cầu giao lưu tự nhiên của cư dân hai nước, Vịêt Nam và Trung Quốc đã sớm thiết lập mối quan hệ bang giao nói chung và quan hệ kinh tế - thương mại nói riêng. Trong các giai đoạn lịch sử, hai nước đều sự chịu ảnh hưởng của tư tưởng nho giáo, thường thiếu sự chú ý đến các hoạt động kinh tế nên trong các bộ sử nội dung viết về vấn đề kinh tế không nhiều. Mặt khác do tình hình chính trị của mỗi nước, đặc biệt là chiến tranh giữa các vương triều, đã gây khó khăn làm gián đoạn mối quan hệ kinh tế giữa hai nước. Tuy nhiên, những gián đoạn, những khoảng trống vắng trong quan hệ giữa hai nước nói chung và quan hệ kinh tế- thương
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Đình Nam
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)