Quan hệ đối ngoại của triều Nguyễn trước khi thực dân Pháp xâm lược Đại Nam

Chia sẻ bởi Nguyễn Minh Kha | Ngày 03/05/2019 | 257

Chia sẻ tài liệu: Quan hệ đối ngoại của triều Nguyễn trước khi thực dân Pháp xâm lược Đại Nam thuộc Lịch sử

Nội dung tài liệu:






Giới thiệu

Vấn đề đối ngoại giữa các quốc gia luôn là một điểm nhấn then chốt trong tiến trình của lịch sử. Ngoại giao là một yếu tố quan trọng đóng vai trò then chốt thúc đẩy kinh tế, xã hội quốc gia phát triển. Không một quốc gia trong giai đoạn hiện nay đóng kín cửa mà không thực hiện công tác ngoại giao với các quốc gia khác. Cũng không có một nước nào phát triển một cách ổn định, bền vững nếu nước đó không trao đổi, buôn bán với nước ngoài.
Lịch sử Việt Nam đã trải qua mấy nghìn năm lịch sử với biết bao sự hi sinh của các vị anh hùng dân tộc, các đồng bào chiến sĩ để ngày hôm nay chúng ta hưởng được nền độc lập, tự do. Do đó, một mặt chúng ta tôn trọng, biết ân, tôn vinh những đóng góp to lớn ấy. Mặt khác, chúng ta phải rút kinh nghiệm từ những sai lầm trong quá khứ để từ đó giúp chúng ta cũng cố xây dựng, phát triển, nâng cao tiềm lực kinh tế, chính trị của quốc gia mình.
Từ trước đến nay, những vấn đề của triều Nguyễn đã thu hút được đông đảo sự chú ý của học giả trong và ngoài nước. Riêng trong lĩnh vực ngoại giao, những đóng góp và hạn chế của triều Nguyễn trong tiến trình xây dựng đất nước trong nửa đầu thế kỷ XIX (1802 – 1858), đã và đang đặt ra nhiều vấn đề thời sự và khoa học trong nghiên cứu lịch sử nói chung và lịch sử ngoại giao nói riêng.
Nhận thấy, tầm quan trọng của việc nghiên cứu bộ môn Lịch sử Việt Nam, đặc biệt là đường lối đối ngoại. Nhóm 5 kính gửi tới thầy và các bạn một số nguồn tư liệu về quan hệ đối ngoại của triều Nguyễn trước khi thực dân Pháp xâm lược nước ta nhằm củng cố và nâng cao hiểu biết đối ngoại, cũng như rút ra được những bài học về công tác ngoại giao phục vụ cho nghề nghiệp sau này.
Trong bài làm này, chúng ta sẽ chú trọng khảo sát đường lối đối ngoại của Việt Nam với các nước phương Tây qua các thời kỳ vua Gia Long (1802 – 1820), thời vua Minh Mạng (1820 – 1840), thời vua Thiệu Trị (1841 – 1847) và Tự Đức (1847 – 1858). Ngoài ra, chúng ta cũng tìm hiểu công tác đối ngoại của triều Nguyễn với các quốc gia truyền thống là Trung Quốc, Chân Lạp, Champa…
Mặt dù đã bỏ ra nhiều công sức trong việc biên soạn, nghiên cứu để rút ra những kiến thức cốt lõi cho bài nghiên cứu, sai sót là điều khó tránh khỏi. Nhóm 5 rất mong nhận được sự đóng góp từ Thầy cũng như các bạn để nhóm có thể hoàn thành bài nghiên cứu. Nhóm 5 xin chân thành cảm ơn. Sau đây là bài thu hoạch:

Nội dung chính bài tiểu luận
I. QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI CỦA TRIỀU NGUYỄN VỚI CÁC NƯỚC PHƯƠNG TÂY
1. Quan hệ đối ngoại của triều Nguyễn thời vua Gia Long (1802 – 1820)
a. Bối cảnh trong nước, quốc tế và khu vực
Năm 1802, sau khi đánh bại triều Tây Sơn, làm chủ toàn bộ lãnh thổ Đàng Trong và Đàng Ngoài cũ, Nguyễn Ánh lên ngôi vua niên hiệu là Gia Long, lập ra nhà Nguyễn. Vua Gia Long lên ngôi trong bối cảnh mà thế giới và trong nước có nhiều biến động phải đối mặt với nhiều vấn đề cấp bách mà lịch sử đặt ra.
Trong giai đoạn này, trên thế giới, nền kinh tế tư bản chủ nghĩa đang ở vào giai đoạn phát triền cực thịnh làm cho nhu cầu về thuộc địa của các nước lớn tăng cao. Các cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa được đẩy mạnh. Vùng Châu Á rộng lớn là một miếng mồi ngon cho các nước đế quốc.
Trước sự bành trướng của các nước đế quốc, nhiệm vụ của các quốc gia châu Á lúc này là bảo vệ nền độc lập dân tộc. Có rất nhiều quốc gia châu Á đã không chống chọi được sức mạnh vũ bão của chủ nghĩa thực dân phương Tây ngoại trừ Nhật Bản và Thái Lan sớm nhận thức được cục diện chính trị thế giới và đã có những bước đi phù hợp để bảo vệ chủ quyền.
Bên cạnh đó, lúc bấy giờ, vấn đề tôn giáo cũng là một bài toán cho triều Nguyễn bởi sự xâm nhập của đạo Thiên Chúa – một công cụ phục vụ đắc lực cho sự xâm lược thuộc địa của các nước phương Tây. Các giao sĩ đã trở thành những kẻ tiên phong cho chính quốc trong việc truyền bá, giảng đạo, núp bóng với danh nghĩa giáo sĩ, thầy tu. 
b. Quan hệ của triều Nguyễn với các nước phương Tây thời vua Gia Long (1802 – 1820)
Trong quan hệ với Pháp, sau khi lên cầm quyền, vua Gia Long đã cho những người Pháp có công giúp cho ông ta về nhiều mặt trong cuộc chiến chống Tây Sơn làm
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Minh Kha
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)