Quan hệ đối ngoại của triều Nguyễn trước khi thực dân Pháp xâm lược Đại Nam

Chia sẻ bởi Nguyễn Minh Kha | Ngày 27/04/2019 | 111

Chia sẻ tài liệu: Quan hệ đối ngoại của triều Nguyễn trước khi thực dân Pháp xâm lược Đại Nam thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Quan hệ đối ngoại của triều Nguyễn với các nước phương Tây trước khi thực dân Pháp xâm lược Đại Nam
NỘI DUNG:
I. Vấn đề ngoại giao giữa các nước phương Tây thời vua Gia Long (1802 – 1820)
II. Quan hệ của triều Nguyễn với các nước phương Tây dưới thời vua Minh Mạng (1820 – 1840)
III. Quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và các nước phương Tây thời kỳ Thiệu Trị ( 1841 - 1847 ) và Tự Đức ( 1847 - 1858 )
IV. Quan hệ ngoại giao giữa triều Nguyễn với một số nước châu Á

I. Vấn đề ngoại giao giữa các nước phương Tây thời vua Gia Long (1802 – 1820)

1. Bối cảnh quốc tế, khu vực và đường lối ngoại giao của Gia Long đối với các nước phương Tây
- Năm 1802, sau khi đánh bại triều Tây Sơn, làm chủ toàn bộ lãnh thổ Đàng Trong và Đàng Ngoài cũ, Nguyễn Ánh lên ngôi vua niên hiệu là Gia Long, lập ra nhà Nguyễn. Vua Gia Long lên ngôi trong bối cảnh mà thế giới và trong nước có nhiều biến động phải đối mặt với nhiều vấn đề cấp bách mà lịch sử đặt ra.

Bên cạnh đó, lúc bấy giờ, vấn đề tôn giáo cũng là một bài toán cho triều Nguyễn bởi sự xâm nhập của đạo Thiên Chúa

2. Quan hệ của triều Nguyễn với các nước phương Tây dưới thời vua Gia Long
(1802 – 1820)

2.1 Quan hệ nhà Nguyễn với nước Pháp
Trong thời kỳ này, nước Pháp đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp, kinh tế tư bản Pháp lúc bấy giờ đã xếp hàng thứ nhì thế giới sau nước Anh do đó nhu cầu về nguyên liệu, nhân công, thị trường rất lớn.
Nhìn chung, dưới triều vua Gia Long, quan hệ thương mại Việt – Pháp còn chưa bị gây khó khăn. Việc buôn bán giữa hai nước diễn ra khá thuận lợi. Vua Gia Long tạo điều kiện cho thương nhân, ưu tiên cho họ nhưng không cho họ đặc quyền nào. Mọi đề nghị ký kết các hiệp ước thương mại từ Pháp đều bị vua Gia Long từ chối.

2.2. Quan hệ nhà Nguyễn với nước Anh:

Khi vua Gia Long lên ngôi (1802), người Anh bắt đầu đặt mối quan hệ thông thương với Việt Nam. Năm 1803, J.W. Roberts đến Việt Nam để đặt quan hệ thông thương với triều đình Huế nhưng đã bị vua Gia Long từ chối.
Về sau, do nhu cầu mua vũ khí, người Anh vẫn đem hàng hoá đến bán nhưng vua Gia Long vẫn giữ thái độ kỳ thị. Nhìn chung, dưới thời vua Gia Long, nhà vua có thái độ thiện chí với các thương đoàn người Pháp nhưng lại có thành kiến với người Anh. Nhà vua cho họ là bọn Man Di, lòng dạ khó lường, phải ngăn ngừa từ xa do vậy việc buôn bán với người Anh bị hạn chế.
2.3 Quan hệ nhà Nguyễn với Hoa Kỳ

Năm 1802, một công ty tàu biển lớn của Hoa Kỳ đã phái một chiếc tàu tên là Fame đến Việt Nam tìm kiếm nguồn hàng mới là đường và cà phê. Ngày 21/5/1803 tàu cập cảng Đà Nẵng và đã được vua Gia Long cấp phép buôn bán.
Nhìn chung, tất cả các tàu Mĩ đến Việt Nam thời kỳ này đều nhắm vào mục đích tìm kiếm thị trường và thiết lập quan hệ giao thương với Việt Nam. Có thể nói, thời vua Gia Long, quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ chưa phát triển.
Nhìn chung, tất cả các tàu Mĩ đến Việt Nam thời kỳ này đều nhắm vào mục đích tìm kiếm thị trường và thiết lập quan hệ giao thương với Việt Nam. Có thể nói, thời vua Gia Long, quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ chưa phát triển.

Chân Lạp thời xưa
3. Vấn đề đạo Thiên Chúa trong quan hệ của triều Nguyễn với các nước phương Tây thời Gia Long
(1802 – 1820)


Đây là một vấn đề gây ra sự trở ngại trong quan hệ giữa nhà nước phong kiến Việt Nam với các nước phương Tây, đặc biệt là với nước Pháp.
Nhìn chung, trong suốt thời kỳ của mình, Gia Long chủ trương ôn hoà. Ông không thể chống đạo một cách công khai, cũng không thể “cải đạo”.
Vua Gia Long thể hiện một đối sách ngoại giao nhu hoà, uyển chuyển qua vấn đề tôn giáo.
II. Quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam với các nước phương Tây thời Minh Mạng (1820 – 1840).

1. Tình hình quốc tế, khu vực và đường lối ngoại giao của Minh Mạng với các nước phương Tây
Thời bấy giờ, tình hình trong nước và quốc tế tiếp tục có những chuyển biến phức tạp khiến Minh Mạng có những thay đổi trong chính sách ngoại giao của mình. Ngoài ra, vấn đề tôn giáo cũng là nhân tố tác động đến chính sách ngoại giao của vua Minh Mạng.

Trong khoảng thời gian từ 1825 cho đến 1831, sự hiện diện của các nước tư bản phương Tây ở châu Á ngày càng gia tăng là một lời cảnh báo cho vua Minh Mạng về sự an nguy của đất nước. Ông tiếp tục củng cố triều đại và đất nước trên nền tảng của ý thức hệ Nho giáo để chống đỡ các tư tưởng mới lạ của phương Tây, chủ yếu là đạo Thiên Chúa.
Chân dung vua Minh Mạng
Trước sự phát triển mạnh mẽ của chủ nghĩa tư bản phương Tây, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, cũng như tình hình các quốc gia phong kiến lần lượt rơi vào tay giặc, vua Minh Mạng đã có những nhận thức mới như phòng vệ những nơi hiểm yếu trên bờ biển.
2. Quan hệ của triều Nguyễn với các nước phương Tây dưới thời vua Minh Mạng
(1820 – 1840):

a. Về quan hệ nước ta với Pháp:
- Trong những năm đầu lên ngôi, đường lối chính trị của Minh Mạng so với Gia Long không có thay đổi lớn.
- Đi theo đường lối đối ngoại của vua Gia Long đã hoạch định, Minh Mạng khi lên ngôi vẫn đối xử nhã nhặn, hoà hoãn với Pháp.
b. Quan hệ nhà Nguyễn với Hoa Kỳ
Vào cuối năm 1832, phái đoàn Hoa Kỳ đầu tiên đã đến Việt Nam xin đặt quan hệ thông thương. Vua Minh Mạng từ chối nhưng vẫn cho phép phái đoàn Mĩ được buôn bán ở đây nhưng phải tuân theo luật pháp của quốc gia áp dụng cho người nước ngoài
c. Quan hệ nhà Nguyễn với nước Anh:
Đối với người Anh, vua Minh Mạng thể hiện đường lối ngoại giao hoàn toàn bị động trước tình thế và tránh xa người Anh giống như người Pháp.
3. Chính sách cấm đạo của triều Nguyễn dưới thời Minh Mạng (1820 – 1840):

Chính sách “bài đạo” dưới triều vua Minh Mạng là một nhân tố tạo nên sự cản trở và khó khăn lớn trong quan hệ Việt Nam với các nước phương Tây, chủ yếu là Pháp trong thời kỳ này.
Triều đình nhà Nguyễn bấy giờ thiếu sáng suốt khi chưa phân biệt lòng yêu nước và đức tin của tôn giáo để có những chủ trương, đường lối phù hợp.
4. Đánh giá đường lối đối ngoại thời vua Minh Mạng:

Trong 20 năm trị vì vua Minh Mạng đã thực hiện một đường lối ngoại giao rõ ràng có định hướng, có điều chỉnh cho phù hợp với hoàn cảnh lịch sử mới. Dưới thời vua Minh Mạng, Việt Nam trở thành một quốc gia có uy tín và thể hiện được sự tự cường trong khu vực.
Minh Mạng có lúc được coi là “Minh quân” của Việt Nam bởi những công lao đối với lịch sử dân tộc Việt Nam nói chung và văn hoá Việt Nam nói riêng. Nhưng ông cũng bị coi là một “bạo chúa” của triều Nguyễn bởi những chính sách cấm đạo ngặt nghèo.

III. Quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và các nước phương Tây thời kỳ Thiệu Trị ( 1841 - 1847 ) và Tự Đức ( 1847 - 1858 ):

1. Bối cảnh thế giới, khu vực và đường lối ngoại giao của Thiệu Trị, Tự Đức với các nước phương Tây :
Ở khu vực, thì triều đình Huế gặp sự chống đối mạnh mẽ từ phía Chân Lạp khi các quan lại Việt Nam áp dụng chế độ cai trị hà khắc lên đất nước này, do vậy uy tín của Việt Nam đối với Chân Lạp sụp đổ, Thiệu Trị phải cho rút quân về.
Chủ nghĩa tư bản phương Tây tăng cường bành trướng của chúng đối với các quốc gia châu Á và đã đạt được mục đích của mình.
Chân dung vua Thiệu Trị và Tự Đức (từ trái qua)
Tình hình trong nước rối ren, bên ngoài thì thực dân Pháp đang lâm le xâm lược. Tất cả đã làm cho triều đinh Huế và cá nhân Tự Đức đứng trước những thử thách vô cùng nghiệt ngã, chính sách đối ngoại của ông, chủ yếu với các nước phương Tây đến đây cũng bị chi phối nghiêm trọng và là vấn đề nổi cộm trong chính sách ngoại triều Nguyễn dưới thời Tự Đức.
2. Quan hệ triều Nguyễn với các nước phương tây dưới thời Thiệu Trị ( 1841 - 1847 ) và Tự Đức ( 1847 - 1858)

a. Quan hệ với Hoa Kỳ
Tháng 5-1848, chiến hạm USS Constitution dưới sự chỉ huy của John Percival đã đến Đà Nẵng.
Nhìn chung, chúng ta thấy nổ lực của Hoa Kỳ trong suốt hơn 50 năm đầu thế kỉ XIX là nhằm thương lượng và kí kết Hiệp ước thương mại với Việt Nam, song mục đích của họ đã không dẫn tới một kết quả tốt đẹp nào.
b. Quan hệ với nước Anh
- Dưới thời Thiệu Trị, quan hệ giữa Việt Nam và Anh quốc không phát triển. Tuy nhiên, Thiệu Trị lại có chính sách nhân đạo cho các tàu buôn Anh quốc. Họ được ghé vào bờ lấy nước, lấy củi, tránh bão tố, cho miễn thuế nhập cảng và tổ chức cứu hộ khi tàu thuyền bị lâm nạn.
c. Quan hệ với nước Pháp:
Đường lối chính sách đối ngoại phương Tây, đặc biệt đối với Pháp thời Thiệu Trị không có gì thay đổi so với Minh Mạng. Nhưng Thiệu Trị tỏ ra ôn hòa hơn trong vấn đề truyền đạo.
Tự Đức kế vị ngai vàng trong hoàn cảnh nước ta khó khăn hơn bao giờ hết. Đương đầu với những phức tạp trong nước, đối diện với đại họa “bạch quỷ”, những tham vọng của phương Tây, vua Tự Đức không hề có một sự đối mới nào trong nội Trị và ngoại giao.
Ngày 31-8-1858, quân Pháp nổ súng tấn công bán đảo Sơn Trà, mở màn cho cuộc chiến Tranh xâm lược Việt Nam, qua đó chấm dứt thời kì ngoại giao hòa bình giữa Việt Nam và Pháp.

Pháp xâm lược Việt Nam
3. Chính sách cấm đạo của triều Nguyễn dưới thời Thiệu Trị ( 1841-1847) và Tự Đức (1847-1858):

Trong những năm đầu mới lên ngôi, Thiệu Tri vẫn duy trì những sắc lệnh cấm đạo thời Minh Mạng, song cũng không thêm ra một chỉ thị nào.
Sau khi lên ngôi, trước những hoạt động của cách giáo sĩ càng ngày càng được đẩy mạnh, Tự Đức tiếp tục có những chinh sách cấm đạo sai lầm nghiêm trọng.
IV. Quan hệ của triều Nguyễn với một số nước châu Á :
Quan hệ ngoại giao với Trung Quốc:
Chính sách ngoại giao: thuần phục nhà Thanh
Vua Gia Long thường xuyên cử người sang cống nạp cầu phong. Năm 1802, xin đổi quốc hiệu là Nam Việt.
Giống như vua cha, Minh Mạng chủ trương tiếp tục triều cồng và giữ quan hệ ngoại giao hữu hảo với nhà Thanh. Khi lên ngôi, ông đã nhận sự phong vương của vua nhà Thanh. Tuy nhiên, các vua Việt Nam thời nhà Nguyễn duy trì đường lối đối nội tự chủ.

2. Vấn đề ngoại giao với các quốc gia khác
Trong quan hệ với Xiêm La, trong lịch sử, vua Xiêm từng giúp đỡ vua Gia Long đánh bại triều Tây Sơn, nên giữa hai nước luôn có mối quan hệ hòa hiếu. Tuy nhiên, vào thời Minh Mạng, giữa Xiêm La (Thái Lan, do nhà Chakri trị vì) với Đại Nam thường xảy ra chiến tranh.

- Với Chân Lạp, sau khi phá được quân Xiêm, Trương Minh Giảng cùng Tham tán Lê Đại Cương lập đồn Đại Nam gần Nam Vang (tức Phnôm Pênh) để bảo hộ Chân Lạp (Cambodia).


Với Ai Lao, vào thời vua Gia Long, Ai Lao dựa vào Đại Nam để chống Xiêm. Thời Minh Mạng, lãnh thổ Đại Nam rộng lớn hơn cả. hiều vùng ở Ai Lao đã xin thuộc quyền bảo hộ của Đại Nam. Các vùng nay là Sầm Nứa, Trấn Ninh, Cam Môn và Savannakhet giáp với các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị đều được sáp nhập và trở thành các châu, phủ của Đại Nam.

V. Tổng kết về mối quan hệ đối ngoại của triều Nguyễn giai đoạn 1802 – 1858:

Vào đầu thế kỷ XIX hoàn cảnh trong nước và ngoài nước đòi hỏi Việt Nam phải tăng cường mở rộng các mối quan hệ quốc tế, thắt chặt mối quan hệ quốc tế nhất là với phương Tây để bảo vệ hữu hiệu lợi ích và an ninh đất nước. Nhưng triều Nguyễn đã thực hiện đường lối ngoại giao “khép kín” và đóng cửa. Xu thế này đã đi ngược lại xu thế phát triển của thế giới và là một chính sách ngoại giao tiêu cực, sai lầm.


Chính hạn chế này đã để lại một bài học kinh nghiệm quý giá trong ngoại giao Việt Nam hiện nay. Đó là một bài học phải kịp thời nắm bắt xu thế phát triển của tình hình thế giới, hiểu biết sâu sắc thế và lực của đất nước, cục diện của quốc tế, phải luôn luôn theo sát hoàn cảnh của thế giới, nắm bắt cho được quy luật vận động để theo kịp vận hội mới và đổi mới tư duy đối ngoại.

Cảm ơn Thầy và các bạn đã lắng nghe
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Minh Kha
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)