Quan hệ chính trị việt nga

Chia sẻ bởi nguyễn thị bích thảo | Ngày 03/05/2019 | 180

Chia sẻ tài liệu: quan hệ chính trị việt nga thuộc Giáo dục công dân

Nội dung tài liệu:

 Quá trình hợp tác phát triển

Có thể chia lịch sử quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga thành 3 giai đoạn:
1 - Giai đoạn 1950 - 1991: 40 năm quan hệ đồng minh chiến lược Việt Nam - Liên Xô
Ngày 14-1-1950, trong bối cảnh cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược đang diễn ra ác liệt, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ra Tuyên bố về việc sẵn sàng kiến lập quan hệ ngoại giao với các nước trên thế giới.
 Đáp ứng nguyện vọng chính đáng của Việt Nam, tháng 1-1950, Liên Xô cũng như các nước xã hội chủ nghĩa khác đã công khai thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam, khẳng định địa vị pháp lý chính đáng của chính thể cộng hòa dân chủ nhân dân lần đầu tiên được xác lập ở Việt Nam. Đây là sự kiện lịch sử có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với cục diện kháng chiến chống xâm lược đang trong giai đoạn quyết định của nước ta. Đánh giá ý nghĩa của sự kiện này, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Thắng lợi chính trị đó sẽ là cái đà cho những thắng lợi quân sự sau này1
Từ năm 1950 trở đi, Liên Xô bắt đầu viện trợ cho Việt Nam. Số lượng hàng đầu tiên gồm "pháo cao xạ 37 ly, một số xe vận tải môlôtôva và thuốc quân y". Nhìn chung, nếu từ tháng 5-1950 đến tháng 6-1954, Việt Nam nhận được 21.517 tấn hàng viện trợ quốc tế với tổng trị giá 54 triệu rúp từ Liên Xô, Trung Quốc và các nước dân chủ nhân dân khác, thì trong đó "toàn bộ pháo cao xạ 37 ly- 76 khẩu, toàn bộ hỏa tiễn (cachiusa), toàn bộ số tiểu liên K50, phần lớn số ôtô vận tải 685 trên tổng số 745 chiếc và một số lượng lớn thuốc kháng sinh ký ninh là của Liên Xô8
Trong giai đoạn từ năm 1978 đến giữa những năm 1980, Liên Xô đã cung cấp các khoản viện trợ từ 700 triệu đến 1 tỷ USD viện trợ hàng năm cho Việt Nam. Các viện trợ bao gồm các khoản cho vay, tín dụng thương mại, đào tạo kỹ thuật, các dự án hỗ trợ, trợ giá... Toàn bộ các cơ sở công nghiệp của Việt Nam sau chiến tranh đã được khôi phục và xây dựng bởi sự giúp đỡ của người Liên Xô.
Các khoản viện trợ của Liên Xô đến Việt Nam tăng vọt khi Việt Nam gia nhập khối Comecon, một tổ chức kinh tế của các quốc gia khối XHCN bao gồm Liên Xô, Bulgaria, Tiệp Khắc, Hungary, Ba Lan và Romania. Trong một nghiên cứu đã được công bố bởi Thư viện Quốc hội Nga (Library of Congress), các khoản viện trợ kinh tế của Liên Xô cho Việt Nam nằm trong khoảng 700 triệu đến 1 tỷ USD trong năm 1978.
Cho đến giữa những năm 1980, khi Liên Xô phải đối mặt với rất nhiều vấn đề, họ vẫn dành cho Việt Nam khoản viện trợ 1 tỷ USD hàng năm.
Kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ hai nước trên mọi lĩnh vực phát triển rất khả quan, Liên Xô ngày càng coi trọng vai trò của Việt Nam như là tiền đồn của chủ nghĩa xã hội, là trụ cột trong chính sách đối ngoại của Liên Xô ở khu vực Đông Nam Á và châu Á - Thái Bình Dương. Trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam, Liên Xô luôn giương cao khẩu hiệu “đối với những người cộng sản Liên Xô, đoàn kết với Việt Nam là mệnh lệnh của cả trái tim và trí tuệ”(3). Sự ủng hộ, giúp đỡ quý báu về nhiều mặt của Đảng, Nhà nước và nhân dân Liên Xô trong hơn 40 năm (1950 - 1991) đã góp phần không nhỏ vào thành công của sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất và xây dựng đất nước của nhân dân Việt Nam. Đặc biệt, 40 năm quan hệ đó đã tạo dựng được tình hữu nghị rất mực trong sáng, thủy chung và gắn bó keo sơn giữa nhân dân hai nước.
2 - Giai đoạn 1991 - 2000: 10 năm thăng trầm của quan hệ Việt – Nga

- Những năm 1991 - 1993: 
Vào cuối năm 1991, Liên Xô giải thể. Riêng Liên bang Nga với tư cách “quốc gia kế tục”, trở thành nước kế thừa Liên Xô trong các mối quan hệ quốc tế, trong đó có quan hệ với Việt Nam.
Nhưng cũng từ đây tính chất quan hệ Việt - Nga thay đổi sâu sắc. Đây là thời kỳ khó khăn nhất trong quan hệ hai nước, khi mối quan hệ này rơi vào trạng thái ngưng trệ, suy giảm mạnh trên tất cả các lĩnh vực. Nguyên nhân chủ yếu bắt nguồn trước hết từ việc cả hai bên đều xác định lại các lợi ích quốc gia và các ưu tiên đối ngoại. Đối với Nga, những
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: nguyễn thị bích thảo
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)