QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM

Chia sẻ bởi Thân Thị Diệp Nga | Ngày 27/04/2019 | 64

Chia sẻ tài liệu: QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Kỷ niệm 65 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22.12.1944 - 22.12.2009)
và 20 năm Ngày hội quốc phòng toàn dân (22.12.1989 - 22.12.2009): Hoàn cảnh ra đời và cùng toàn dân tiến hành thắng lợi Cách mạng Tháng Tám năm 1945
Quân đội ta từ nhân dân mà ra, được Ðảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức xây dựng, giáo dục, rèn luyện. Chặng đường anh hùng trong 65 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội Nhân dân Việt Nam đã tô thắm lịch sử dựng nước và giữ nước vẻ vang của dân tộc, làm rạng rỡ thời đại Hồ Chí Minh.
Trong Chính cương vắn tắt, Luận cương Chính trị tháng 10-1930, Ðảng ta đã khẳng định con đường giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc phải tổ chức ra quân đội công nông để giành chính quyền và giữ chính quyền. Vì vậy, ngay sau khi Ðảng Cộng sản Việt Nam ra đời, các tổ chức vũ trang lần lượt được hình thành là Ðội tự vệ đỏ (xích đỏ) trong cao trào Xô Viết - Nghệ Tĩnh và cao trào cách mạng (1930-1931). Những năm 1940-1945, các đội du kích Bắc Sơn (Lạng Sơn), du kích Nam kỳ, đội du kích Ba Tơ (Trung kỳ), đội du kích Pắc Bó (Cao Bằng), Cứu quốc quân được hình thành. Sự phát triển mạnh mẽ, rộng khắp của phong trào đấu tranh cách mạng đòi hỏi cách mạng Việt Nam lúc này phải có một đội quân chủ lực thống nhất, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giải phóng dân tộc.
Cuối tháng 10-1944, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc từ Trung Quốc trở về Hà Quảng, Cao Bằng. Sau khi phân tích tình hình cách mạng ở trong nước, Người trực tiếp giao cho đồng chí Võ Nguyên Giáp tập hợp những cán bộ, chiến sĩ anh dũng nhất, những vũ khí tốt nhất, tổ chức thành một đội vũ trang để hoạt động và lập đội quân giải phóng. Căn cứ chỉ dẫn của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, đồng chí Võ Nguyên Giáp cùng với đồng chí Lê Quảng Ba họp bàn thống nhất tổ chức 1 trung đội, gồm 3 tiểu đội, lực lượng chủ yếu lấy từ các đội vũ trang châu Hà Quảng, Hòa An, Nguyên Bình, Ngân Sơn... và một số đồng chí đã từng học quân sự ở nước ngoài về.
Theo chỉ thị của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, ngày 22-12-1944, Ðội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân (VNTTGPQ) được thành lập. Tham dự Lễ tuyên thệ thành lập Ðội VNTTGPQ tại khu rừng giữa tổng Trần Hưng Ðạo và Hoàng Hoa Thám (nay thuộc tỉnh Cao Bằng) có 34 chiến sĩ, được chia thành 3 tiểu đội. Ðồng chí Võ Nguyên Giáp chủ trì buổi lễ thành lập và thay mặt toàn thể đọc diễn văn tuyên bố thành lập Ðội VNTTGPQ. Ðồng chí Hoàng Sâm được cử làm Ðội trưởng. Ðồng chí Xích Thắng (Dương Mạc Thạch) làm Chính trị viên. Ðồng chí Hoàng Văn Thái phụ trách công tác kế hoạch - tình báo.
Thực hiện lời dạy của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc: “Trong một tháng phải có hoạt động, trận đầu nhất định phải thắng”, ngày 25-12-1944, Ðội VNTTGPQ tiến công đồn Phai Khắt; ngày 26-12-1944 tiến công đồn Nà Ngần. Cả hai trận đánh đầu tiên, quân đội ta đều giành thắng lợi, tiêu diệt và bắt sống nhiều tù binh, thu nhiều vũ khí, quân trang, quân dụng của địch mở ra truyền thống quyết chiến, quyết thắng, biết đánh, biết thắng kẻ thù xâm lược của quân đội ta. Tháng 3-1945, Thường vụ Trung ương họp mở rộng và ra Chỉ thị “Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Tháng 4-1945, Trung ương Ðảng triệu tập Hội nghị Quân sự cách mạng Bắc kỳ, quyết định thống nhất các lực lượng vũ trang cả nước (VNTTGPQ, Cứu quốc quân...) thành Việt Nam giải phóng quân; đẩy mạnh tuyên truyền xung phong có vũ trang phá kho thóc của Nhật để cứu đói cho nhân dân; xây dựng các đội tự vệ vũ trang, du kích cứu quốc; phát động chiến tranh du kích, giải phóng từng vùng, mở rộng căn cứ địa cách mạng. Từ tháng 4-1945, cao trào kháng Nhật cứu nước, phong trào vũ trang khởi nghĩa, khởi nghĩa từng phần đã giành thắng lợi ở nhiều nơi. Ngày 15-5-1945, sau buổi lễ thống nhất tại Ðịnh Biên Thượng, Ðịnh Hóa, Thái Nguyên, đồng chí Võ Nguyên Giáp trở thành Tư lệnh các lực lượng vũ trang thống nhất, mang tên Việt Nam giải phóng quân.
Trên cơ sở đánh giá thời cơ và tình hình cách mạng trong nước, Ðảng ta đã lãnh đạo các tầng lớp nhân dân đồng loạt đứng dậy tiến hành khởi nghĩa giành chính quyền. Chỉ trong vòng 15 ngày cuối tháng 8-
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Thân Thị Diệp Nga
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)