Quá trình văn học (NC)

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Quân | Ngày 26/04/2019 | 38

Chia sẻ tài liệu: quá trình văn học (NC) thuộc Tin học 12

Nội dung tài liệu:

Tiết 61,62 – LLVH
Dạy 13-12-2008
Quá trình văn học
. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức, kĩ năng tư duy
* Giúp học sinh HS:
- Nắm được khái niệm quá trình văn học cùng các quy luật cơ bản của quá trình này.
- Biết nhận ra trên nét lớn, sự khác biệt và mối quan hệ giữa các thời kì văn học.
2. Tư tưởng- tình cảm
Nhận thấy sự cần thiết của việc hiểu được quá trình văn học, nhận ra sự khác biệt và mối quan hệ giữa các thơi kì văn học.
Phương tiện thực hiện
- SGK, SGV, tài liệu tham khảo, máy chiếu
- SGK, tài liệu tham khảo
. Cách thức tiến hành
Tổ chức HS trao đổi, thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi trong Sgk
Nêu vấn đề kết hợp với đàm thoại
Tiến trình dạy học
* ổn định tổ chức (1 phút)
I. Kiểm tra bài cũ (3 phút)
- Câu hỏi: Em hiểu thế nào là quá trình VH, trào lưu VH, khuynh hướng VH, trường phái VH?
- Yêu cầu: HS nói lên cách hiểu của mình về các khái niệm trên.
II. Bài mới
* Giới thiệu bài mới
Để hiểu rõ hơn những khái niện đó chúng ta tìm hiểu bài LLVH: "Quá trình văn học"

Hoạt động của GV & HS
Yêu cầu cần đạt



- Văn học là gì? (chiếu khái niệm)

1. Khái niệm (15 phút)
a. Văn học
Văn học là một loại hình nghệ thuật, một hình thái ý thức xã hội đặc thù luôn vận động biến chuyển.


- Cho Hs đọc mục 1 trong Sgk trang 231.
- Quá trình văn học là gì? (chiếu khái niệm)
- GV ghi các từ in đậm ra bảng phụ.
b. Quá trình văn học
Quá trình văn học là sự tồn tại, vận động và tiến hoá của văn học, vừa phụ thuộc vào quá trình lịch sử xã hội vừa tuân theo những quy luật riêng.


- GV: Nói về sự tồn tại, vận động và phát triển của văn học người ta quan tâm đến yếu tố thời gian và không gian. (chiếu nội dung)

 @1. Sự vận động: thời gian - không gian
* Nói về thời gian cho thấy VH đã phát triển qua nhiều thời kì và giai đoạn:
+ Các thời kì: cổ đại, trung đại, cận đại, hiên đại, đương đại, (các thời kì lớn: cổ đại, trung đại, hiện đại) trong từng thời kì lại có các giai đoạn cụ thể nối tiếp nhau. Tuỳ theo từng nền VH dân tộc mà có những cách phân chia khác nhau.
+ Các giai đoạn:


- Chiếu sơ đồ
 Ví dụ: Các thời kì và giai đoạn của văn học viết Việt Nam.


* Nói về không gian nó cho thấy văn học đã phát triển không giống nhau và không đồng đều ở từng khu vực văn hoá, từng lãnh thổ quốc gia - dân tộc hay trong phạm vi toàn cầu.
VD: Văn học dân gian nước ta, sáng tác truyện thơ của đồng bào dân tộc thiểu số phong phú hơn dân tộc Kinh.
VD: VHVN thế kỉ XX có sự phân hóa quyết liệt ở 2 khu vực tự do và tạm chiếm (1946-1975). Ở khu vực tự do: xu hướng VH yêu nước, cách mạng. Ở nơi địch kiểm soát, những xu hướng VH chính thống là xu hướng tiêu cực, phản động, xu hướng "chống cộng" dưới nhiều hình thức khác nhau: xu hướng đồi truỵ, gieo rắc tư tưởng phản động…


- GV: Nói về sự tồn tại, vận động và phát triển của văn học người ta còn quan tâm tới cấu trúc của VH.
- Cấu trúc của VH gồm những gì?


@2. Sự vận động trong cấu trúc của VH
- Các tác phẩm, mọi hình thức lưu giữ và truyền bá VH, mọi thành tố của đời sống VH, mối quan hệ giữa các bộ phận VH, mối quan hệ giữa VH với các loại hình nghệ thuật, các hình thái ý thức xã hội,…

* Lưu ý: Sự đổi thay của ý thức VH, hình thức VH, sự biến động trong tiếp nhận…(bộ phận cơ bản nhất của quá trình VH.


- GV giải thích rõ sự đổi thay của hình thức VH:
- Truyền miệng, chép tay, in ấn,…
- Sự biến động trong tiếp nhận
(bộ phận cơ bản nhất của quá trình VH.


- GV chốt:
 Sự tồn tại, vận động và tiến hoá của văn học trong thời gian và không gian,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Quân
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)