Quá trình chuyển hoá tinh bôt,xenlulozo,protein nhờ vi sinh vật

Chia sẻ bởi Ngô Thái Bảo | Ngày 18/03/2024 | 11

Chia sẻ tài liệu: quá trình chuyển hoá tinh bôt,xenlulozo,protein nhờ vi sinh vật thuộc Sinh học

Nội dung tài liệu:

QUÁ TRÌNH CHUYỂN HOÁ TINH BỘT, XENLULOSE, PROTEIN NHỜ VI SINH VẬT

Danh sách nhóm

Trần Thị Quỳnh Như
Trần Thị Trúc My
Lê Huỳnh Anh
Lê Thị Kim Liên
Võ Thị Thuỳ Trang
Võ Thị Thanh Trúc
1.Quá trình chuyển hoá xenlulose
Xenlulose là một trong những thành phần chủ yếu của tổ chức thực vật. Trong xác thực vật (nhất là trong thânvà trong rễ) thì thành phần hữu cơ chiếm tỉ lệ cao nhất bao giờ cũg là xenlulose
Xenlulose lại là chất rất bền vững .Đó là loại polisaccarit cao phân tử. Chúng cấu tạo bởi rất nhiều gốc β1,4-glucozit
Trong tự nhiên có nhiều loại vi sinh vật có khả năng sinh ra các men làm xúc tác quá trình phân giải xenlulose , chúng gọi là vi sinh vật phân giải xenlulose
Trong điều kiện thoáng khí xenlulose có thể bị phân giải dưới tác dụng của nhiều nhóm vi sinh vật hiếu khí : vi khuẩn, niêm vi khuẩn, xạ khuẩn, nấm mốc,…
1 số Hình ảnh
Ngoài các vi sinh vật hiếu khí còn có 1 số vi sinh vật kị khí có khả năng tham gia tích cực vào quá trình phân giải xenlulose. Người ta gọi quá trình phân giải xenlulose kị khí là quá trình “lên men xenlulose”.


C.thermocellum
Đặc biệt, còn một nhóm vi sinh vật có khả năng phân giải xenlulo rất mạnh trong điều kiện yếm khí là nhóm các vi sinh vật sống trong dạ cỏ của trâu, bò và các động vật nhai lại. Trong những nghiên cứu cho thấy: trong 1ml các chất lấy từ dạ cỏ của ḅ có khoảng 109-1010 tế bào vi khuẩn. Hệ vi khuẩn và động vật nguyên sinh ở dạ cỏ động vật nhai lại gồm rất nhiều loài có khả năng phân giải xenlulo
Nhờ có hệ vi sinh vật phong phú, số lượng lớn như vậy nên giúp cho trâu bò và các động vật nhai lại có thể tiêu hoá được cỏ, rơm rạ, và các hợp chất xenlulo khác.
Hệ vi khuẩn và động vật nguyên sinh trong dạ cỏ của động vật nhai lại.
 
Hệ vi khuẩn
Hệ động vật nguyên sinh
Ruminococcus flaveciens
Bacteroid succinogenes
Clotridium cellobioparum
Ophryoscolex
Isotrich
 
 


Hệ vi khuẩn và động vật nguyên sinh trong dạ cỏ của động vật nhai lại.
Ruminococcus flaveciens
Clotridium cellobioparum
2.Sự chuyển hoá tinh bột
Tinh bột (C6H10O5)n là những hợp chất hydratcacbon cao phân tử. Tinh bột chiếm tỷ lệ lớn trong thực vật, dưới dạng hạt tinh bột.Cấu tạo từ alpha-glucose.Trong tinh bột tồn tại 2 cấu tử:
-Amilose:25% mạch thẳng (10000-12000 gốc glucose liên kết với nhau bằng liên kết 1-4-glycosit)
-Amilopectin:75% mạch nhánh (20-30 gốc glucose liên kết với nhau bằng liên kết 1-4-glycosit và 1-6-glycosit)
Các vi sinh vật tiết phải ra  hệ enzym  amylaza phân huỷ tinh bột thành những hợp chất đơn giản.
Có loại emzym amylaza sau:
α-amylaza: tác dụng vào liên kết 1-4 glycosit trong và ngoại đại phân tử
β-amylaza: tác dụng vào liên kết 1-4-glycosit ngoài đại phân tử
amylaza 1-6 glusosidaza : tác dụng vào liên kết 1-6 glycosit
tạo ra các đường phân là đường gluco: gluco amylaza
Một số vi sinh vật có khả năng phân giải tinh bột:
Aspergillus awarmori
Bacillus amyloliquefaciens
3.Sự chuyển hoá Protein
Trong rác thải, Protein chiếm một lượng lớn. Protein là một trong những thành phần quan trọng của xác động - thực vật. Trong các loại thực phẩm thải bỏ, Protein thường chứa 15- 17,5 % Nitơ. Sự phân giải Protein có ý nghĩa rất lớn đối với vòng tuần hoàn vật chất trong tự nhiên.
Quá trình phân huỷ Protein dưới tác dụng của vi sinh vật  có nghĩa quan trọng trong quá trình phân huỷ rác, ứng dụng vào  việc sản xuất phân bón hữu cơ,sản xuất nước mắm,..
Vi sinh vật phân huỷ Protein có khả năng tiết ra enzym Proteaza bao gồm: Proteinaza và Peptidaza. Enzym Proteinaza chuyển hoá Protein thành các hợp chất phân tử nhỏ polipeptit và oligopeptit. Sau đó, dưới tác dụng của Enzym Peptidaza các polipeptit và oligopeptit sẽ bị phân giải thành các axit amin. Các axit amin này một phần sẽ được vi sinh vật hấp thu và chuyển hoá thành axit amin của tế bào vi sinh vật. Một phần khác sẽ tiếp tục bị phân giải thành các sản phẩm : CO2 , NH3  , H2S , CH4...
Chính vì vậy, trong quá tŕnh ủ rác thường xuất hiện những mùi hôi thối khó chịu.
Bảng :Một số vi khuẩn có khả năng phân huỷ Protein
 
 
 
B.mesentericus
Streptomyces griseus
A.niger
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ngô Thái Bảo
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)