Qua đèo Ngang
Chia sẻ bởi Đào Thị Kim Anh |
Ngày 18/10/2018 |
41
Chia sẻ tài liệu: Qua đèo Ngang thuộc Tiếng Anh 7
Nội dung tài liệu:
CHỦ ĐỀ:
NỖI BUỒN THẦM LẶNG CÔ ĐƠN VÀ NỖI NHỚ NƯỚC THƯƠNG NHÀ CỦA NGƯỜI LỮ KHÁCH TRONG BÀI THƠ
“QUA ĐÈO NGANG” CỦA BÀ HUYỆN THANH QUAN
Kính thưa quý vị đại biểu, kính thưa ban giám khảo, quý thầy cô giáo cùng các bạn thân mến! Em tên là Phan Đào Hiểu Ly học lớp 7/3. Đến với hội thi thuyết trình tác phẩm văn học hôm nay, em xin trình bày đề tài “ Nỗi buồn thầm lặng, cô đơn và nỗi nhớ nước, thương nhà của người lữ khách trong bài thơ Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan”
Kính thưa quý thầy cô và các bạn, trong số chúng ta, chắc hẳn rằng ai cũng đã từng nghe nhắc đến cái tên Bà Huyện Thanh Quan. Vâng, bà là một nữ sĩ tài danh hiếm có trong thời đại xưa. Tuy chỉ để lại cho hậu thế sáu bài thơ Nôm thất ngôn bát cú Đường luật nhưng tất cả các tác phẩm của bà đều là những kiệt tác. Nhắc đến Bà Huyện Thanh Quan là nhắc đến những bài thơ vịnh cảnh ngụ tình. Thơ của bà hay nói đến hoàng hôn man mác buồn, giọng thơ du dương, hồn thơ đẹp, điêu luyện. Ai đã từng đọc thơ bà đều không thể quên được vẻ dịu dàng, trang trọng với nỗi buồn kín đáo, sâu xa ẩn trong từng câu chữ.
Tả cảnh ngụ tình là một mô típ quen thuộc trong văn học trung đại. Mỗi bài thơ là một nỗi niềm tâm sự riêng tư, là những gửi gắm sâu xa vào từng nốt lặng của bản đàn hay. Nguyễn Trãi bâng khuâng, tự hào, nhớ thương da diết dĩ vãn xa xưa ở “Cửa biển Bạch Đằng”. Nguyễn Khuyến man mác, đợi chờ vô vọng trong cảnh sắc “ Câu cá mùa thu”. Còn Bà Huyện Thanh Quan cô đơn lẻ loi khi bước chân qua đèo Ngang:
Bước tới đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa
Lom khom dưới núi, tiều vài chú
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà
Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia
Dừng chân đứng lại, trời, non, nước
Một mảnh tình riêng, ta với ta.
Mở đầu bài thơ là không gian hoang vu, vắng lặng của cảnh đèo Ngang lúc chiều về:
“Bước tới đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa”
Bà Huyện Thanh Quan bước tới đèo Ngang khi “bóng xế tà”, ngày bắt đầu lụi tắt, cảnh vật không còn mang hơi ấm rực rỡ của ban ngày mà chỉ còn sót lại vài tia nắng yếu ớt, vàng vọt. “Bóng xế tà” gợi lên trong lòng người đọc nỗi buồn man mác, bâng khuâng. Chiều ở chốn này thường buồn, một nỗi buồn len vào hồn, vào da thịt sâu sắc, kín đáo và âm ỉ. Không buồn sao được trước cảnh bóng ngả, chiều buông sắp rớt sau đồi. Chữ “tà” với âm “a” nghe ngân vang da diết. Âm vang ấy như kéo dài ra, như níu đôi chân thời gian đừng trôi đi nữa để buổi chiều lại càng chiều thêm. Và không buồn sao được khi nỗi lòng lữ khách là thi sĩ xa quê với bao tình cảm luyến thương sâu nặng? Cái “bóng xế tà” của Bà Huyện Thanh Quan làm ta nhớ đến buổi chiều buồn như câu ca dao xưa:
“Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều”
Những tình cảm thiêng liêng của con người có thể gặp nhau tại một điểm, đó là thời gian. Thời gian dễ gợi trong lòng người đọc bao nỗi cô đơn, buồn bã, nhớ nhung chính là khoảnh khắc hoàng hôn về chiều. Bà Huyện Thanh Quan ngắm khung cảnh hoành sơn với đôi mắt buồn ngấn lệ và cảnh vật càng vắng lặng hơn khi điệp từ “chen” cho ta thấy thiên nhiên nới đèo Ngang không phải là “Hoa chăm, cỏ xén, lối thẳng cây trồng” mà thiên nhiên ở đây um tùm, rậm rạp, hoa lá, đá chen chúc nhau, xô đẩy nhau để cố vươn lên đón những ánh nắng cuối ngày. Lời thơ nhẹ nhàng, trang trọng, nữ sĩ đã vẽ nên bức tranh đèo Ngang hoang vu vắng lặng sao mà buồn đến thế! Tâm hồn buồn bã, cô đơn, Bà Huyện Thanh Quan ngắm cảnh để vơi đi nỗi buồn, thế nhưng càng ngắm càng buồn, phải chăng đó là bởi:
“Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”
(Nguyễn Du)
Nỗi buồn của Bà Huyện Thanh Quan như lan tỏa, thấm vào chín tầng sâu cõi lòng. Và rồi, từ đỉnh đèo, nữ sĩ phóng tầm mắt ra xa để mong tìm thấy sự sống con người:
“Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà”
Con người nơi đây sao mà nghèo
NỖI BUỒN THẦM LẶNG CÔ ĐƠN VÀ NỖI NHỚ NƯỚC THƯƠNG NHÀ CỦA NGƯỜI LỮ KHÁCH TRONG BÀI THƠ
“QUA ĐÈO NGANG” CỦA BÀ HUYỆN THANH QUAN
Kính thưa quý vị đại biểu, kính thưa ban giám khảo, quý thầy cô giáo cùng các bạn thân mến! Em tên là Phan Đào Hiểu Ly học lớp 7/3. Đến với hội thi thuyết trình tác phẩm văn học hôm nay, em xin trình bày đề tài “ Nỗi buồn thầm lặng, cô đơn và nỗi nhớ nước, thương nhà của người lữ khách trong bài thơ Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan”
Kính thưa quý thầy cô và các bạn, trong số chúng ta, chắc hẳn rằng ai cũng đã từng nghe nhắc đến cái tên Bà Huyện Thanh Quan. Vâng, bà là một nữ sĩ tài danh hiếm có trong thời đại xưa. Tuy chỉ để lại cho hậu thế sáu bài thơ Nôm thất ngôn bát cú Đường luật nhưng tất cả các tác phẩm của bà đều là những kiệt tác. Nhắc đến Bà Huyện Thanh Quan là nhắc đến những bài thơ vịnh cảnh ngụ tình. Thơ của bà hay nói đến hoàng hôn man mác buồn, giọng thơ du dương, hồn thơ đẹp, điêu luyện. Ai đã từng đọc thơ bà đều không thể quên được vẻ dịu dàng, trang trọng với nỗi buồn kín đáo, sâu xa ẩn trong từng câu chữ.
Tả cảnh ngụ tình là một mô típ quen thuộc trong văn học trung đại. Mỗi bài thơ là một nỗi niềm tâm sự riêng tư, là những gửi gắm sâu xa vào từng nốt lặng của bản đàn hay. Nguyễn Trãi bâng khuâng, tự hào, nhớ thương da diết dĩ vãn xa xưa ở “Cửa biển Bạch Đằng”. Nguyễn Khuyến man mác, đợi chờ vô vọng trong cảnh sắc “ Câu cá mùa thu”. Còn Bà Huyện Thanh Quan cô đơn lẻ loi khi bước chân qua đèo Ngang:
Bước tới đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa
Lom khom dưới núi, tiều vài chú
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà
Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia
Dừng chân đứng lại, trời, non, nước
Một mảnh tình riêng, ta với ta.
Mở đầu bài thơ là không gian hoang vu, vắng lặng của cảnh đèo Ngang lúc chiều về:
“Bước tới đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa”
Bà Huyện Thanh Quan bước tới đèo Ngang khi “bóng xế tà”, ngày bắt đầu lụi tắt, cảnh vật không còn mang hơi ấm rực rỡ của ban ngày mà chỉ còn sót lại vài tia nắng yếu ớt, vàng vọt. “Bóng xế tà” gợi lên trong lòng người đọc nỗi buồn man mác, bâng khuâng. Chiều ở chốn này thường buồn, một nỗi buồn len vào hồn, vào da thịt sâu sắc, kín đáo và âm ỉ. Không buồn sao được trước cảnh bóng ngả, chiều buông sắp rớt sau đồi. Chữ “tà” với âm “a” nghe ngân vang da diết. Âm vang ấy như kéo dài ra, như níu đôi chân thời gian đừng trôi đi nữa để buổi chiều lại càng chiều thêm. Và không buồn sao được khi nỗi lòng lữ khách là thi sĩ xa quê với bao tình cảm luyến thương sâu nặng? Cái “bóng xế tà” của Bà Huyện Thanh Quan làm ta nhớ đến buổi chiều buồn như câu ca dao xưa:
“Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều”
Những tình cảm thiêng liêng của con người có thể gặp nhau tại một điểm, đó là thời gian. Thời gian dễ gợi trong lòng người đọc bao nỗi cô đơn, buồn bã, nhớ nhung chính là khoảnh khắc hoàng hôn về chiều. Bà Huyện Thanh Quan ngắm khung cảnh hoành sơn với đôi mắt buồn ngấn lệ và cảnh vật càng vắng lặng hơn khi điệp từ “chen” cho ta thấy thiên nhiên nới đèo Ngang không phải là “Hoa chăm, cỏ xén, lối thẳng cây trồng” mà thiên nhiên ở đây um tùm, rậm rạp, hoa lá, đá chen chúc nhau, xô đẩy nhau để cố vươn lên đón những ánh nắng cuối ngày. Lời thơ nhẹ nhàng, trang trọng, nữ sĩ đã vẽ nên bức tranh đèo Ngang hoang vu vắng lặng sao mà buồn đến thế! Tâm hồn buồn bã, cô đơn, Bà Huyện Thanh Quan ngắm cảnh để vơi đi nỗi buồn, thế nhưng càng ngắm càng buồn, phải chăng đó là bởi:
“Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”
(Nguyễn Du)
Nỗi buồn của Bà Huyện Thanh Quan như lan tỏa, thấm vào chín tầng sâu cõi lòng. Và rồi, từ đỉnh đèo, nữ sĩ phóng tầm mắt ra xa để mong tìm thấy sự sống con người:
“Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà”
Con người nơi đây sao mà nghèo
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đào Thị Kim Anh
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)