QP AN: ST LS LLVT Quân khu 4

Chia sẻ bởi Trần Việt Thao | Ngày 26/04/2019 | 82

Chia sẻ tài liệu: QP AN: ST LS LLVT Quân khu 4 thuộc Toán học

Nội dung tài liệu:

Top of Form

Truyền thống Lực lượng vũ trang Quân khu 4 (Kỳ 1& kỳ 2)
3/6/2012 3:00:14 PM Print
( Nguồn: http://www.qdnd.vn/qkqd/vi-vn/115/347/truyen-thong-luc-luong-vu-trang-quan-khu-4-ky-1/178851.html ).

QK4 - Ngày 15-10-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh giao nhiệm vụ cho đồng chí Lê Thiết Hùng làm Khu trưởng; đồng chí Hồ Tùng Mậu, Chủ tịch Uỷ ban kháng chiến hành chính liên khu làm Chính trị viên cùng với Xứ uỷ Trung kỳ thành lập Chiến khu 4 gồm 6 tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Ngày 15-10 trở thành ngày truyền thống của LLVT Quân khu 4...
I. Sự ra đời, quá trình chiến đấu, trưởng thành của LLVT Quân khu 4
1. Một số mốc thời gian
- Ngày 15-10-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh giao nhiệm vụ cho đồng chí Lê Thiết Hùng làm Khu trưởng; đồng chí Hồ Tùng Mậu, Chủ tịch Uỷ ban kháng chiến hành chính liên khu làm Chính trị viên cùng với Xứ uỷ Trung kỳ thành lập Chiến khu 4 gồm 6 tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Ngày 15-10 trở thành ngày truyền thống của LLVT Quân khu 4.
- Ngày 25-1-1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh tổ chức các Liên khu; Chiến khu 4 đổi thành Liên khu 4.
- Ngày 24-4-1955 Liên khu uỷ khu 4 bàn giao cho Liên khu uỷ khu 5 lãnh đạo, chỉ đạo 2 tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế.
- Ngày 3-6-1957 Chủ tịch Hồ Chí Minh Ký Sắc lệnh thành lập quân khu 4; tỉnh đội Thanh Hoá được điều về Quân khu Hữu Ngạn.
- Ngày 6-4-1966 Quân uỷ Trung ương quyết định thành lập Quân khu Trị Thiên.
- Ngày 6-2-1976 Quân uỷ Trung ương, Bộ quốc phòng quyết định hợp nhất Quân khu 4 và Quân khu Trị Thiên thành Quân khu 4.
- Ngày 18-4-1976 Tỉnh đội Thanh Hoá được điều chuyển trở lại Quân khu 4.


Quân giải phóng Trị Thiên tổ chức các cuộc tập kích bất ngờ đánh thẳng vào các căn cứ quân sự của Mỹ trên vùng Nam vĩ tuyến. Ảnh: Tư liệu

2. Lực lượng vũ trang Quân khu 4 ra đời trên dải đất “Địa linh, nhân kiệt”, ngay từ đầu đã đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng
a) Dải đất “Địa linh, nhân kiệt”, địa bàn chiến lược của cả nước:
- Đây là một địa bàn hiểm yếu, kéo dài từ Tam Điệp nơi Hoàng đế Quang Trung đã hội quân để đánh thắng 20 vạn quân Thanh đến Hải Vân; địa thế dài và hẹp dần về phía Nam, nơi hẹp nhất chỉ có 50 km, địa hình phức tạp, núi non hiểm trở. Cả 6 tỉnh đều có biên giới trên bộ và biển, với tổng chiều dài 1.227,8 km đường biên giới trên bộ và 722 km bờ biển. Đây là địa bàn rất dễ chia cắt chiến lược trong các cuộc chiến tranh.
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, nơi đây đã từng bị chia cắt, điển hình là 2 cuộc chia cắt lịch sử: Thời kỳ Trịnh- Nguyễn phân tranh, lấy sông Gianh làm giới tuyến; giai đoạn 1954 - 1975 khi đế quốc Mỹ xâm lược, đất nước tạm thời chia làm 2 miền và giới tuyến tạm thời là Vĩ tuyến 17. Chính những yếu tố tự nhiên này làm cho địa bàn Khu 4 qua các thời kỳ luôn là địa bàn chiến lược quan trọng hiểm yếu của cả nước.
- Từ xa xưa dải đất khu 4 đã từng được xem là phên dậu của các triều đại phong kiến Việt Nam, là nơi phát tích của các cuộc khởi nghĩa, các phong trào cứu nước của cha ông ta xưa khi tổ quốc bị rơi vào tay quân xâm lược. Đây là dải đất địa linh nhân kiệt. Thời nào, cũng có những anh hùng hào kiệt:
+Triệu Thị Trinh cùng anh trai là Triệu Quốc Đạt chống quân Ngô thế kỷ thứ 3, Mai Thúc Loan (Mai Hắc Đế) đánh quân Đường, Lê Lợi tụ nghĩa đánh giặc Minh…
+Trong thời kỳ thực dân Pháp xâm lược, các phong trào yêu nước đã diễn ra sôi nổi, rộng khắp ở tất cả các địa phương trên địa bàn Quân khu, tiêu biểu như: Phong trào Đông Du của Cụ Phan Bội Châu, các cuộc khởi nghĩa của Lê Trực (Quảng Bình), Trần Tấn, Đặng Như Mai (Nghệ An), Đinh Công Tráng (Thanh Hoá) và Phong trào Cần Vương của Cụ Phan Đình Phùng tại vùng núi Hương Khê/ Hà Tĩnh….
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)