PPNCKT
Chia sẻ bởi Mai Thành Nguyễn |
Ngày 26/04/2019 |
464
Chia sẻ tài liệu: PPNCKT thuộc Toán học
Nội dung tài liệu:
Họ và tên: Mai Thành nguyễn TỔNG KẾT NGHIÊM CỨU
MSSV: B1202437
ẢNH HƯỞNG CỦA TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN ĐỐI VỚI THU NHẬP CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung
Phân tích mức độ ảnh hưởng của trình độ học vấn đến thu nhập của người lao động ở ĐBSCL, từ đó ước tính phần thu nhập tăng thêm do giáo dục mang lại.
Mục tiêu cụ thể
Mô tả tổng quát hiện trạng về trình độ học vấn và thu nhập của người lao động ở ĐBSCL,
Xác định mức độ ảnh hưởng của trình độ học vấn đến thu nhập của người lao động,
Đề xuất các giải pháp làm tăng thu nhập của người lao động và cung cấp cơ sở cho việc phân tích lợi ích – chi phí của những dự án nâng cao trình độ học vấn ở ĐBSCL.
Lược khảo tài liệu
Nhìn chung, chủ đề nghiên cứu này được thực hiện rất phổ biến ở các nước phát triển để đánh giá lợi ích của hệ thống giáo dục. Tuy nhiên, ở Việt Nam, đây vẫn còn là chủ để mới mẻ. Theo hiểu biết của tác giả, những nghiên cứu đã được thực hiện trong nước có thể được trình bày dưới đây:
Đề tài “Ước lượng suất sinh lợi của việc đi học ở Việt Nam” do Nguyễn Xuân Thành thực hiện năm 2006. Tác giả đã sử dụng phương pháp "khác biệt trong khác biệt" (difference-in-difference) để ước lượng tác động của một năm đi học tăng thêm do cải cách chương trình giáo dục phổ thông đến tiền lương của người học. Sự thay đổi qui định nhà nước trong hệ thống giáo dục mang lại một cơ sở để ước lượng suất sinh lợi của việc đi học phổ thông ở Việt Nam, đồng thời tránh được vấn đề năng lực bẩm sinh khác nhau. Dựa trên Điều tra Mức sống Dân cư Việt Nam năm 2002, tác giả ước lượng rằng việc qui định tăng thêm một năm học phổ thông làm tăng tiền lương của người lao động đã tốt nghiệp trung học phổ thông thêm 11,43%.
Moock và cộng sự (2003), với nghiên cứu: “Education and earnings in a transition economy: the case of Vietnam”, ước lượng suất sinh lợi từ việc đi học của người dân Việt Nam trong nền kinh tế thị trường. Thông qua việc phân tích số liệu của cuộc Điều tra Mức sống Dân cư Việt Nam lần đầu tiên (1992 – 1993), tác giả ước lượng giá trị tăng thêm trong tiền lương do giáo dục tiểu học và đại học mang lại trung bình là 13% và 11%, nhưng đối với trung học và dạy nghề chỉ ở mức 4 – 5%. Đối với giáo dục đại học tiền lương sẽ cao hơn cho phái nữ (12%) và nam giới (10%).
Do có rất nhiều nghiên cứu cùng thể loại trên thế giới nên ở đây, tác giả chỉ lược khảo một số nghiên cứu quan trọng có ảnh hưởng đến việc xây dựng phương pháp nghiên cứu của đề tài này.
Mincer (1974) sử dụng phương pháp bình phương tối thiểu để ước lượng hàm hồi quy tuyến tính, trong đó sử dụng logarithm tự nhiên của thu nhập làm biến phụ thuộc và số năm đi học cũng như số năm kinh nghiệm và bình phương của nó làm các biến độc lập. Hệ số ước lượng cho số năm đi học cho ta biết phần trăm gia tăng của tiền lương khi thời gian đi học tăng thêm một năm. Thông qua giả định rằng các cá nhân không khác nhau về năng lực bẩm sinh. Từ đó, hệ số ước lượng cho số năm đi học có thể được lý giải là suất sinh lợi của việc đi học. Hệ số ước lượng cho số năm công tác xác định tác động ước tính của kinh nghiệm tích lũy theo thời gian đối với tiền lương. Hệ số dương của biến số năm kinh nghiệm và hệ số âm của biến số năm kinh nghiệm bình phương có nghĩa là gia tăng kinh nghiệm giúp làm tăng tiền lương nhưng với tốc độ giảm dần.
Borjas (2005) ghi nhận rằng giá trị ước lượng thống nhất về suất sinh lợi từ đi học ở Hoa Kỳ dựa trên hàm thu nhập của Mincer là xấp xỉ 9% trong thập niên 90.
Psacharopoulos (1994) sử dụng số liệu quốc tế để ước lượng hệ số của biến số năm đi học. Trong khi giá trị ước lượng hệ số bình quân của các nước phát triển là 6,8%, hệ số ước lượng của các nước đang phát triển ở châu Á và châu Mỹ Latin lần lượt là 9,6% và 12,4%.
Một số nghiên cứu gần đây tập trung vào việc tìm cách kiểm soát vấn đề năng lực bẩm sinh vốn không thể quan sát được này. Sử dụng số bốc thăm ngẫu nhiên để gọi đi quân dịch trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam như một biến công cụ, Angrist và Alan Krueger (1992) ước lượng rằng một năm đi học tăng thêm do phục vụ quân ngũ gây ra sẽ dẫn đến tăng thêm 6,6% thu nhập. Duflo
MSSV: B1202437
ẢNH HƯỞNG CỦA TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN ĐỐI VỚI THU NHẬP CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung
Phân tích mức độ ảnh hưởng của trình độ học vấn đến thu nhập của người lao động ở ĐBSCL, từ đó ước tính phần thu nhập tăng thêm do giáo dục mang lại.
Mục tiêu cụ thể
Mô tả tổng quát hiện trạng về trình độ học vấn và thu nhập của người lao động ở ĐBSCL,
Xác định mức độ ảnh hưởng của trình độ học vấn đến thu nhập của người lao động,
Đề xuất các giải pháp làm tăng thu nhập của người lao động và cung cấp cơ sở cho việc phân tích lợi ích – chi phí của những dự án nâng cao trình độ học vấn ở ĐBSCL.
Lược khảo tài liệu
Nhìn chung, chủ đề nghiên cứu này được thực hiện rất phổ biến ở các nước phát triển để đánh giá lợi ích của hệ thống giáo dục. Tuy nhiên, ở Việt Nam, đây vẫn còn là chủ để mới mẻ. Theo hiểu biết của tác giả, những nghiên cứu đã được thực hiện trong nước có thể được trình bày dưới đây:
Đề tài “Ước lượng suất sinh lợi của việc đi học ở Việt Nam” do Nguyễn Xuân Thành thực hiện năm 2006. Tác giả đã sử dụng phương pháp "khác biệt trong khác biệt" (difference-in-difference) để ước lượng tác động của một năm đi học tăng thêm do cải cách chương trình giáo dục phổ thông đến tiền lương của người học. Sự thay đổi qui định nhà nước trong hệ thống giáo dục mang lại một cơ sở để ước lượng suất sinh lợi của việc đi học phổ thông ở Việt Nam, đồng thời tránh được vấn đề năng lực bẩm sinh khác nhau. Dựa trên Điều tra Mức sống Dân cư Việt Nam năm 2002, tác giả ước lượng rằng việc qui định tăng thêm một năm học phổ thông làm tăng tiền lương của người lao động đã tốt nghiệp trung học phổ thông thêm 11,43%.
Moock và cộng sự (2003), với nghiên cứu: “Education and earnings in a transition economy: the case of Vietnam”, ước lượng suất sinh lợi từ việc đi học của người dân Việt Nam trong nền kinh tế thị trường. Thông qua việc phân tích số liệu của cuộc Điều tra Mức sống Dân cư Việt Nam lần đầu tiên (1992 – 1993), tác giả ước lượng giá trị tăng thêm trong tiền lương do giáo dục tiểu học và đại học mang lại trung bình là 13% và 11%, nhưng đối với trung học và dạy nghề chỉ ở mức 4 – 5%. Đối với giáo dục đại học tiền lương sẽ cao hơn cho phái nữ (12%) và nam giới (10%).
Do có rất nhiều nghiên cứu cùng thể loại trên thế giới nên ở đây, tác giả chỉ lược khảo một số nghiên cứu quan trọng có ảnh hưởng đến việc xây dựng phương pháp nghiên cứu của đề tài này.
Mincer (1974) sử dụng phương pháp bình phương tối thiểu để ước lượng hàm hồi quy tuyến tính, trong đó sử dụng logarithm tự nhiên của thu nhập làm biến phụ thuộc và số năm đi học cũng như số năm kinh nghiệm và bình phương của nó làm các biến độc lập. Hệ số ước lượng cho số năm đi học cho ta biết phần trăm gia tăng của tiền lương khi thời gian đi học tăng thêm một năm. Thông qua giả định rằng các cá nhân không khác nhau về năng lực bẩm sinh. Từ đó, hệ số ước lượng cho số năm đi học có thể được lý giải là suất sinh lợi của việc đi học. Hệ số ước lượng cho số năm công tác xác định tác động ước tính của kinh nghiệm tích lũy theo thời gian đối với tiền lương. Hệ số dương của biến số năm kinh nghiệm và hệ số âm của biến số năm kinh nghiệm bình phương có nghĩa là gia tăng kinh nghiệm giúp làm tăng tiền lương nhưng với tốc độ giảm dần.
Borjas (2005) ghi nhận rằng giá trị ước lượng thống nhất về suất sinh lợi từ đi học ở Hoa Kỳ dựa trên hàm thu nhập của Mincer là xấp xỉ 9% trong thập niên 90.
Psacharopoulos (1994) sử dụng số liệu quốc tế để ước lượng hệ số của biến số năm đi học. Trong khi giá trị ước lượng hệ số bình quân của các nước phát triển là 6,8%, hệ số ước lượng của các nước đang phát triển ở châu Á và châu Mỹ Latin lần lượt là 9,6% và 12,4%.
Một số nghiên cứu gần đây tập trung vào việc tìm cách kiểm soát vấn đề năng lực bẩm sinh vốn không thể quan sát được này. Sử dụng số bốc thăm ngẫu nhiên để gọi đi quân dịch trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam như một biến công cụ, Angrist và Alan Krueger (1992) ước lượng rằng một năm đi học tăng thêm do phục vụ quân ngũ gây ra sẽ dẫn đến tăng thêm 6,6% thu nhập. Duflo
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Mai Thành Nguyễn
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)