PPday tiet bai tap

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Kiều Oanh | Ngày 23/10/2018 | 19

Chia sẻ tài liệu: PPday tiet bai tap thuộc Sinh học 6

Nội dung tài liệu:

SINH HOC
Phương pháp dạy tiết bài tập
KÍNH CHÀO QUÍ THẦY CÔ
VỀ THAM DỰ CHUYÊN ĐỀ MÔN SINH HỌC
Phòng giáo dục đào tạo Quy nhơn
Chuyên đề
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
TIẾT BÀI TẬP
SINH HỌC
I. Lý do thực hiện chuyên đề .
II.Vai trò của bài tập trong giảng dạy môn Sinh học .
III. Sử dụng bài tập trong giảng dạy môn Sinh học
IV. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY TIẾT BÀI TẬP SINH HỌC .
Như vậy sử dụng bài tập là loại phương pháp hoàn thiện kiến thức : Khâu hoàn thiện kiến thức bao gồm việc ôn tập, củng cố, luyện tập vận dụng, rèn luyện kĩ năng kĩ xảo.
Căn cứ vào mục đích sư phạm, người ta phân biệt 3 loại phương pháp dạy học :
Loại phương pháp nghiên cứu nội dung mới
Loại phương pháp hoàn thiện củng cố
Loại phương pháp kiểm tra đánh giá sử dụng
Việc hoàn thiện, củng cố kiến thức thường được tiến hành sau khâu dạy bài mới, vào cuối tiết học trong công tác ngoại khoá, cuối chương, cuối học kì hay cuối năm học.
Khi thực hiện cũng sử dụng các phương pháp dùng lời, trực quan và thực hành nhưng có biến đổi các dạng cho phù hợp với nhiệm vụ hoàn thiện kiến thức.
I. Lý do thực hiện chuyên đề
II.Vai trò của bài tập trong giảng dạy môn Sinh học
Các bài tập Sinh học có vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức để giải thích các vấn đề thực tiễn .
Khi lựa chọn các bài tập, cần phải xác định mục đích sư phạm của mỗi bài : giúp học sinh hoàn thiện kiến thức gì, giáo dục kĩ năng tri thức và kĩ xảo nào.
Bài tập được xếp trong hệ thống phương pháp giảng dạy : phương pháp luyện tập : phương pháp này được coi là một trong các phương pháp quan trọng để nâng cao chất lượng giảng dạy các bộ môn .
Mặt khác giải bài tập là một phương pháp học tập tích cực : Một học sinh có kinh nghiệm là học sinh sau khi học bài xong, chưa vừa lòng với các hiểu biết của mình và chỉ yên tâm sau khi đã tự mình giải được các bài tập, vận dụng các kiến thức đã học để giải được các bài tập .
III. Sử dụng bài tập trong giảng dạy môn Sinh học
Trong tiết dạy sử dụng bài tập : Tương tự việc sử dụng thí nghiệm, bài tập sinh học có thể được dùng như một bài toán nhận thức, đặt ra vấn đề mới mà khi giải xong học sinh sẽ lĩnh hội kiến thức mới. Nhưng bài tập được sử dụng phổ biến hơn trong khâu hoàn thiện như một bài thực hành vận dụng hoặc hệ thống hoá kiến thức đã học hoặc nhằm rèn luyện một kĩ năng nào đó về tư duy hay về phương pháp .
Ví dụ : Ở Sinh học 7, Ôn tập các lớp động vật có xương sống bằng bài tập so sánh đặc điểm cấu tạo các hệ cơ quan.
III. Sử dụng bài tập trong giảng dạy môn Sinh học.
Ở Sinh học 9: Giải bài tập di truyền .
Khi học về quy luật phân li độc lập trong khâu nghiên cứu nội
dung mới : Học sinh đã được tìm hiểu kết quả ở F1 và F2 khi lai cặp bố
mẹ có kiểu gen AABB  aabb thì trong khâu hoàn thiện kiến thức giáo
viên có thể yêu cầu học sinh giải bài tập với : P có kiểu gen là DDtt 
ddTT thì kết quả sẽ ra sao ?
Trong dạy học Sinh học, vấn đề bài tập chưa được quan tâm đúng mức, thường nghèo nàn về hình thức, ít đòi hỏi tư duy sáng tạo nên học sinh không thích lắm. Vì vậy giáo viên nên sưu tầm và xây dựng những bài tập nhằm :
Sử dụng thành thạo khái niệm, định luật sinh học đã học.
Vận dụng các khái niệm sinh học trong những điều kiện tương tự như bài học, có biến đổi nhiều dạng khác nhau.
Hướng dẫn học sinh nắm vững khái niệm đã học theo một phương pháp mới .
Dẫn dắt học sinh đi tới khái niệm mới hoặc mở rộng nội hàm khái niệm đã học.
IV. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY TIẾT
BÀI TẬP.
+ Thảo luận những vấn đề khó để tổng kết rút ra kết luận khái quát.
Các giai đoạn chính của bài lên lớp hoàn thiện tri thức gồm :
+ Bài toán nhận thức
+ Ôn tập những nội dung chính đã học, hướng vào việc làm rõ các khái niệm đại cương.
+ Hệ thống hoá và mở rộng kiến thức .
IV. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY TIẾT
BÀI TẬP SINH HỌC
Như vậy cấu trúc bài lên lớp hoàn thiện tri thức là giống nhau, nhưng sự thực hiện các bước có thể khác nhau tuỳ thuộc chủ yếu vào các phương pháp được sử dụng :
+ Nếu sử dụng phương pháp dùng lời là chủ yếu thì nêu hệ thống câu hỏi nhiều dạng khác nhau, phát hiện vốn tri thức đã có ở học sinh, hướng sự tái hiện kiến thức vào những vấn đề trọng tâm. Từ đó, yêu cầu học sinh gia công các kiến thức sự kiện để hình thành các khái niệm, quy luật sinh học, các nguyên lí.
Ví dụ : Hoàn thiện kiến thức : Chương lá ở Sinh học 6 hay Chương hệ tiêu hoá ở Sinh học 8 .
+ Nếu sử dụng các bài toán, bài tập thì từng học sinh thực hiện, sau đó yêu cầu một số học sinh trình bày lời giải trước lớp, dưới sự chỉ đạo của giáo viên cả lớp góp ý kiến và cuối cùng hoàn chỉnh lời giải. Vì vậy giáo viên cần chọn những bài tập mang tính tổng hợp trong lời giải, yêu cầu đề cập đến nhiều khái niệm, quy luật cơ bản .
Ví dụ : Bài hoàn thiện tri thức tổng kết các quy luật di truyền của MenĐen
IV. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY TIẾT
BÀI TẬP.
Để hoàn tiện tri thức, giáo viên tổ chức tổng kết, hệ thống hoá bằng bài toán nhận thức và có thể tiến hành bài lên lớp như sau :
Sự hoàn thiện kiến thức về các quy luật di truyền của
MenĐen cần đạt được:
+ Học sinh viết được các công thức lai thể hiện mối quan hệ giữa sự di truyền các tính trạng với sự vận động có quy luật của vật chất di truyền (các gen trên nhiễm sắc thể).
+ Giải được các bài tập di truyền, trên cơ sở phân tích, lập luận mối quan hệ nhân – quả giữa sự vận động của vật chất di truyền với sự di truyền các tính trạng tương ứng
IV. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY TIẾT
BÀI TẬP
Giáo viên cho một học sinh lên bảng trình bày lời giải, cả lớp theo dõi, từng em đối chiếu với bài giải của mình để bổ sung, sửa chữa và góp ý kiến. Dưới sự chỉ đạo của giáo viên, cả lớp thảo luận và hoàn thiện lời giải.
Ví dụ: Ở cà chua, gen D quy định màu quả đỏ, gen d được quy định màu quả vàng, gen T quy định dạng quả tròn, gen t quy định dạng quả bầu dục. Hai cặp gen này nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể khác nhau.
a) Xác định sự phân tính ở F2 khi lai 2 cây cà chua thuần chủng quả đỏ, tròn và quả vàng, bầu dục.
b) Cho biết tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình khi giao phấn cà chua quả đỏ, tròn với cà chua quả vàng, bầu dục.
IV. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY TIẾT
BÀI TẬP.
IV. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY TIẾT
BÀI TẬP SINH HỌC

Câu 1) Trong trường hợp các gen trội hoàn toàn thì những kiểu gen nào dưới đây có chung kiểu hình:
a) AaBb và AaBB
b) AABB và AAbb
c) Aabb và aabb
d) AaBb và aabb
a) AaBb và AaBB
IV. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY TIẾT
BÀI TẬP SINH HỌC
Câu 2) Thế nào là hiện tượng đồng tính ở F1 ?
d) Cơ thể lai có kiểu hình lặn
a) Các cơ thể lai F1 có kiểu hình đồng nhất
b) Các cơ thể lai F1 có kiểu gen đồng nhất
c) Tính trội át tính lặn ở các cơ thể lai F1
a)
Tính trạng lặn là gì ?
IV. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY TIẾT
BÀI TẬP SINH HỌC
d) Tính trạng biểu hiện trung gian
a) Tính trạng không biểu hiện ở cơ thể dị hợp tử về cặp gen quy định tính trạng đó
b) Tính trạng không biểu hiện ở cơ thể lai
c) Tính trạng không biểu hiện ở F1

c) Tính trạng không biểu hiện ở F1



C�âu 3)
IV. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY TIẾT
BÀI TẬP SINH HỌC
Câu 4 ) Thế nào là hiện tượng phân tính ở F2 ?
a) F2 có những cá thể mang tính trạng lặn xen lẫn những cá thể mang tính trạng trội
c) F2 có những cá thể giống bố xen lẫn với những cá thể giống mẹ.
b) Kiểu hình của các cá thể F2 đồng nhất.
d) Kiểu hình F2 mang tính trạng trung gian
?
IV. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY TIẾT
BÀI TẬP SINH HỌC
Câu 5 ) Sử dụng phép lai phân tích để :
c) Xác định tính trạng trội, tính trạng lặn
d) Xác định các cá thể thuần chủng
a) Kiểm tra cơ thể có kiểu hình trội mang cặp nhân tố di truyền đồng hợp hay dị hợp tử
b)Xác định cá thể có kiểu hình trội không hoàn toàn
a) Kiểm tra cơ thể có kiểu hình trội mang cặp nhân tố di truyền đồng hợp hay dị hợp tử
GOOD BYE
SEE YOU AGAIN
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Kiều Oanh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)