PPCTmới 2010 - 2011
Chia sẻ bởi Trần Văn Thoại |
Ngày 23/10/2018 |
45
Chia sẻ tài liệu: PPCTmới 2010 - 2011 thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
A. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG KHUNG PPCT CẤP THCS
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1. Về Khung phân phối chương trình
2. Về phân phối chương trình dạy học tự chọn
1. Tổ chức dạy học
- Thời lượng môn Sinh học lớp 6, 7, 8, 9 đều là 70 tiết.
– Dạy đủ số tiết thực hành của từng chương và của cả năm học. Trong điều kiện có thể, các trường nên bố trí các tiết thực hành vào 1 buổi để tạo thuận lợi cho giáo viên và học sinh.
– Các nội dung lí thuyết và thực hành phải được dạy học theo đúng trình tự ghi trong phân phối chương trình do Sở GDĐT quy định cụ thể dựa trên khung phân phối chương trình của Bộ GDĐT. Chú ý, ở lớp 6 có những bài mà nội dung thực hành thí nghiệm có ngay trong giờ học lí thuyết.
– Cuối mỗi học kì, có 1 tiết ôn tập, 1 tiết kiểm tra học kì.
– Một số tiết Bài tập, Ôn tập, Sở GDĐT không quy định nội dung cụ thể, các trường THCS cần căn cứ tình hình thực tế và căn cứ vào chuẩn kiến thức kĩ năng do Bộ GDĐT ban hành để định ra những nội dung cho các tiết Bài tập, Ôn tập đảm bảo truyền đạt đủ các kiến thức, kĩ năng theo yêu cầu. Nên lựa chọn, xây dựng nội dung cho các tiết Bài tập và Ôn tập nhằm củng cố kiến thức hay rèn luyện kĩ năng, hình thức có thể là làm bài tập trên lớp học và ra bài tập cho học sinh làm thêm ở nhà.
– Tuỳ tình hình thực tế, có thể kéo dài hoặc rút ngắn thời lượng giảng dạy đã được phân cho một nội dung nào đó (thời lượng thực hành không được rút ngắn). Tuy nhiên, việc kéo dài hoặc rút ngắn vẫn phải đảm bảo dạy đủ các nội dung đúng thời gian khi kết thúc học kì.
– Đối với các học sinh giỏi, giáo viên chọn các bài đọc thêm trong sách giáo khoa, xây dựng thêm các Bài tập và thực hành, để củng cố, hệ thống và nhất là chuẩn xác hoá các kiến thức, kĩ năng theo yêu cầu. Đồng thời trong tiết Bài tập và thực hành giáo viên nên phân loại, chia nhóm, bố trí chỗ ngồi để học sinh có thể giúp đỡ nhau nâng cao hiệu quả của tiết học.
- Cần triển khai thực hiện việc tích hợp nội dung Giáo dục môi trường; Giáo dục bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; Giáo dục sử dụng tiết kiệm năng lượng vào bài học.
– Ở một số nội dung, việc học lí thuyết sẽ hiệu quả hơn nếu sử dụng máy vi tính, phần mềm, tranh, ảnh, sơ đồ trực quan. Các trường cần có kế hoạch bồi dưỡng giáo viên và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học sinh học.
2. Kiểm tra, đánh giá
Phải thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá theo hướng dẫn của Bộ GDĐT, khi ra đề kiểm tra (dưới 1 tiết, 1 tiết, học kì) phải bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng của Chương trình.
Giáo viên có thể tính điểm bình quân các bài thực hành trong mỗi học kì hoặc lấy điểm bài đạt điểm cao nhất của học sinh nhưng phải đảm bảo mỗi học kì có ít nhất một điểm. Sau mỗi tiết Bài tập và thực hành phải có đánh giá và cho điểm. Phải dùng điểm này làm ít nhất 1 điểm (hệ số 1) trong các điểm để xếp loại học lực của học sinh.
– Phải đảm bảo thực hiện đúng, đủ các tiết kiểm tra, kiểm tra thực hành, kiểm tra học kì như trong PPCT.
– Phải đánh giá được cả kiến thức, kĩ năng, cả lí thuyết và thực hành và phải theo nội dung, mức độ yêu cầu được quy định trong chương trình môn học.
– Việc kiểm tra học kì phải được thực hiện ở cả hai nội dung lí thuyết và thực hành. Tỉ lệ điểm phần lí thuyết và điểm phần thực hành của bài kiểm tra học kì có thể cân đối: lí thuyết 50-60% và thực hành 40-50%. Giáo viên tự lựa chọn một trong hai tỉ lệ nêu trên cho phù hợp với tình hình thực tế. Việc kiểm tra học kì có thể được tiến hành theo một trong hai cách sau:
+ Cách 1: Nếu có đủ điều kiện, thì tiến hành kiểm tra cả lí thuyết và thực hành trong tiết kiểm tra học kì. Giáo viên tự phân chia hợp lí thời lượng của tiết kiểm tra học kì cho phần lí thuyết và phần thực hành (kiểm tra thực hành trên giấy).
+ Cách 2: Trong tiết kiểm tra học kì chỉ kiểm tra và lấy điểm phần lí thuyết, còn điểm phần thực hành được lấy bằng cách tính trung bình điểm các bài thực hành trong học kì.
– Do đặc trưng của môn học, giáo viên cần sử dụng hình thức trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Giáo viên cần phối hợp cả 2 hình thức để kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.
A. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG KHUNG PPCT CẤP THCS
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1. Về Khung phân phối chương trình
2. Về phân phối chương trình dạy học tự chọn
1. Tổ chức dạy học
- Thời lượng môn Sinh học lớp 6, 7, 8, 9 đều là 70 tiết.
– Dạy đủ số tiết thực hành của từng chương và của cả năm học. Trong điều kiện có thể, các trường nên bố trí các tiết thực hành vào 1 buổi để tạo thuận lợi cho giáo viên và học sinh.
– Các nội dung lí thuyết và thực hành phải được dạy học theo đúng trình tự ghi trong phân phối chương trình do Sở GDĐT quy định cụ thể dựa trên khung phân phối chương trình của Bộ GDĐT. Chú ý, ở lớp 6 có những bài mà nội dung thực hành thí nghiệm có ngay trong giờ học lí thuyết.
– Cuối mỗi học kì, có 1 tiết ôn tập, 1 tiết kiểm tra học kì.
– Một số tiết Bài tập, Ôn tập, Sở GDĐT không quy định nội dung cụ thể, các trường THCS cần căn cứ tình hình thực tế và căn cứ vào chuẩn kiến thức kĩ năng do Bộ GDĐT ban hành để định ra những nội dung cho các tiết Bài tập, Ôn tập đảm bảo truyền đạt đủ các kiến thức, kĩ năng theo yêu cầu. Nên lựa chọn, xây dựng nội dung cho các tiết Bài tập và Ôn tập nhằm củng cố kiến thức hay rèn luyện kĩ năng, hình thức có thể là làm bài tập trên lớp học và ra bài tập cho học sinh làm thêm ở nhà.
– Tuỳ tình hình thực tế, có thể kéo dài hoặc rút ngắn thời lượng giảng dạy đã được phân cho một nội dung nào đó (thời lượng thực hành không được rút ngắn). Tuy nhiên, việc kéo dài hoặc rút ngắn vẫn phải đảm bảo dạy đủ các nội dung đúng thời gian khi kết thúc học kì.
– Đối với các học sinh giỏi, giáo viên chọn các bài đọc thêm trong sách giáo khoa, xây dựng thêm các Bài tập và thực hành, để củng cố, hệ thống và nhất là chuẩn xác hoá các kiến thức, kĩ năng theo yêu cầu. Đồng thời trong tiết Bài tập và thực hành giáo viên nên phân loại, chia nhóm, bố trí chỗ ngồi để học sinh có thể giúp đỡ nhau nâng cao hiệu quả của tiết học.
- Cần triển khai thực hiện việc tích hợp nội dung Giáo dục môi trường; Giáo dục bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; Giáo dục sử dụng tiết kiệm năng lượng vào bài học.
– Ở một số nội dung, việc học lí thuyết sẽ hiệu quả hơn nếu sử dụng máy vi tính, phần mềm, tranh, ảnh, sơ đồ trực quan. Các trường cần có kế hoạch bồi dưỡng giáo viên và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học sinh học.
2. Kiểm tra, đánh giá
Phải thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá theo hướng dẫn của Bộ GDĐT, khi ra đề kiểm tra (dưới 1 tiết, 1 tiết, học kì) phải bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng của Chương trình.
Giáo viên có thể tính điểm bình quân các bài thực hành trong mỗi học kì hoặc lấy điểm bài đạt điểm cao nhất của học sinh nhưng phải đảm bảo mỗi học kì có ít nhất một điểm. Sau mỗi tiết Bài tập và thực hành phải có đánh giá và cho điểm. Phải dùng điểm này làm ít nhất 1 điểm (hệ số 1) trong các điểm để xếp loại học lực của học sinh.
– Phải đảm bảo thực hiện đúng, đủ các tiết kiểm tra, kiểm tra thực hành, kiểm tra học kì như trong PPCT.
– Phải đánh giá được cả kiến thức, kĩ năng, cả lí thuyết và thực hành và phải theo nội dung, mức độ yêu cầu được quy định trong chương trình môn học.
– Việc kiểm tra học kì phải được thực hiện ở cả hai nội dung lí thuyết và thực hành. Tỉ lệ điểm phần lí thuyết và điểm phần thực hành của bài kiểm tra học kì có thể cân đối: lí thuyết 50-60% và thực hành 40-50%. Giáo viên tự lựa chọn một trong hai tỉ lệ nêu trên cho phù hợp với tình hình thực tế. Việc kiểm tra học kì có thể được tiến hành theo một trong hai cách sau:
+ Cách 1: Nếu có đủ điều kiện, thì tiến hành kiểm tra cả lí thuyết và thực hành trong tiết kiểm tra học kì. Giáo viên tự phân chia hợp lí thời lượng của tiết kiểm tra học kì cho phần lí thuyết và phần thực hành (kiểm tra thực hành trên giấy).
+ Cách 2: Trong tiết kiểm tra học kì chỉ kiểm tra và lấy điểm phần lí thuyết, còn điểm phần thực hành được lấy bằng cách tính trung bình điểm các bài thực hành trong học kì.
– Do đặc trưng của môn học, giáo viên cần sử dụng hình thức trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Giáo viên cần phối hợp cả 2 hình thức để kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Văn Thoại
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)